2. Súng hơi
2.1. Súng hơi giật
Ứng dụng: dùng với những bulông/đai ốc cần mômen tương đối lớn. 1. Mômen có thểđược điều chỉnh từ 4 – 6 nấc.
2. Chiều quay có thểđược thay đổi.
3. Sử dụng kết hợp với đầu khẩu dùng riêng. Đầu khẩu này đặc biệt khỏe, và có đặc
điểm là tránh cho chi tiết không bị văng ra khỏi khẩu. Không được sử dụng đầu khẩu khác với loại dùng riêng này.
Hình B.1.34:Súng hơi giật.
3. Thiết bị tháo, lắp lốp.
*Cấu tạo:
Hình B.1.35:Thiết bị tháo, lắp lốp.
1.Cần điều khiển.2; Cắp piston, xilanh định vị; 3.Bàn định vị lốp; 4.Cần tháo,lắp lốp; 5.lò xo hồi vị cần; 6.Khoá hãm cần.
59
-Phạm vi sử dụng: thiết bị tháo, lắp lốp tựđộng dùng để tháo,lắp tất cả các loại lốp xe ôtô xe con, xe du lịch, xe tải. Thiết bị này hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng sửa chữa bảo dưỡng ôtô vì những tính năng ưu việt của nó như là tiết kiệm thời gian và sức lực của người thợ, giá thành hợp lý…
-Cách vận hành:
+Tháo sạch hơi ở lốp xe. Sau đó đưa lốp vào cơ cấu kẹp để ép sạch khí ra khỏi lốp
đồng thời tách phần lốp và phần vành lốp xe.
+Sau đó đưa lốp lên bàn định vịđể lốp cân ở giữa bàn định vị sau đó ấn nút định vị
lúc này van tiết lưu mở khí nén sẽđi vào cặp piston, xylanh và đẩy piston thắng lực xo hồi vị piston khi đó piston đi ra đẩy cho cơ cấu định vịđi ra tác dụng vào vành bánh xe hãm cứng bánh xe lại trên bàn định vị.
+Ta đưa cần tháo lắp 4 đến đúng vị trí bên trên lốp sao cho đầu cần tháo, lắp lốp cách lốp từ 2-3 cm. Và chắc chắn rằng đầu cần không chạm vào vành lốp nếu không khi tháo sẽ gây ra hỏng vành lốp, sau đó ta cốđịnh cần bằng khoá hãm cần 6.
+Ta dùng lơvia móc lốp móc phần lốp ra đưa vào phần đầu của cần móc lốp. Rồi ta dùng chân ấn vào nút quay để tháo lốp. Khi đã tháo được phần trên của lốp ra ta tháo săm ra khỏi lốp sau đó ta lại đưa phần dưới của lốp lên và làm tương tự như
phần trên thì ta tháo được lốp hoàn toàn khỏi vành lốp.
+khi lắp ta lắp được phần dưới của lốp dễ dàng sau đó lắp săm vào khi lắp phần trên ta nhấn nút quay để lắp lốp vào.
60
BÀI 4: DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊĐO KIỂM -CHẨN ĐOÁN
Mục tiêu:
Sau khi học bài học này người học có khả năng:
- Sử dụng các dụng cụđo cầm tay đúng cách - Bảo quản các dụng cụđo đúng cách
- Sử dụng hiệu quả các thiết bịđo kiểm, chẩn đoán động cơ
- Sử dụng hiệu quả các thiết bịđo kiểm, chẩn đoán hệ thống gầm - Sử dụng hiệu quả các thiết bịđo kiểm, chẩn đoán hệ thống điện - Sử dụng hiệu quả các thiết bị chẩn đoán chuyên dùng
1. Các Dụng cụđo
Các dụng cụ đo được sử dụng để chẩn đoán tình trạng của xe bằng cách kiểm tra xem kích thước của chi tiết và trạng thái điều chỉnh có phù hợp với tiêu chuẩn hay không ,và xem các chi tiết của xe hay động cơ có hoạt động đúng hay không.