0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Một số dụng cụ đo thông dụng:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ HỌC PHẦN SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ (Trang 62 -62 )

2. Súng hơi

1.3. Một số dụng cụ đo thông dụng:

1.3.1. Thước cặp

62

thước kẹp gồm có: 1 cặp lưỡi để đo ngoài, 1 cặp lưỡi để đo trong và 1 lưỡi để do chiếu sâu. Trên thước kẹp có 2 loại đơn vị đó là inch và mm. ỞViệt Nam thường dùng đơn vị là mm. Ngoài ra ở trên thước còn có 1 khoá hãm dùng để hãm cứng thước ở vị trí cốđịnh.

Bước 1: đóng hoàn toàn đầu đo trước khi đo, và kiểm tra rằng có đủ khe hở giữa

đầu đo có thể nhìn thấy ánh sáng

Bước 2: khi đo, di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp.

Bước 3: khi chi tiết đã được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp, cố định thước trượt bằng vít hãm để dễđọc giá trịđo.

Thước cặp có thểđo được

1. Đo chiều dài; 2. Đo đường kính trong; 3. Đo đường kính ngoài; 4. Đo độ sâu Bước 1: Đọc giá trị đến 1.0 mm Đọc trên thang đo chính, vị trí bên trái của điểm 0 trên thanh trượt. VD: như hình là 45 mm

Bước 2: đọc giá trị phần thập phân: đọc tai điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. VD: như hình là 25

Bước 3: cách tính toán giá trị đo: lấy giá trị ở 1 + (giá trị ở 2 x độ chính xác của thước thường được ghi trên thân). VD: độ chính xác của thước bạn cần đo là 0.02mm

ta có:45+25x0.02= 45.5mm

-Phạm vi sử dụng

63

1.3.2. Thước panme -Cấu tạo:

Cấu tạo của panme gồm 1 mặt tĩnh và 1 mặt chuyển động 2 mặt này nằm cùng trên 1 đường tâm. 2 mặt này dùng để kẹp giữ vật, chi tiết cần đo. Panme có tay vặn nối liền với ống xoay và trục chuyển động. Khi ta xoay tay vặn thì kéo theo ống xoay sẽ

xoay và chuyển động tịnh tiến trên ống trượt đồng thời lúc này trục chuyển động cũng xoay và chuyển động tịnh tiến.

Panme thường ghi loại đơn vị là mm. Panme có 2 loại là panme đo trong dùng để đo các đường kính trong các lỗ và panme đo ngoài dùng để đo đường kính ngoài của các chi tiết.

- Panme dùng đểđo các chi tiết cần có độ chính xác cao tới 0,01 (mm). Nó thường

được dùng để đo đường kính của chi tiết tròn (ví dụ như đường kính piston,đường kính chốt piston,đường kính lỗ chốt piston).

Cách đọc giá trịđo được trên thước panme như sau:

Bước1 : đọc giá trị đo đến 0.5mm. Đọc giá trị lớn nhất mà có thể thấy được trên thang đo của thân panme. VD: như hình là 55.5mm

Bước 2: đọc giá trị đo từ 0.01mm đến 0.5mm. Đọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thân panme trùng nhau. VD: như hình là 0.45mm

Bước3: tính toán giá trị đo: lấy giá trị ở 1 cộng với giá trị ở 2: 55.5 + 0.45 = 55.95mm

64

1.3.3 Đồng hồ xo:

Ứng dụng

Chuyển động lên xuống của đầu đo được chuyển thành chuyển động quay của kim chỉ ngắn và dài. Dùng để đo độ lệch hay cong của trục, và sự biến đổi bề

mặt của mặt bích Các loại đầu đo

Loại dài:dùng đểđo những chi tiết ở những nơi chật hẹp. Loại con lăn:dùng đểđo những bề mặt lồi/lõm...

Loại bập bênh:dùng đểđo những chi tiết mà dao động không thể chạm trực tiếp vào (độ lệch theo hướng thẳng đứng của mặt bích lắp).

Loại phẳng: dùng đểđo vấu lồi…

Độ chính xác của phép đo: 0.01mm. -Cáchđo

- Luôn sử dụng khi đã định vị trên đế từ. Điều chỉnh vị trí của đồng hồ so và vật đo, và đặt đầu đo sao cho nó nằm ởđiểm giữa của phạm vi chuyển động.

- Quay vật đo và đọc độ lệch của kim chỉ.

-Đọc giá trịđo

Đồng hồ so cho thấy chuyển động của 7 vạch. Độ lệch: 0.07mm.

Hình B.1.40:Đồng hồ xo.

1.Kim dài (0.01mm / một vạch); 2.Kim ngắn (1mm / một vạch)

65

Hình B.1.41:Hướng dẫn sử dụng đồng hồ xo.

