Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 74 - 78)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Năng lực tài chính

Để hiểu rõ hơn về thực trạng chất lượng tín dụng tại Quỹ, tác giả tiến hành phân tích năng lực tài chính của Quỹ thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ dư nợ vay/tổng số vốn huy động, tỷ lệ dư nợ tín dụng/ tổng tài sản, hệ số an toàn vốn (CAR) từ đó thấy được hiệu quả hoạt động và khả năng thanh toán, khả năng đối mặt với các rủi ro của QTDND cơ sở phường Gia Cẩm.

3.2.3.1. Tỷ lệ dư nợ vay/Tổng số vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn của Quỹ tín dụng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Quỹ tín dụng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên hoặc vay từ các tổ chức tín dụng khác thì không hiệu quả bằng nguồn vốn huy động được. Do vậy tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của Quỹ tín dụng, khi đó Quỹ tín dụng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của QTDND cơ sở phường Gia Cẩm qua 3 năm 2012 – 2014 được thể hiện qua bảng 3.14 sau đây:

Bảng 3.14: Dƣ nợ trên vốn huy động qua 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Dư nợ (1.000 đồng) 27.523.200 41.729.900 52.466.800 2. Vốn huy động (1.000 đồng) 29.120.426 42.836.487 48.576.484

Dư nợ/vốn huy động 0,95 0,97 1,08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động qua các năm đều gần sát với 1, điều đó cho thấy QTDND cơ sở Gia Cẩm sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay thực sự có hiệu quả. Tuy vậy năm 2014 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động là 1,08, tức là dư nợ cao hơn vốn huy động là 3.890.316.000đ, QTDND cơ sở Gia Cẩm đã phải dùng tới nguồn vốn vay khác, vì vậy trong thời gian tới QTDND cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn để tránh trường hợp rủi ro thanh khoản xảy ra.

3.2.3.2. Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng tài sản

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng hay chính là tỷ lệ cho vay của Quỹ tín dụng. Quỹ tín dụng có tỷ lệ cho vay cao thì khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại. Nhưng nếu tỷ lệ cho vay cao thì rủi ro của Quỹ tín dụng tăng vì khi tỷ lệ cho vay cao sẽ làm cho lượng tiền dự trữ của Quỹ tín dụng giảm. Vì vậy, khi khách hàng có nhu cầu rút vốn sẽ làm cho lượng tiền của Quỹ tín dụng không đủ đáp ứng việc chi trả.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của QTDND cơ sở phường Gia Cẩm qua 3 năm 2012 – 2014 được thể hiện qua bảng 3.15 sau đây:

Bảng 3.15: Dƣ nợ trên tổng tài sản qua 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Dư nợ (1.000 đồng) 27.523.200 41.729.900 52.466.800 2. Tổng tài sản (1.000 đồng) 32.247.446 47.825.245 59.512.595

Dƣ nợ/tổng tài sản(%) 85,35 87,25 88,16

(Nguồn: Báo cáo quyết toán QTDND cơ sở phường Gia Cẩm năm 2012-2014)

Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ dư nợ trên tổng tài sản trong 3 năm qua đều tăng (đạt 85,35% - 88,16%). Đây là con số khá cao cho thấy phần lớn tài sản của Quỹ tín dụng được đầu tư vào hoạt động tín dụng, khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng càng cao. Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, Quỹ tín dụng cần đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng hơn, cho vay đúng đối tượng, kiểm tra giám sát khách hàng vay để hạn chế rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3.3. Hệ số an toàn vốn (CAR)

Hệ số an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của Quỹ tín dụng. Hệ số an toàn vốn (CAR) được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro

CAR = Vốn tự có

x 100 [3.1]

Giá trị tài sản có rủi ro

Bảng 3.16: Hệ số an toàn vốn (CAR) qua 3 năm 2012 - 2014

Stt Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

A B C D E

I Vốn tự có (đồng) 1.996.084.500 2.799.527.600 4.515.907.100

1 Vốn cấp I 1.812.871.500 2.509.878.600 4.153.566.600

a Vốn điều lệ (vốn đã góp của thành viên 1.298.050.000 1.906.150.000 3.413.500.000

b Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ

không hoàn lại cho QTD 0 0 0

c Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ 180.212.000 277.212.000 302.212.000 d Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 161.860.300 175.129.900 195.478.900

e Quỹ dự phòng tài chính 106.231.400 131.443.900 170.106.900

g Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 66.517.800 19.942.800 72.268.800

h Lợi nhuận không chia 0 0 0

2 Vốn cấp II 193.213.000 299.649.000 372.340.500

a Giá trị tăng thêm của TSCĐ được đánh

giá lại theo quy định của pháp luật 0 0 0

b Dự phòng chung 193.213.000 299.649.000 372.340.500

3 Các khoản loại trừ vốn tự có 10.000.000 10.000.000 10.000.000

II Giá trị tài sản có rủi ro nội bảng (đồng) 14.879.640.750 21.798.120.250 26.758.613.000

1 Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 0%

(a+b+...+i)*0% 0 0 0

a Tiền mặt 585.879.800 685.367.100 768.543.200

b Vàng (nếu có)

c Tiền gửi tại QTDTW để duy trì nguồn

dự phòng 3.849.136.400 5.059.478.400 6.024.173.500

d Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước e

Các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác trong đó QTD chỉ hưởng phí ủy thác và không chịu rủi ro

g Các khoản cho vay có bảo đảm bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Stt Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

A B C D E

h

Các khoản phải đòi đối với chính phủ Việt Nam bao gồm: Công trái, trái phiếu Chính phủ

i

Các khoản cho vay được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, NHNN Việt Nam phát hành

2 Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 20%

(a+b)*20% 0 0 0

a

Các khoản tiền gửi tại các TCTD khác (trừ tiền gửi tại QTDTW để duy trì nguồn dự phòng)

b Khoản cho vay đối với các TCTD khác

3 Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50%

(a+b)*50% 12.277.640.750 18.967.420.250 22.037.413.000

a Các khoản cho vay có đảm bảo bằng

bất động sản của bên vay 24.474.200.000 37.791.200.000 44.048.100.000 b Giá trị còn lại của TSCĐ của QTD 81.081.500 143.640.500 26.726.000

4 Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 100%

(a+b+c)*100% 2.602.000.000 2.830.700.000 4.721.200.000

a Các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng không phải là bất động sản của bên vay

b Các khoản cho vay không có bảo đảm

tài sản của bên vay 2.602.000.000 2.830.700.000 4.721.200.000

c

Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản quy định tại các khoản 1,2 và 3 của điều 6 của Quy định này

III Hệ số an toàn vốn CAR (%) 13,41 12,84 16,88

(Nguồn:Báo cáo tỷ lệ an toàn vốn của QTDND cơ sở Gia Cẩm năm 2012-2014)

Nhìn vào bảng trên thì hệ số an toàn vốn khá cao từ 12,84% đến 16,88%, trong khi đó theo quy định của NHNN Việt Nam ban hành theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010). Như vậy QTDND cơ sở phường Gia Cẩm đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt được với các các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác Quỹ đảm bảo chống lại được những cú sốc về tài chính, có thể tự bảo vệ mình và bảo vệ những người gửi tiền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)