Kinh nghiệm tại các nước và một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 34 - 43)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.1.Kinh nghiệm tại các nước và một số địa phương ở Việt Nam

1.3.1.1 Kinh nghiệm tại các nước

Nguồn gốc ra đời của ngân hàng HTX bao gồm 2 loại hình: Loại ngân hàng HTX thứ nhất do những người nông dân và đông đảo người nghèo thuộc tầng lớp thị dân ở thành thị và các vùng ven đô thị cùng nhau góp vốn thành lập để hợp tác nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau có vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh (do họ không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM) vượt qua tình trạng đói nghèo. Loại ngân hàng HTX thứ hai ra đời trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập một số hợp tác xã tín dụng (HTXTD) hoặc QTDND cơ sở với nhau hoặc do chính các TCTD là HTX này cùng góp vốn thành lập để nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ, mở rộng khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, điều hòa vốn, hỗ trợ khả năng thanh khoản cho các HTXTD hoặc các QTDND thành viên; qua đó nâng cao khả năng bảo đảm an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh để hỗ trợ cho hoạt động của các thành viên ngân hàng HTX (bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các loại hình tổ chức kinh tế HTX khác) ngày một hiệu quả hơn và bền vững hơn. Từ những tổ chức đầu tiên được hình thành ở từng khu vực, từng vùng nhỏ hẹp, các tổ chức này dần dần phát triển thành các ngân hàng HTX cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời nhanh chóng trở thành phong trào lan rộng ở các nước Đức, Anh, Pháp, Italia, Hà Lan, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... Cho đến nay, các ngân hàng HTX hầu như đã hiện diện ở tất cả các nước trên thế giới. Qua lịch sử hình thành và phát triển mô hình ngân hàng HTX, có thể nói nguồn gốc hình thành và phát triển ngân hàng HTX cũng có chung nguồn gốc hình thành mô hình HTXTD và QTDND, nhưng đây là loại hình TCTD hợp tác có quy mô lớn hơn và trình độ phát triển ở cấp độ cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng HTX ở CHLB Đức là một trong những mô hình phát triển thành công nhất; đồng thời đây cũng là một trong những mô hình được chúng ta nghiên cứu kết hợp với mô hình QTD Desjardins Canada để áp dụng vào điều kiện thực tiễn hoàn thiện và phát triển mô hình hệ thống TCTD là HTX ở Việt Nam.

- Mô hình ngân hàng hợp tác xã ở Cộng hòa Liên bang Đức:

Cộng hòa Liên bang Đức là “cái nôi” của phong trào HTXTD (nay được gọi là Ngân hàng HTX). Vào năm 1849, Friedrich Raiffeisen và Hermann Schulz - Delitzch đã sáng lập ra những HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đầu tiên ở CHLB Đức; tiếp đó năm 1854, các HTXTD đầu tiên đã được thành lập nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cho những người lao động nhỏ và các HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói trên. Cùng trong giai đoạn này, các ngân hàng HTX cơ sở đầu tiên đã được thành lập ở các vùng đô thị. Do đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng và được sự ủng hộ của những người nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và những người lao động sản xuất nhỏ, loại hình HTXTD và ngân hàng HTX đã mau chóng lan rộng khắp nước Đức. Tới năm 1864, Hiệp hội HTXTD và Ngân hàng HTX vùng Heddesdorf (vùng khởi phát các HTXTD đầu tiên) đã được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ sự phát triển của các HTXTD và các ngân hàng HTX cơ sở. Tiếp đó, năm 1872, các ngân hàng HTX khu vực bắt đầu được thành lập nhằm mục tiêu điều hoà vốn và thực hiện các giao dịch thanh toán cho các HTXTD và ngân hàng HTX cơ sở cũng như các loại hình kinh tế HTX khác trong từng khu vực và năm 1895, Ngân hàng HTX TW Đức đã được thành lập ở Berlin nhằm mục tiêu hỗ trợ như trên cho các ngân hàng HTX cơ sở và ngân hàng HTX khu vực (tuy nhiên, trong thời gian đầu, Ngân hàng HTX TW chỉ mới hoạt động ở phạm vi một bang và dần dần mới phát triển quy mô hoạt động ở cấp liên bang). Tới năm 1907, ở Đức đã có tới 19.000 HTXTD và ngân hàng HTX cơ sở, 64 ngân hàng HTX khu vực và 1 Ngân hàng HTX TW. Tuy nhiên, bắt đầu từ giai đoạn này trở đi, phong trào phát triển theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hoạt động, song song với quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trình sáp nhập các HTXTD với nhau để trở thành các ngân hàng HTX với quy mô hoạt động lớn hơn; đến năm 1970, ở CHLB Đức cũ có 7.400 ngân hàng HTX cơ sở, 16 ngân hàng HTX khu vực và 1 Ngân hàng HTX TW.

