Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 43 - 50)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2.Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam

Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 3 loại hình QTDND cơ sở, QTDND khu vực và QTDND Trung ương (Chính phủ, 1993).

Sau khi thí điểm thành lập các QTDND cơ sở được 2 năm, đồng thời ở các tỉnh, thành phố có số lượng các QTDND tương đối tập trung cũng đã tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hành thành lập được 21 QTDND khu vực; Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định cho phép thành lập QTDND Trung ương vào cuối năm 1994. Ngày 8/6/1995 Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 162/QĐ-NH5 cho phép thành lập QTDND Trung ương và chỉ sau một thời gian chuẩn bị hết sức khẩn trương, ngày 05/8/1995 QTDND Trung ương đã chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống QTDND (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 1995).

Trong những năm đầu hoạt động, hệ thống QTDND đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ thành viên là các cá nhân, hộ gia đình ở vùng nông thôn phát triển sản xuất, mở mang dịch vụ ngành nghề, đồng thời góp phần từng bước đẩy lùi các hình thức hoạt động "tín dụng đen" ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, hệ thống QTDND cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: cho vay sai đối tượng, vượt chỉ tiêu an toàn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cho vay ngoài thành viên, ngoài địa bàn xã, phường, các QTDND cho vay lẫn nhau, huy động vốn ngoài địa bàn vượt khả năng của Quỹ;...

Trước yêu cầu khắc phục thực trạng yếu kém nhằm phát triển hệ thống QTDND để tiếp tục phát huy vai trò ngày càng tích cực đối với sự nghiệp CNH, HÐN nông nghiệp, nông thôn, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 57/CT-TW ngày 10-10-2000 về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND (Bộ Chính trị, 2000).

Sau 12 năm triển khai thực hiện củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) theo Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị, hệ thống QTDND đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, phát triển lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hạn chế "tín dụng đen" tại nông thôn.

QTDTW đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình hệ thống QTDND từ ba cấp thành hai cấp đúng thời gian quy định và góp phần tích cực cho việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các QTDND cơ sở, ổn định hoạt động của toàn hệ thống.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hệ thống QTDND vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định. Hoạt động của toàn hệ thống còn đơn điệu, chưa khai thác hết tiềm năng, các hoạt động của QTDND cơ sở chủ yếu là huy động và cho vay. Riêng đối với QTDTW, tuy triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, song so với yêu cầu phát triển hội nhập còn hạn chế, chưa hỗ trợ nhiều cho các QTDND trong mở rộng, khai thác tiềm năng nội lực, nhất là các tiện ích ngân hàng hiện đại.

Trước thực trạng đó, QTDTW đã xác định phải cơ cấu lại hoạt động, trong đó có việc chuyển đổi mô hình theo hướng năng động, linh hoạt hơn. Trên cơ sở đề xuất của QTDTW, ngày 04/06/2013, Thống đốc NHNN đã ký Giấy phép số 166/GP-NHNN về việc thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi từ hệ thống QTDND. Theo đó, từ ngày 24-6-2013, QTDTW và hệ thống mạng lưới đã chính thức chuyển sang hoạt động theo tên gọi mới là NHHTX Việt Nam. Hoạt động của NHHTX Việt Nam là sự kế thừa chức năng, nhiệm vụ của QTDTW nhưng được nâng lên một tầm cao mới, qua đó khẳng định rõ hơn vai trò của NHHTX là ngân hàng của các QTDND; là cơ sở để tăng cường tính liên kết toàn diện trong hệ thống QTDND, giúp cho các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả theo đúng định hướng của Ðề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Chính phủ, 2012), Trần Quang Khánh, 2010).

Qua việc nghiên cứu mô hình hệ thống ngân hàng HTX ở CHLB Đức kết hợp với mô hình QTD Desjardins Canada bài học rút ra đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân của Việt Nam là:

- Về mặt tổ chức:

Về mặt tổ chức, hệ thống TCTD là HTX ở Việt Nam đã được chuyển đổi từ mô hình QTDND (bao gồm QTDND Cơ sở và QTDND Trung ương)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thành mô hình bao gồm Ngân hàng HTX và các QTDND; trong đó, Ngân hàng HTX là ngân hàng của tất cả các QTDND do các QTDND và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND. Như vậy, về mặt mô hình tổ chức, hệ thống TCTD là HTX đã được hoàn thiện một bước nhưng hiện nay, chúng ta vẫn còn thiếu các doanh nghiệp tài chính đặc biệt để cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng cho các khách hàng của từng QTDND cũng như của Ngân hàng HTX

