5. Kết cấu của đề tài
4.2.1. Cân đối nguồn vốn huy động và cho vay
Công tác huy động vốn là hết sức quan trọng với hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng, sản phẩm của nó là tiền đề cho công tác sử dụng vốn. Vì vậy trên cơ sở yêu cầu sử dụng vốn, Quỹ tín dụng cần xác định quy mô, cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp, đảm bảo tính cân đối nguồn vốn huy động và cho vay. Để làm được điều đó Quỹ tín dụng cần có các biện pháp sau:
- Trong quá trình huy động vốn, Quỹ cần chú ý tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để đảm bảo tính cân đối, vì hiện này QTDND cơ sở phường Gia Cẩm đang dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng nhanh.
- Đa dạng hóa nguồn vốn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức huy động và qua nhiều kênh khác nhau. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như đa dạng các kỳ hạn gửi: không kỳ hạn, 01 tháng; 02 tháng đến 12 tháng, 24 tháng, hình thức rút gốc linh hoạt, gửi góp....với lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ. Đối với hình thức tiết kiệm gửi góp đối với các hộ có thu nhập trung bình và thấp: đặc biệt tập trung vào đối tượng cán bộ công chức, viên chức Nhà nước và các hộ tiểu thương, kỳ hạn gửi vào cũng được áp dụng linh hoạt để phù hợp với từng đối tượng. Số tiền gửi hàng tháng có thể linh động phù hợp với tính chất khoản thu nhập của các đối tượng gửi: về lãi suất, bao gồm lãi suất cố định gửi tiền lần đầu và tỷ lệ phần trăm theo sự biến động của thị trường tiền tệ. Cơ chế rút tiền và kết thúc cũng linh hoạt, đảm bảo quyền lợi cho người gửi, có như vậy mới thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
- Thường xuyên lập các báo cáo hàng tháng về tình hình nguồn vốn huy động và cho vay theo thời gian ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thấy được sự chênh lệch về nguồn vốn huy động và cho vay. Từ đó đề ra phương hướng, biện pháp để nhằm cân đối nguồn vốn huy động và cho vay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/