Sau sự kiện thống nhất nước Đức năm 1990, các bang mới ở miền Đông (Cộng hoà dân chủ Đức trước đây) đã thực hiện chuyển đổi các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp của Nhà nước CHDC Đức, kết hợp với bộ phận thực hiện nghiệp vụ tín dụng của các HTX tiêu thụ ở nông thôn sang mô hình ngân hàng HTX như ở phía Tây. Cho đến năm 2002, toàn CHLB Đức có khoảng 1.800 ngân hàng HTX cơ sở, 1 Ngân hàng HTX khu vực và 1 Ngân hàng HTX TW.

Song song với quá trình hình thành và phát triển, để đáp ứng yêu cầu phục vụ các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng HTX cơ sở, ngân hàng HTX khu vực và Ngân hàng HTX TW Đức đã góp vốn cùng nhau thành lập các doanh nghiệp tài chính đặc biệt, bao gồm các ngân hàng thế chấp bất động sản, quỹ tiết kiệm xây dựng, ngân hàng chiết khấu, công ty bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, động sản và bất động sản, cho thuê tài chính... Hiện nay, hệ thống ngân hàng HTX Đức có gần 20 doanh nghiệp tài chính đặc biệt loại này, đủ khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ tài chính - ngân hàng cho các khách hàng của từng ngân hàng HTX cũng như cho toàn hệ thống ngân hàng HTX (Trần Quang Khánh, 2014).

- Mô hình hệ thống Quỹ tín dụng Desjardins ở Canada:

Mô hình NHHTX ở Canada có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ 19. Ngày 06/12/1900 ông Alphonse Desjardins - một nhà báo và là nghị sĩ quốc hội là người sáng lập ra tổ chức có tên gọi QTD đầu tiên ở bang Quebec, Canada với ba mục tiêu chính là cải thiện đời sống kinh tế và đời sống thành viên, đưa ra các dịch vụ ngân hàng tốt nhất và đề cao tính tương trợ lẫn nhau. Năm 1920, hai mươi năm sau kể từ khi QTDCS đầu tiên ra đời, Liên đoàn được ra đời do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nếu từng QTDCS hoạt động riêng lẻ sẽ không trụ được. Năm 1932, sau khi bị ảnh hưởng của cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khủng hoảng thị trường chứng khoán ở Mỹ, các Liên đoàn, QTDCS bị ảnh hưởng và đứng trước nguy cơ sụp đổ. Vì vậy các Liên đoàn phải tập hợp lại để thành lập Tổng liên đoàn. QTDTW với tư cách là một tổ chức tài chính trung tâm của Tổng liên đoàn được thành lập năm 1980.Từ năm 2000 đến nay, để nâng cao khả năng cạnh tranh, hệ thống QTD Desjardins đã thực hiện việc tái cơ cấu tổ chức bằng việc chuyển từ mô hình ba cấp (gồm các QTDCS, các Liên đoàn khu vực và Tổng liên đoàn) thành mô hình hai cấp (gồm các QTDCS và một Liên đoàn) thông qua việc sáp nhập các Liên đoàn khu vực vào Tổng liên đoàn để trở thành một Liên đoàn duy nhất.

