Một số giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 95)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.11. Một số giải pháp hỗ trợ khác

Ngoài những giải pháp như đã nói ở trên, QTDND cơ sở phường Gia Cẩm cần đầu tư trang thiết bị và công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại: Trang thiết bị và công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực hoạt động của Quỹ, đồng thời cũng là một trong các tiêu thức để khách hàng đánh giá uy tín và hiệu quả của Quỹ. Vì vậy việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ của Quỹ tín dụng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Trên cơ sở đổi mới công nghệ, Quỹ tín dụng phải tăng được năng suất lao động để rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, xử lý được khối lượng công việc lớn hơn và phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời trợ giúp hoạt động quản lý, hạn chế rủi ro tại Quỹ tín dụng.

Để thực hiện giải pháp này, QTDND cơ sở phường Gia Cẩm cần xây dựng dự án đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị công nghệ, đảm bảo năng lực hoạt động cho Quỹ, có khả năng kết nối xử lý theo hệ thống bên trong cũng như kết nối với bên ngoài. Cơ sở vật chất tại trụ sở của Quỹ cũng phải đổi mới khang trang hiện đại hơn vì đây là một trong những yêu cầu để tạo lòng tin cho khách hàng và cũng tạo uy tín cho Quỹ với khách hàng gửi tiền, vay vốn và các đối tác khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân phƣờng Gia Cẩm - Việt Trì

4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ

Hoàn thiện và ổn định các chính sách, tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho QTDND cơ sở hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Đặc biệt đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế TNDN cho hệ thống QTDND cơ sở. Hiện nay thuế thu nhập đối với QTDND cơ sở là 20% vẫn cao, vì mục tiêu của Quỹ là hợp tác tương trợ, không vì mục tiêu lợi nhuận. Các thành viên phải tự góp vốn để mua sắm tài sản và mọi trang thiết bị ban đầu cho hoạt động. Để tạo điều kiện mở rộng hoạt động tương trợ cộng đồng, khuyến khích QTDND cơ sở phát triển, đề nghị Nhà nước nghiên cứu chính sách thuế đối với hệ thống QTDND cơ sở khoảng 10 đến 15%.

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Tăng cường hơn nữa liên kết trong hệ thống không những trong công tác điều hòa vốn giữa Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với QTDND cơ sở mà Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần chăm sóc thành viên là QTDND cơ sở như: tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ, tin học và các lĩnh vực hoạt động khác. Với chức năng là đầu mối của hệ thống, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tăng cường mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước nhằm huy động ngày càng nhiều nguồn vốn dự án để hỗ trợ thành viên đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời tăng cường năng lực tài chính đối với QTDND cơ sở.

Ngoài ra việc mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ giúp các QTDND cơ sở trong nước học hỏi được các kinh nghiệp, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tín dụng: giúp cho các cán bộ trang bị được các kiến thức, kỹ năng thẩm định tín dụng và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng giúp cho QTDND cơ sở hoạt động và phát triển một cách an toàn, hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.3. Kiến nghị đối với UBND thành phố Việt Trì

Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho hoạt động của QTDND cơ sở Gia Cẩm, cụ thể:

Về chính sách đất đai: Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện để QTDND cơ sở Gia Cẩm sớm được giao đất để xây dựng trụ sở giao dịch.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành trong tỉnh cần quan tâm tuyên truyền mô hình kinh tể tập thể nói chung và hoạt động QTDND cơ sở nói riêng nhằm nâng cao vai trò kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân.

4.3.4. Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Phú Thọ

Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Phú Thọ luôn hỗ trợ sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng hoạt động của các QTDND nói chung và cơ sở Gia Cẩm nói riêng, Chi nhánh phải thường xuyên bám sát chỉ đạo, đồng thời theo dõi, nắm bắt diễn biến thị trường để điều chỉnh công tác tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và nguồn vốn huy động. Chi nhánh cần chỉ đạo các Phòng Nghiệp vụ bám sát mục tiêu tăng cường huy động vốn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng cường, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở Gia Cẩm.

Chi nhánh cần điều hòa kịp thời vốn đảm bảo cho QTDND gửi vốn, vay vốn nhanh chóng. Trong công tác cho vay đối với các QTDND thành viên, Chi nhánh phải thường xuyên chú trọng cải tiến thủ tục giấy tờ, quy trình nghiệp vụ, đa dạng hoá phương thức phục vụ, ưu tiên nguồn vốn phục vụ QTDND cơ sở trước mọi nhu cầu cho vay khác nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống QTDND. Đồng thời Chi nhánh Ngân hàng hợp tác xã Phú Thọ cần củng cố và nâng cao chất lượng quản lý điều hành, nghiên cứu phát triển mạng lưới hoạt động, mở rộng các dịch vụ Ngân hàng như thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh để tăng cường mở rộng kinh doanh, phục vụ cho các QTDND thành viên.

Chi nhánh cũng cần tiến hành mở các lớp bồi dưỡng giúp nâng cao trình độ cho các cán bộ của QTDND cơ sở để hoạt động của các QTDND cơ sở ngày càng phát triển an toàn và bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Từ việc nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở phường Gia Cẩm trong thời gian qua, để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế thì cần có những giải pháp nhằm những nâng cao chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở phường Gia Cẩm trong thời gian tới. Một số giải pháp mà Quỹ có thể áp dụng đó là: cân đối nguồn vốn huy động và cho vay; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng; nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư; xây dựng chiến lược Marketing; xây dựng, củng cố mối quan hệ với chính quyền địa phương các cấp bằng việc ký kết các hợp đồng dịch vụ bán phần; xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt; tăng cường quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn, nợ xấu; chú trọng công tác dự báo và phòng ngừa các rủi ro trong tín dụng trung và dài hạn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lượng thông tin; đầu tư trang thiết bị và công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại....

