5. Kết cấu của đề tài
4.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Sau khi cho vay xong, Quỹ tín dụng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Quỹ tín dụng sẽ không nắm được thời điểm khi khách hàng bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện thì đã quá muộn. Chính điều này đã làm nảy sinh nợ quá hạn. Do đó Quỹ tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dụng luôn phải đảm bảo nắm chắc được tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc được khoản cho vay đó đang sử dụng thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay. Quỹ tín dụng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin và kết quả kinh doanh kèm theo với số tiền trả nợ định kỳ, đồng thời phải thường xuyên đi thực tế để tìm hiểu tình hình hoạt động của khách hàng. Đối với các khoản nợ gốc lớn trước khi đến hạn Quỹ tín dụng cần có sự nhắc nhở xem liệu khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện khách hàng không có khả năng trả nợ thì Quỹ tín dụng cần điều tra ngay và đưa ra các biện pháp kịp thời.
Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, Quỹ tín dụng cần phải tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Quỹ tín dụng cần thực hiện việc kiểm tra lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ...để chắc chắn rằng hợp đồng tín dụng đã được bảo đảm về mặt nội bộ. Ban kiểm soát cần tiến hành họp hàng tháng để phản ánh kết quả công tác của từng thành viên theo nhiệm vụ được phân công và bàn biện pháp triển khai các công việc của tháng tiếp theo. Ngoài việc kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của Quỹ, Ban kiểm soát còn phối hợp cùng Ban điều hành đôn đốc thu hồi những món nợ chậm trả lãi, gốc, nợ quá hạn nhằm đảm bảo an toàn vốn vay của Quỹ.