Từ khi ra đời, phong trào QTD Desjardins đã trải qua một quá trình đầy sóng gió và thăng trầm. Đến nay, hoạt động của hệ thống QTD Desjardins đã vượt ra khỏi Quebec - Canada. Hệ thống QTD Desjardins đã cung ứng các dịch vụ quốc tế như các ngân hàng lớn, cạnh tranh ngang với các ngân hàng này về nhiều lĩnh vực như séc lữ hành, thẻ VISA, đầu tư, bảo hiểm... Hơn 500 QTDCS đã làm các dịch vụ ngân hàng quốc tế cho xã viên của mình.

Phong trào QTD Desjardins được phân thành hai hệ thống riêng biệt: - Hệ thống hợp tác: gồm các QTDCS, Liên đoàn, QTDTW, Quỹ an toàn Desjardins, Cơ quan lịch sử, Cơ quan phát triển quốc tế, Quỹ tín thác, Quỹ đầu tư. Các tổ chức này chủ yếu hoạt động mang tính chất hợp tác, tương trợ và đề cao tôn chỉ, mục đích của một hệ thống HTX.

- Hệ thống các doanh nghiệp: gồm các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần. Việc thành lập nên các doanh nghiệp này nhằm mục đích tăng cường năng lực tài chính và hiệu quả cạnh tranh của hệ thống hợp tác. Các QTD Desjardins vừa là chủ sở hữu đồng thời là khách hàng của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp của Phong trào QTD Desjardins chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt về bảo hiểm, chứng khoán, tín thác, bất động sản, đầu tư…

Cả hai hệ thống hợp tác và hệ thống doanh nghiệp của Phong trào QTD Desjardins đều được đặt dưới sự kiểm soát của Liên đoàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Desjardins: Các QTD Desjardins đã đạt đến trình độ phát triển rất cao với quy mô hoạt động và trang thiết bị hiện đại không hề thua kém các NHTM. Các thành viên có thể thực hiện các giao dịch với QTD Desjardins thông qua mạng Internet 24/24 giờ. Có thể nói cho đến nay hệ thống QTD Desjardins đã cung cấp đầy đủ tất cả các loại dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng và thành viên của mình. Ngoài việc bản thân mỗi QTDCS tự phát huy nội lực của mình, hệ thống QTD Desjardins luôn nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các đơn vị cấu thành hệ thống.

Với cơ cấu tổ chức hoàn thiện và quy mô hoạt động ngày càng phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp dân cư và lĩnh vực kinh tế ở bang Québec (một trong những bang có nền kinh tế phát triển nhất ở Canada), Phong trào QTD Desjardins đã thực sự trở thành một mô hình tập đoàn TCTDHT có quy mô hoạt động lớn nhất trong các định chế tài chính ở bang Québec và là một trong năm tập đoàn tài chính lớn nhất ở Canada (Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam, 2006).

1.3.1.2 Kinh nghiệm tại một số địa phương ở Việt Nam

- Nghệ An - Hiệu quả từ Quỹ tín dụng nhân dân:

Vì thiếu vốn đầu tư cho con đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, bà Trần Thị Minh ở xóm Mỹ Hậu, xã Hưng Đông - TP. Vinh đến Quỹ tín dụng nhân dân Hưng Đông vay tiền. Bởi là người dân trong xã, lại vay vốn đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu lao động, nên Quỹ tín dụng nhân dân đã nhanh chóng giải quyết cho bà Minh vay 150 triệu đồng và nguồn vốn đó đã giúp cho gia đình bà thực hiện được nguyện vọng là đưa con đi xuất khẩu lao động. Từ nguồn tiền ở nước ngoài gửi về, sau 9 tháng bà Minh đã tiến hành trả nợ gốc Quỹ tín dụng hơn 80 triệu đồng. Không chỉ xóm Mỹ Hậu, mà ở xóm Mai Lộc, hiện có 20 hộ vay 3 tỷ đồng tại Quỹ tín dụng nhân dân Hưng Đông đầu tư cho người thân, con cháu đi xuất khẩu lao động và thông qua đó tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân trong xóm. Hay gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đình ông Phan Thế Song ở xóm Trung Mỹ, vay 300 triệu đồng đầu tư phát triển kinh tế trang trại ở xã Nghi Hoa - Nghi Lộc và mô hình này phát triển mạnh theo hướng tập trung chăn nuôi vịt với quy mô lớn. Là xã ngoại thành, nên cùng với việc đầu tư cho người dân vay vốn phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, Quỹ tín dụng nhân dân Hưng Đông còn tập trung ưu tiên nguồn vốn cho người dân vay đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà cửa, buôn bán, dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, vay xuất khẩu lao động, vay mua sắm phương tiện đi lại. Với việc mở rộng đối tượng cho vay, đến nay, doanh số cho vay của Quỹ đạt hơn 90 tỷ đồng.