1.Vít hãm; 2.Tay nối; 3.Đế từ.

1.3.4. Đồng hồ vạn năng:

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ

một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện, tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vậy khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

- Giới thiệu vềđồng hồ vạn năng (VOM)

Hình B.1.42:Đồng hồ vạn năng (VOM)

- Phạm vi sử dụng

66

+ Đo điện áp một chiều ở thang đo DC + Đo điện trở bằng thang đo điện trở:

 Đo kiểm tra giá trị của điện trở

 Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn

 Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in

 Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không

 Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụđiện

 Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.

 Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện

 Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.

1.3.5. Đồng hồ số DIGITAL

-Phạm vi sử dụng:Đồng hồ số Digital có một sốưu điểm so với đồng hồ cơ khí, đó là độ chính xác cao hơn, trở kháng của đồng hồ cao hơn do đó không gây sụt áp khi

đo vào dòng điện yếu, đo được tần số điện xoay chiều, tuy nhiên đồng hồ này có một số nhược điểm là chạy bằng mạch điện tử lên hay hỏng, khó nhìn kết quả trong trường hợp cần đo nhanh, không đo được độ phóng nạp của tụ.

+ Đo điện áp xoay chiều và 1 chiều. + Đo được giá trịđiện trở.

+ Đo tần số. + Đo logic.

+Đo tụđiện, đo điốt, đo transistor. -Giới thiệu vềđồng hồ số DIGITAL:

67

Hình B.1.43:Đồng hồ số DIGITAL.

2.Các thiết bịđo

2.1. Thiết bịđo áp xuất xi lanh

Thiết bị có đồng hồ báo để báo giá trị áp suất lớn nhất được đo trong xi lanh

- 2, 3 là các đường ống dẫn khí nén từ trong xylanh đến đồng hồ-Thiết bị có đồng hồ báo giá trịđể báo giá trị.

-Các đầu nối 4 làm nhiệm vụ nối ống 3 và lỗ bugi.

*Cấu tạo

Hình B.1.44:Thiết bịđo áp xuất xi lanh.

1. Đường ống dẫn khí; 2.Đồng hồ báo giá trị; 3.ống tuy ô dẫn khí nén; 4.Các đầu nối

*Cách sử dụng thiết bị

-Chuẩn bị:

+ Sạc ắcquy đầy.

+ Đảm bảo bộ khởi động còn hoạt động tốt.

+Làm nóng động cơđể dầu lên đủ. Điều này rất quan trọng để tránh sự

mài mòn giữa các chi tiết trong động cơ khi sử dụng thiết bịđo. +Tắt máy và tháo tất cả các bugi ở tất cả các xylanh ra. +Đo xem có bị rò điện ở các đường dây cao áp không. -Tiến hành:

+Chọn đầu nối phù hợp với lỗ bugi.

+Lắp đường ống dẫn khí nén vào đầu nối và sau đó nắp vào lỗ bugi. Do

đầu nối có ren nên nắp vào lỗ bugi một cách dễ dàng. +Lắp đồng hồ báo giá trị vào đường ống dẫn.

68

+Sau khi nắp xong ta mở hoàn toàn bướm ga khởi động máy đề khi tốc

độđộng cơ tăng, giá trị áp suất cũng tăng theo và dừng lại ở một giá trị nào đó. Giá trị này chính là áp xuất nén của xylanh. Thực hiện vài lần để thu được giá trị chính xác. 2.2.Thiết bịđo áp suất dầu *Cấu tạo -Thiết bịđo áp suất dầu gồm 1 đồng hồđo áp suất (0-7 kg/cm2) được nối với 1 ống dài 1,9 m. -Thiết bị còn gồm các đầu nối. Hình B.1.45:Thiết bịđo áp suất dầu. 1.đồng hồđo và dây nối; 2. Các đầu kết nối

*Phạm vi sử dụng:Thiết bị này có khả năng đo nhanh và chính xác áp xuất thuỷ

lực. Nó phản ánh tương đối chính xác tình trạng bôi trơn của động cơ. Nhờ vào các

đầu nối mà ta có thể áp dụng đo áp suất bôi trơn lên tất cả các chủng loại xe ôtô thông thường.