Để thực hiện được các giải pháp trên, ngoài việc tự bản thân Quỹ tín dụng áp dụng các giải pháp vào thực tiễn thì Quỹ cần kiến nghị các cơ quan chính quyền hỗ trợ thực hiện như: kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ về việc giảm thuế TNDN, kiến nghị đối với UBND thành phố Việt Trì về việc giao đất cho Quỹ xây dựng trụ sở, kiến nghị đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Phú Thọ trong việc nâng cao tính liên kết, hỗ trợ đào tạo cán bộ để QTDND cơ sở phường Gia Cẩm hoạt động ngày càng an toàn, hiệu quả trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

QTDND cơ sở ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, góp phần đa dạng hóa loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng có sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của thành viên QTDND. Hoạt động của QTDND nói chung và QTDND cơ sở phường Gia Cẩm nói riêng đã khai thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng trực tiếp, kịp thời cho sản suất kinh doanh và dịch vụ góp phần nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức cá nhân công bố về QTDND cơ sở ở Việt Nam. Tuy nhiên chưa có một công trình nào tiếp cận, phân tích một cách toàn diện về nâng cao chất lượng tín dụng tại QTDND cơ sở phường Gia Cẩm. Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, ngoài việc hệ thống hóa một cách đầy đủ các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng tín dụng tại QTDND cơ sở, đề tài còn nghiên cứu mô hình hoạt động trong các quỹ tín dụng tại một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện thực tiễn hoàn thiện và phát triển mô hình hệ thống TCTD là HTX ở Việt Nam nói chung và QTDND cơ sở phường Gia Cẩm nói riêng.

Từ việc thu thập thu thập số liệu từ QTDND cơ sở phường Gia Cẩm qua 3 năm (2012-2014), đồng thời tham khảo thêm các thông tin từ các thông tin đại chúng, tác giả sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu như: phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối, ma trận S-W-O-T để thấy được thực trạng chất lượng tín dụng tại QTDND cơ sở phường Gia Cẩm trong thời gian qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ động và sử dụng vốn tăng lên qua các năm, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn đạt mức cao. Bên cạnh những thành công thì QTDND cơ sở phường Gia Cẩm còn có những hạn chế như: Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ; cơ chế điều hành lãi suất chưa linh hoạt, triển khai các hình thức quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc thành viên, khách hàng thực hiện chưa tốt, công tác đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức...

Từ việc nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở phường Gia Cẩm trong thời gian qua, để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế thì cần có những giải pháp nhằm những nâng cao chất lượng tín dụng của QTDND cơ sở phường Gia Cẩm trong thời gian tới. Một số giải pháp mà Quỹ có thể áp dụng đó là: cân đối nguồn vốn huy động và cho vay; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng; nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư; xây dựng chiến lược Marketing; xây dựng, củng cố mối quan hệ với chính quyền địa phương các cấp bằng việc ký kết các hợp đồng dịch vụ bán phần; xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt; tăng cường quản lý nợ, giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn, nợ xấu; chú trọng công tác dự báo và phòng ngừa các rủi ro trong tín dụng trung và dài hạn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao chất lượng thông tin; đầu tư trang thiết bị và công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại....

Để thực hiện được các giải pháp trên, ngoài việc tự bản thân Quỹ tín dụng áp dụng các giải pháp vào thực tiễn thì Quỹ cần kiến nghị các cơ quan chính quyền hỗ trợ thực hiện để Quỹ hoạt động ngày càng an toàn, hiệu quả trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 57/CT-TW, về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND.

2. Bộ Nội vụ (2005), Quyết định số 60/2005/QD-BNV, về việc cho phép thành lập Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam.

3. Chính phủ (1993), Quyết định 390/QĐ-TTg về việc "Triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND".

4. Chính phủ (2000), Quyết định số 135/2000/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Đề án củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND.

5. Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP, về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

6. Chính phủ (2012 ), Quyết định số 254/QĐ-TTg, Phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.

7. Hương Giang (2012), Hiệu quả hoạt động ở Quỹ TDND Gia Cẩm, Báo Phú Thọ.

8. Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam (2006), Mô hình hệ thống Quỹ tín dụng Desjardins ở Canada.

9. Trần Quang Khánh (2014), Hoàn thiện mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã ở Việt Nam – Bài học từ mô hình ngân hàng hợp tác xã ở Cộng hòa Liên bang Đức, Hiệp hội Qũy tín dụng nhân dân Việt Nam.

10. Trần Quang Khánh (2010), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương – 15 năm xây dựng và phát triển, Hiệp hội Qũy tín dụng nhân dân Việt Nam.

11. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1995), Quyết định số 162/QĐ-NH5, về

vệc cho phép thành lập QTDND Trung ương.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 207/QĐ-NHNN, về việc phê duyệt Đề án tổng thể mở rộng mạng lưới hoạt động của QTDND Trung ương.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 31/2012/TT-NHNN, Quy định về Ngân hàng Hợp tác xã.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, về việc Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng.

18. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2012), Báo cáo quyết toán năm 2012.

19. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2013), Báo cáo quyết toán năm 2013.

20. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2014), Báo cáo quyết toán năm 2014.

21. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2012), Báo cáo thường niên năm 2012.

22. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2013), Báo cáo thường niên năm 2013.

23. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2014), Báo cáo thường niên năm 2014.

24. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2012), Báo cáo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) năm 2012.

25. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2013), Báo cáo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường Gia cẩm (2014), Báo cáo tỷ lệ an

toàn vốn (CAR) năm 2014.

27. Lê Thị Thu Thủy (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Tuấn (2014), Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hoạt động hiệu quả, NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ (lmhtxphutho.org.vn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)