Tại TX. Cửa Lò, mặc dù có nhiều ngân hàng hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn với nhiều nguồn ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng Quỹ tín dụng nhân dân Nghi Hương đã có những giải pháp hợp lý để phát triển, như: Mở rộng công tác huy động vốn thông qua khai thác các nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư; Phát triển tín dụng và thường xuyên nắm bắt diễn biến thị trường tiền tệ để ban hành cơ chế lãi suất kịp thời, đa dạng phù hợp với từng thời điểm; Đổi mới phong cách và chất lượng phục vụ; Đảm bảo tốt khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn vay của thành viên, khách hàng...

Ông Nguyễn Đức Hạnh - Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Nghi Hương cho hay: “Một trong những điểm nổi bật của Quỹ là làm tốt công tác huy động vốn, năm 2009 huy động vốn tại địa bàn được hơn 35,6 tỷ đồng, thì năm 2013 là gần 111,5 tỷ đồng và phấn đấu đến cuối năm 2014 huy động vốn đạt 130 tỷ đồng. Nhờ huy động được nguồn vốn này, Quỹ đã chủ động được trong công tác điều hành vốn, bảo đảm khả năng thanh toán và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của thành viên, khách hàng. Trong quá trình thực hiện công tác tín dụng, Quỹ luôn thực hiện nghiêm quy chế cho vay và cải tiến các thủ tục nhanh, gọn, đúng pháp luật, đặc biệt chú trọng công tác thẩm định, xét duyệt, phán quyết cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vốn, nhờ đó chất lượng công tác tín dụng luôn được nâng cao. Thời gian qua, Quỹ đã đầu tư cho 5.663 lượt thành viên, khách hàng vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh phục vụ du lịch biển, phát triển kinh tế, chăn nuôi hải sản, xuất khẩu lao động... và nguồn vốn vay đều sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả”.

Hiện nay, tại nhiều địa phương trong tỉnh, quỹ tín dụng nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng các ngành, nghề , dịch vụ... Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng đó của quỹ tín dụng nhân dân, đã tạo ra “kênh” vay vốn rất kịp thời, hiệu quả của mô hình này. Được biết, hiện nay huyện Diễn Châu là địa phương dẫn đầu trong tỉnh về số lượng phát triển quỹ tín dụng nhân dân (có 10 quỹ), tiếp đến là huyện Yên Thành có 9 quỹ, huyện Đô Lương có 7 quỹ, Nam Đàn 6 quỹ... Ông Trịnh Bá Quân - Phó trưởng phòng Kinh tế - Tổng hợp, Liên minh HTX Nghệ An cho biết: “Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta có 54 quỹ tín dụng nhân dân tại 54 xã của 13 huyện, thị, thành (gồm 54 hội sở và 7 phòng giao dịch). Các quỹ tín dụng nhân dân đã tăng trưởng về quy mô và chất lượng hoạt động. Hiện tổng nguồn vốn hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân là hơn 2.451,6 tỷ đồng, gồm 75.833 thành viên và nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt hơn 2.008,6 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay hơn 2.112 tỷ đồng, nợ xấu chỉ chiếm 0,20% (dưới mức cho phép). Một điều rất đáng mừng của mô hình quỹ tín dụng nhân dân, là trong số 54 quỹ đang hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 34 - 43)