Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Đây là những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có tác động đến chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở mà bản thân Quỹ tín dụng không thể kiểm soát được. Do đó Quỹ tín dụng phải tìm mọi biện pháp để thích nghi và tồn tại, biết khai thác, tận dụng những yếu tố tích cực đồng thời hạn chế đến mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của những nhân tố đó đến Quỹ tín dụng. Cụ thể những nhân tố khách quan tác động đến chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng bao gồm:

- Môi trường kinh tế:

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của QTDND cơ sở có thể coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động đến chất lượng tín dụng của QTDND. Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao. Ngược lại sự thay đổi theo chiều hướng xấu sẽ làm cho chất lượng các khoản tín dụng xấu đi ngoài ý muốn.

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hoạt động trong môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó có thể trả vốn và lãi được cho QTDND. Ngược lại khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt, giá trị đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động xấu đến khả năng thu hồi công nợ của QTDND cơ sở.

- Môi trường chính trị:

Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với chất lượng tín dụng của QTDND. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả từ đó chất lượng tín dụng được nâng cao. Tuy nhiên nếu xẩy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công,…có thể dẫn đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hoá đình trệ,…). Và như vậy, những món tiền doanh nghiệp vay Quỹ tín dụng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.

- Môi trường pháp lý:

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và QTDND cơ sở nói riêng là hệ thống pháp luật. Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở.

- Môi trường cạnh tranh:

Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của QTDND. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh QTDND cơ sở luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của Quỹ tín dụng. Hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các QTDND cơ sở có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng.

- Môi trường tự nhiên:

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh… làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sản, hải sản. Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở.

- Nhân tố khách hàng:

+ Uy tín, đạo đức của người vay:

Trong quy trình tín dụng các QTDND thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên.

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của quy trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo QTDND thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,…Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho QTDND cơ sở.

Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và Quỹ tín dụng. Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, QTDND cơ sở cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng:

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ cho QTDND cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế,…thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở.

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

Là các nhân tố bên trong Quỹ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng. Đây là các nhân tố mà Quỹ tín dụng có thể kiểm soát được bao gồm:

- Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của QTDND. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, QTDND cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của Quỹ tín dụng và người vay tiền.

- Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo Quỹ tín dụng có liên quan. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng.

- Kiểm soát nội bộ:

Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi QTDND cơ sở. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của QTDND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong quy chế tín dụng cũng như quy trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tổ chức nhân sự:

Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động của một QTDND. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng, QTDND cơ sở cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng.

Trong bố trí sử dụng, người cán bộ tín dụng cần phải được sàng lọc kỹ càng và phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đổi của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho QTDND cơ sở.

- Thông tin tín dụng:

Hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, Quỹ tín dụng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng trong các quỹ tín dụng tại một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm tại các nước và một số địa phương ở Việt Nam

1.3.1.1 Kinh nghiệm tại các nước

Nguồn gốc ra đời của ngân hàng HTX bao gồm 2 loại hình: Loại ngân hàng HTX thứ nhất do những người nông dân và đông đảo người nghèo thuộc tầng lớp thị dân ở thành thị và các vùng ven đô thị cùng nhau góp vốn thành lập để hợp tác nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau có vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh (do họ không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM) vượt qua tình trạng đói nghèo. Loại ngân hàng HTX thứ hai ra đời trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập một số hợp tác xã tín dụng (HTXTD) hoặc QTDND cơ sở với nhau hoặc do chính các TCTD là HTX này cùng góp vốn thành lập để nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ, mở rộng khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, điều hòa vốn, hỗ trợ khả năng thanh khoản cho các HTXTD hoặc các QTDND thành viên; qua đó nâng cao khả năng bảo đảm an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh để hỗ trợ cho hoạt động của các thành viên ngân hàng HTX (bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các loại hình tổ chức kinh tế HTX khác) ngày một hiệu quả hơn và bền vững hơn. Từ những tổ chức đầu tiên được hình thành ở từng khu vực, từng vùng nhỏ hẹp, các tổ chức này dần dần phát triển thành các ngân hàng HTX cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời nhanh chóng trở thành phong trào lan rộng ở các nước Đức, Anh, Pháp, Italia, Hà Lan, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... Cho đến nay, các ngân hàng HTX hầu như đã hiện diện ở tất cả các nước trên thế giới. Qua lịch sử hình thành và phát triển mô hình ngân hàng HTX, có thể nói nguồn gốc hình thành và phát triển ngân hàng HTX cũng có chung nguồn gốc hình thành mô hình HTXTD và QTDND, nhưng đây là loại hình TCTD hợp tác có quy mô lớn hơn và trình độ phát triển ở cấp độ cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng HTX ở CHLB Đức là một trong những mô hình phát triển thành công nhất; đồng thời đây cũng là một trong những mô hình được chúng ta nghiên cứu kết hợp với mô hình QTD Desjardins Canada để áp dụng vào điều kiện thực tiễn hoàn thiện và phát triển mô hình hệ thống TCTD là HTX ở Việt Nam.

- Mô hình ngân hàng hợp tác xã ở Cộng hòa Liên bang Đức:

Cộng hòa Liên bang Đức là “cái nôi” của phong trào HTXTD (nay được gọi là Ngân hàng HTX). Vào năm 1849, Friedrich Raiffeisen và Hermann Schulz - Delitzch đã sáng lập ra những HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đầu tiên ở CHLB Đức; tiếp đó năm 1854, các HTXTD đầu tiên đã được thành lập nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cho những người lao động nhỏ và các HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói trên. Cùng trong giai đoạn này, các ngân hàng HTX cơ sở đầu tiên đã được thành lập ở các vùng đô thị. Do đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng và được sự ủng hộ của những người nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và những người lao động sản xuất nhỏ, loại hình HTXTD và ngân hàng HTX đã mau chóng lan rộng khắp nước Đức. Tới năm 1864, Hiệp hội HTXTD và Ngân hàng HTX vùng Heddesdorf (vùng khởi phát các HTXTD đầu tiên) đã được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ sự phát triển của các HTXTD và các ngân hàng HTX cơ sở. Tiếp đó, năm 1872, các ngân hàng HTX khu vực bắt đầu được thành lập nhằm mục tiêu điều hoà vốn và thực hiện các giao dịch thanh toán cho các HTXTD và ngân hàng HTX cơ sở cũng như các loại hình kinh tế HTX khác trong từng khu vực và năm 1895, Ngân hàng HTX TW Đức đã được thành lập ở Berlin nhằm mục tiêu hỗ trợ như trên cho các ngân hàng HTX cơ sở và ngân hàng HTX khu vực (tuy nhiên, trong thời gian đầu, Ngân hàng HTX TW chỉ mới hoạt động ở phạm vi một bang và dần dần mới phát triển quy mô hoạt động ở cấp liên bang). Tới năm 1907, ở Đức đã có

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 28)