Vì vậy ngân hàng HTX phải khẩn trương thành lập các doanh nghiệp HTX cung cấp dịch vụ tài chính đặc biệt để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng chuyên biệt (chứng khoán, công ty tài chính, cho thuê tài chính, bảo hiểm, thế chấp bất động sản...) cho khách hàng và thành viên của các QTDND và của bản thân Ngân hàng HTX; qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở khu vực nông nghiệp - nông thôn, đồng thời nâng cao năng lực hội nhập của loại hình tổ chức tín dụng là HTX đối với toàn hệ thống các TCTD Việt Nam

- Về hoạt động nghiệp vụ:

Hiện nay, các QTDND cũng vẫn chủ yếu thực hiện hoạt động trong lĩnh vực truyền thống là huy động để cho vay đối với các thành viên trên địa bàn; hoạt động thanh toán chuyển tiền cũng mới có khoảng 15% số lượng QTDND đang được thực hiện tham gia hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử của Ngân hàng HTX, còn các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác thì hầu như chưa được triển khai thực hiện. Do đó ngân hàng HTX cần tăng cường phát triển ngày càng mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để chuyển tải đến các QTDND thành viên cũng như thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng HTX đối với các QTDND thành viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về cơ chế tự chủ:

Hệ thống QTDND phải luôn nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các đơn vị cấu thành hệ thống. Bên cạnh đó, việc đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến vấn đề tổ chức, hoạt động và các chiến lược phát triển của hệ thống được thực hiện một cách dân chủ và minh bạch. Để làm được điều đó, hệ thống QTD luôn đảm bảo phát huy tốt các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức liên kết, phát triển hệ thống (đại diện quyền lợi, định hướng chiến lược, thanh tra- kiểm toán, quản lý Quỹ an toàn, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho các QTD thành viên,…).

- Về thành lập Quỹ an toàn:

Quỹ an toàn được xem là một trong những yếu tố quyết định đối với việc củng cố, chấn chỉnh các QTD yếu kém. Khi gặp khó khăn về tài chính, QTDCS được Quỹ an toàn hỗ trợ với điều kiện phải cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục, chấn chỉnh. Một trong các biện pháp thường được Quỹ an toàn áp dụng trong củng cố, chấn chỉnh QTD yếu kém là thay đổi bộ máy nhân sự quản trị, điều hành. Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận thanh tra - kiểm toán với Quỹ an toàn giúp cho quá trình hỗ trợ và theo dõi việc củng cố, chấn chỉnh của QTD đạt hiệu quả cao.

- Về nguồn nhân lực:

Công tác đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng dẫn đến thành công của hệ thống QTDND. Các cán bộ, nhân viên của hệ thống QTDND cần nêu cao ý thức học tập, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn.

- Về vai trò của các thành viên:

Các QTDND phải đặc biệt chú trọng đến vai trò của các thành viên QTD vì thành viên là nền tảng, là nhân tố cơ bản để xây dựng nên hệ thống. Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên, QTDND phải nâng cao chất lượng tín dụng để thể hiện tính ưu việt của mình và đặc biệt chú trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đến công tác giáo dục, tuyên truyền cho các thành viên về bản chất, nguyên tắc HTX, lợi ích và ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội của QTD.

- Về sự phối hợp hoạt động với chính quyền địa phương:

Các cấp chính quyền phải có sự quan tâm ủng hộ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của QTDND, đồng thời tổ chức ra các cơ quan bảo hiểm, bảo lãnh…để hỗ trợ, xử lý rủi ro cho các QTDND.

Tóm lại: Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng hợp tác xã nói chung, QTDND cơ sở nói riêng đã phát huy được tiềm năng phát triển to lớn, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, hệ thống QTDND đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển.

Với vai trò đặc biệt quan trọng của Ngân hàng hợp tác xã, là tổ chức đầu mối đối với sự phát triển của toàn hệ thống, chúng ta cần phải tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của NHHTX trên các mặt hoạt động nhằm phát huy hơn nữa vai trò của NHHTX. Từ đó, đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHHTX, giúp cho NHHTX cũng như hệ thống QTDND ở nước ta hoạt động an toàn và phát triển bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Về mặt lý luận đề tài đã hệ thống hóa một cách đầy đủ các vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng tại QTDND cơ sở như: đặc điểm hoạt động của các QTDND, các vấn đề cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích về chất lượng tín dụng tại QTDND cơ sở phường Gia Cẩm.

Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu mô hình hoạt động trong các quỹ tín dụng tại một số nước trên thế giới như: mô hình ngân hàng HTX ở CHLB Đức là một trong những mô hình phát triển thành công nhất kết hợp với mô hình QTD Desjardins Canada để rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện thực tiễn hoàn thiện và phát triển mô hình hệ thống TCTD là HTX ở Việt Nam nói chung và QTDND cơ sở phường Gia Cẩm nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phường gia cẩm việt trì (Trang 43 - 50)