*Cách sử dụng:

+Nối đồng hồđo và ống dẫn với bơm dầu bằng các đầu nối. Khởi động và làm nóng

động cơđầy đủ để tránh sự mài mòn giữa các chi tiết khi thực hiện đo. Thực hiện

đo áp suất dầu khi động cơ hoạt động. Lúc này bơm dầu sẽ tạo ra áp suất để hút dầu từ cácte đẩy vào đường ống của ống dẫn đến đồng hồ đo và ta sẽ xác định đươc áp suất dầu động cơ (hay chính là áp xuất bơm dầu tạo ra). Ta sẽ xác định được áp xuất

69

dầu ở các chế độ tải trọng khi ta thay đổi chế độ làm việc của động cơ. Vì áp suất dầu thay đổi theo tốc độ quay của động cơ, sử dụng máy đo tốc độđộng cơ hay thiết bị tương tự kết hợp với đồng hồ đo áp suất, áp suất dầu bình thường là 2-3 kg/cm2 khi động cơ chạy ở tốc độ 2000 (vòng/phút). 2.3. Thiết bịđo góc đánh lửa sớm *Cấu tạo Thiết bị bao gồm -Đèn hoạt nghiệm có đồng hồ báo trị số góc đánh lửa sớm. Hộp kẹp cảm ứng kẹp và dây cao áp để xác định tần sốđánh lửa.

-Các kẹp điện nối vào 2 đầu ác quy để lấy nguồn cho đèn.

Hình B.1.46: Thiết bịđo góc đánh lửa sớm.

Công dụng:

+Kiểm tra việc đặt lửa, và góc đánh lửa ban đầu có đúng yêu cầu kỹ thuật hay không.

+Kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu đánh lửa sớm tựđộng. +Kiểm tra góc ngậm má vít.

Cách sử dụng:

Kiểm tra điểm góc đánh lửa trên động cơ nhiều xi lanh:

+Kẹp điện dương vào cọc dương ác qui, kẹp điện âm vào cọc âm ắc qui 12V. +Kẹp hộp cảm ứng vào dây cách điện cao thế bugi số 1.

70

+Chỉnh cho động cơ nổ không tải đúng số vòng quay trục khuỷu qui định.

+Hướng đèn vào puli trục khuỷu và dấu cân lửa, bấm công tắc. Quan sát dấu cân lửa trên puli và số ghi độ nơi cácte. Ví dụ qui định đánh lửa sớm 50, dấu cân lửa trên puli phải ở ngay nấc 50 mỗi khi đèn chớp sáng.

+ Nếu đánh lửa muộn, ta nới lỏng ốc siết vỏ bôbin đánh lửa vào thân máy, xoay nhẹ

vỏ bôbin đánh lửa ngược chiều rôto để tăng thêm góc đánh lửa sớm. Nếu đánh lửa quá sớm, ta xoay vỏ bôbin đánh lửa theo chiều quay của rôto.

2.4. Thiết bịđo nhiệt độđộng cơ: Cấu tạo: Cấu tạo:

-Thiết bị này có thể đo một cách an toàn nhiệt độ cho các bề mặt nóng, nguy hiểm hoặc những vật khó có thể với tới được mà không cần chạm.

-Thiết bị gồm có 1 màn hình hiển thị nhiệt độđo được. Các nút điều chỉnh oC và oF. Công tắc bật máy. phần đầu có đèn chiếu tia hồng ngoại và tia laze.

Hình B.1.47: Thiết bịđo nhiệt độđộng cơ.

Nguyên lý làm việc: Thiết bị đo nhiệt độ bằng tia hồng ngoại đo nhiệt độ

trên bề mặt của vật đo. Cảm nhận tín hiệu quang học phát ra, phần phản xạ lại, năng lượng phát đi, chúng được hội tụ lại trên đầu dò. Tín hiệu từ sẽ được chuyển thành con số về biểu diễn nhiệt độ hiển thị trên màn hình.

Cách sử dụng:

71

+Phải xét đến tỉ lệ cỡ đốm sáng theo khoảng cách và phạm vi quan sát. Phải đảm bảo mục tiêu phải lớn hơn cỡ của đốm sáng nếu nhỏ hơn ta phải di chuyển đến gần hơn. Ở độ chính xác tới hạn mục tiêu tối thiểu phải lớn hơn gấp đôi cỡ của đốm sáng.

3.Các thiết bị kiểm tra

3.1. Thiết bị kiểm tra bình ắc quy Cấu tạo: Cấu tạo:

- thiết bị bao gồm :

+ 2 đầu nối với đầu dương và đầu âm của bình ác quy. Dây mầu đỏ nối với dầu dương bình ắc quy. Dây mầu đen nối với đầu âm bình ắc quy.

+ 1 công tắc bật nguồn cho thiết bị thiết bị chạy bằng pin. + 1 màn hình hiển thị kết quả có các nhóm màu xanh vàng đỏ.

Hình B.1.48: Thiết bị kiểm tra bình ắc quy.

1.Dây nối đầu Với dương(+), âm(-)của bình ắcquy; 2.Công tắc bật nguồn; 3.Màn hình hiển thị kết quả.

Cách sử dụng:

+Kết nối đầu dương (+), âm (-) của ắc quy với đầu dương (+), âm (-) của thiết bị

kiểm tra.

