Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 50)

5. Kết cấu của đề tài

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải đáp các câu hỏi sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là gì?

- Thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm như thế nào?

-

?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia Cẩm qua 3 năm 2012, 2013 và 2014. Dữ liệu này bao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Bảng cân đối kế toán.

- Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.

- Các thông tin chung về QTDND cơ sở phường Gia Cẩm như: lịch sử hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức.

Ngoài ra, đề tài còn tham khảo thêm các thông tin từ các thông tin đại chúng như bài báo của các tác giả có liên quan đến chất lượng tín dụng của QTDND ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, các văn bản, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra thực tế tại địa bàn tỉnh Phú Thọ với số lượng (50 mẫu) gồm các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, cá nhân… Sử dụng phương pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra. Đồng thời, thông tin sơ cấp cũng được thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu cán bộ đang làm việc tại Quỹ tín dụng nhân dân phường Gia Cẩm, một số chi nhánh trực thuộc và các chuyên gia khác.

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại QTDND phường Gia Cẩm và toàn thành phố Việt Trì

- Mẫu: Điều tra trên 50 khách hàng tại phường Gia Cẩm và Tân Dân - Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng là doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, cá nhân vay vốn tại QTDND cơ sở phường Gia Cẩm.

+ Nội dung để phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi, điều tra phản hồi của khách hàng về QTDND cơ sở phường Gia Cẩm để thấy được thực trạng chất lượng tín dụng của Quỹ thông qua một số nội dung chủ yếu như ý kiến của khách hàng về thái độ phục vụ của cán bộ, niềm tin của khách hàng về Quỹ, các dịch vụ do Quỹ cung cấp, sự quan tâm của Quỹ đối với các khách hàng như thế nào, việc kiểm tra kiểm soát sau vay của Quỹ tín dụng…

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Để xử lý dữ liệu thu thập được, luận văn sử dụng kỹ thuật so sánh: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Các số liệu được dùng để phân tích bao gồm các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, nợ xấu.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối được sử dụng để so sánh lượng tăng giảm tuyệt đối ở năm được tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu. Phương pháp này có ưu điểm là thấy được lượng tăng giảm tuyệt đối nhưng có nhược điểm là không chỉ ra được tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu như thế nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phương pháp so sánh số tương đối được dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, tuy nhiên lại không thấy được lượng tăng giảm tuyệt đối

Vì vậy việc kết hợp cả 2 phương pháp sẽ cho ta thấy rõ hơn được lượng tăng giảm và tốc độ tăng giảm từ đó thấy được nguyên nhân sự thay đổi của các chỉ tiêu này và có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Ngoài ra với những nội dung nghiên cứu là phân tích thực trạng tín dụng đề tài sử dụng phương pháp ma trận S-W-O-T để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ đó đưa ra được nhưng giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng.

Riêng đối với phiếu điều tra tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý dữ liệu thông qua việc tính toán số phiếu mỗi phương án khách hàng lựa chọn trên tổng số phiếu, từ đó tính tỷ lệ % ý kiến của khách hàng về thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ, từ đó thấy được những mặt đạt được để tiếp tục phát huy và những mặt còn tồn tại, hạn chế để tìm ra giải pháp khắc phục.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:

2.3.1. Quy mô cung cấp vốn tín dụng

Các chỉ tiêu dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ trọng dư nợ tín dụng là các chỉ tiêu quan trọng để phản ánh quy mô cung cấp vốn tín dụng của Quỹ tín dụng đối với nền kinh tế.

- Dư nợ tín dụng:

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn cho vay đang nằm trong thành viên khách hàng chưa thu hồi tại một thời điểm xác định. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của QTDND yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của QTDND kém, trình độ cán bộ tín dụng thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sau những khoản tín dụng đó còn có những rủi ro tín dụng mà QTDND phải gánh chịu.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỉ lệ % gia tăng lượng tiền cho cá nhân hoặc tổ chức vay của năm này so với năm trước đó.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định theo công thức sau:

Tốc độ tăng

trưởng tín dụng =

Dư nợ kỳ này - Dư nợ kỳ trước

x 100 [1.1] Dư nợ kỳ trước - Tỷ trọng dư nợ: Tỷ trọng dư nợ = Dư nợ từng loại x 100 [1.2] Tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ cho biết dư nợ từng loại chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ. Phân tích tỷ trọng dư nợ sẽ giúp QTDND biết được QTDND cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối thực lực của QTDND. Tỷ trọng dư nợ khi so với tỷ trọng nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.

2.3.2. Mức độ an toàn tín dụng - Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Quỹ tín dụng, không có nguyên nhân chính đáng thì Quỹ tín dụng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của QTDND ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn

x 100 [1.3]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết tổng số nợ quá hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ hay trong 100 đồng dư nợ thì có mấy đồng nợ quá hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, số nợ quá hạn càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì QTDND càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản....

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng số nợ xấu x 100 [1.4]

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết số nợ xấu chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, số nợ xấu càng cao và ngược lại.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đây là khoản nợ được Quỹ tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005).

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thu thập số liệu từ QTDND cơ sở phường Gia Cẩm qua 3 năm (2012-2014), đồng thời tham khảo thêm các thông tin từ các thông tin đại chúng như bài báo của các tác giả có liên quan đến chất lượng tín dụng của QTDND ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, các văn bản, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan…

Từ các thông tin thu thập được tác giả sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu như: phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối, ma trận S-W-O-T để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định từ đó thấy được nguyên nhân sự thay đổi của các chỉ tiêu này, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ đó đưa ra được nhưng giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng tại QTDND cơ sở phường Gia Cẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ PHƢỜNG GIA CẨM - VIỆT TRÌ

3.1. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân phƣờng Gia Cẩm -Việt Trì

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Vào những năm đầu của thập niên cuối thế kỷ 20, do nhu cầu đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, chiến lược về vốn của Đảng ta là đặc biệt coi trọng đến việc khai thác các nguồn vốn trong nước, kết hợp với việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Công cuộc phát triển kinh tế phải gắn liền với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tiến tới xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 8 đã nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh cùng với kinh tế HTX kết thành nền tảng của đời sống kinh tế xã hội. Ngày 27/07/1993 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 390/QĐ-TTg, về việc "Triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND", đó là tổ chức tín dụng HTX do nhân dân tự nguyện thành lập nhằm thu hút vốn tại chỗ để cho vay lại trên tinh thần phục vụ sản xuất kinh doanh của các thành viên một cách kịp thời, tiện lợi nhờ đó sẽ tích cực đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và một số bộ phận dân nghèo ở các đô thị (Chính phủ, 1993).

Sau 3 năm triển khai thành lập thí điểm mô hình QTDND trên cả nước đã thu hút được những kết quả rất đáng khích lệ. Xuất phát từ đòi hỏi thực tế của địa phương, nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Gia Cẩm lần thứ 6 đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong thời gian tới là tập trung đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và phát triển nông nghiệp khu vực nông thôn. Do vậy cần phải có một lượng vốn rất lớn để đáp ứng những đòi hỏi đó, giải pháp cần thiết cấp bách là phải thành lập một QTDND trên địa bàn phường. Ngày 02/03/1996 Đảng ủy Phường Gia Cẩm đã họp đề ra nghị quyết chuyên đề giao cho thường trực Đảng ủy và thường trực UBND Phường lập ra ban vận động thành lập QTDND.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sau 7 tháng triển khai thực hiện, Ban vận động thành lập QTDND Phường Gia Cẩm đã vận động được 154 thành viên có tổng số vốn góp là 100.200.000đ và tiến hành làm các thủ tục văn bản báo cáo UBND thành phố, UBND tỉnh, đề nghị NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phú cho phép thành lập QTDND Phường Gia Cẩm.

Ngày 02/10/1996 Ban vận động cùng các thành viên sáng lập đã đứng ra tổ chức Đại hội thành viên sáng lập lần thứ nhất bầu ra bộ máy làm việc của Quỹ gồm có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Người điều hành QTDND. Tại Đại hội này Hội đồng quản trị và các thành viên sáng lập đã thảo ra điều lệ dự thảo hoạt động của Quỹ trình NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phú chuẩn y.

Ngày 08/10/1996 Giám đốc NHNN nhi nhánh tỉnh Phú Thọ đã cấp giấy phép hoạt động số 53/GP-NHNN cho phép thành lập QTDND cơ sở Phường Gia Cẩm kèm theo quyết định chuẩn y điều lệ hoạt động và các chức danh chủ chốt của Quỹ.

Ngày 17/10/1996 QTDND Phường Gia Cẩm tổ chức khai trương chính thức đi vào hoạt động.

Những năm đầu hoạt động của Quỹ gặp nhiều khó khăn như: trụ sở là một gian nhà mượn tạm của UBND phường, không có lương để trả cho nhân viên… Khó khăn là vậy song những cán bộ chủ chốt của QTDND Gia Cẩm không nản lòng, vẫn quyết tâm gây dựng Quỹ phát triển.

QTDND cơ sở Phường Gia Cẩm luôn xác định nội dung cơ bản và chủ đạo trong quá trình hoạt động là đảm bảo ổn định các hoạt động, qua đó tạo niềm tin huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân; đáp ứng kịp thời nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm theo các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nhất là nhu cầu nguồn vốn tại chỗ cho nhân dân để phát triển kinh tế gia đình. Từ định hướng đó, Quỹ xây dựng tiêu chí phát triển thành viên làm đòn bẩy tạo đà phát triển bền vững trong kinh doanh. Đến cuối năm 2014 Quỹ đã có 1564 thành viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hiện tại, Quỹ có hơn 400 hồ sơ vay vốn, dư nợ hơn 52 tỷ đồng. Mục đích Quỹ cho vay phục vụ cộng đồng như: kinh doanh dịch vụ, sửa nhà, mua ô tô, ốm đau…Có được kết quả như vậy là do QTDND Gia Cẩm ngày càng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển. Quỹ luôn vận dụng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; các quy định của Ngân hàng vào địa phương để bám sát vào thực tế đề ra những biện pháp đầu tư tín dụng thiết thực.

Từ vị trí đứng ở tốp cuối, hiện nay QTDND cơ sở phường Gia Cẩm chuyển lên tốp đầu trong hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh, QTDND phường Gia Cẩm đã từng bước khẳng định hoạt động kinh doanh có hiệu quả (Hương Giang, 2012; Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm, 2012, 2013; Nguyễn Tuấn, 2014).

3.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức của QTDND cơ sở phường Gia Cẩm được hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)