+Sau đó đọc trên thang đo. Mỗi nhóm thang đo được đọc phụ thuộc vào các loại xe dưới đây:

72

Nhóm thứ 2 xe ca chở hành khách. Nhóm thứ 3 Xe ca cỡ nhỏ.

Nhóm thứ 4 Xe môtô.

Nhóm màu : Xanh - tốt “OK”; Vàng - nghèo “weak – low”; Đỏ - tồi “replace” Khoảng thời gian kiểm tra không quá 3 giây.

3.2. Thiết bị kiểm tra hệ thống làm mát Cấu tạo: Cấu tạo:

-Thiết bị kiểm tra két nước làm mát gồm 1 đồng hồ báo áp xuất, 1 bơm tay khí nén và 1 ống dẫn, ngoài ra còn có các đầu nối với nắp két nước để kiểm tra van hơi không khí ở nắp két nước và các đầu nối để kiểm tra độ kín khít của két nước làm mát.

Hinh B.1.49: Thiết bị kiểm tra két nước làm mát và cách sử dụng.

1.Các đầu nối kiểm tra két nước; 2.Các đầu nối kiểm tra nắp két nước; 3.Thiết bị kiểm tra.

Cách sử dụng:

+Kiểm tra nắp két nước

-Nối thiết bị kiểm tra với nắp két nước làm mát bằng đầu nối. Điều chỉnh chiều dài của ống nối cũng như làm kín bằng cách vặn chặt chi tiết cao su, vặn theo chiều kim

đồng hồ để cho nó dài hơn. Loại nắp ướt được làm sạch cặn bẩn trước khi nối với thiết bị bằng đầu nối. Sau khi nối xong ta bơm để tăng áp xuất cho đến khi nắp van mở và kim đồng hồ dừng. Nắp ởđiều kiện tốt thì đồng hồ áp kế biểu hiện giá trị nhỏ

73

-Công việc chuẩn bị trước khi kiểm tra: bịt kín đường nước vào và đường nước ra của két nước làm mát. Đổ nước làm mát vào két nước.

-Công việc kiểm tra: thiết bị vào két nước làm mát bằng đầu nối phải đảm bảo độ

kín khít. Sau đó ta bơm cho áp kế chỉ 1 áp suất nhất định rồi chờ khoảng vài phút nếu áp kế vẫn giữ nguyên giá trị thì chứng tỏ két nước làm mát được bao kín hoàn toàn. Nếu áp kế bị giảm giá trị thì chứng tỏ két nước bị rò cần phải sửa chữa.

+Kiểm tra két nước làm mát

Hình B.1.50: kiểm tra két nước là mát.

3.3. Thiết bị kiểm tra máy phát,máy đề

Cấu tạo:

Hình B.1.51:Thiết bị kiểm tra máy phát,máy đề.

Thiết bị kiểm tra máy phát máy đề gồm có:

-Mô tơ 0,7 hoặc 1,3 cực kép, 380V 3 pha hoặc có thể yêu cầu loại 220V 3 pha. Hay còn có phiên bản một pha với mô tơ 1 pha 1 cực điện.

-Dụng cụđo analog: vôn kế (0-50V), Ampe kế (0-1000A). Hay vôn kế với vạch (0)

74

- Thiết kế khung thép hàn, sơn tĩnh điện. +Ắcquy đặt trong khoang có khoá.

+Khi kiểm tra máy phát môtơ dẫn động máy phát bằng đai. +Thiết bị còn có 1 bảng điều khiển và các cầu chì bảo vệ thiết bị.

-Phạm vi sử dụng: Thiết bị kiểm tra máy phát máy đề phiên bản plus có thể kiểm tra:

+Kiểm tra máy phát điện xoay chiều và Dynamos lên tới 700W thông qua kiểm tra tải (biến trở 300W cho kiểm tra 12V)

+Máy đề 12 và 24 V kiểm tra không tải với phanh cơ khí theo yêu cầu. +Nhiều thiết bị như gạt mưa, đèn báo, quạt…

+Kiểm tra cầu chỉnh lưu 6 hay 9 điốt. +Kiểm tra điốt điện dung hay điện cảm. +Kiểm tra tụđiện

+Kiểm tra cách điện (stato, rôto, cực điện) +Kiểm tra cho module, cuộn dây và bộ tạo xung

3.4. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe: *Cấu tạo: *Cấu tạo:

75

-Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe bao gồm

1. Bộ điều khiển trung tâm: sử dụng cho tất cả các thiết bị đo. Nó bao gồm bảng

điện và quản lý các giữ liệu từ các cảm biến. Điện áp sử dụng : 220/ 240VAC 1 pha,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ HỌC PHẦN SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ (Trang 62 -62 )

×