0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ HỌC PHẦN SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ (Trang 75 -75 )

2. Súng hơi

3.4. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe:

*Cấu tạo:

75

-Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe bao gồm

1. Bộ điều khiển trung tâm: sử dụng cho tất cả các thiết bị đo. Nó bao gồm bảng

điện và quản lý các giữ liệu từ các cảm biến. Điện áp sử dụng : 220/ 240VAC 1 pha, 50/60Hz, công suất 500W.

2. Máy in: kết quảđược in ra nhờ sử dụng máy in phun màu, khổ giấy A4. 3.Bộ phận máy tính điều khiển trung tâm.

4. Bàn phím: là loại bàn phím 102 ký tự. Có 04 phím chức năng mà hầu hết tất cả

các máy có thể sử dụng được. Bàn phím dùng để nhập các thông tin về khách hàng và các dữ liệu về xe.

5. Màn hình: tất cả các model đều sử dụng màn hình màu với độ phân giải cao. 6. Ổ cắm nguồn.

7. Các cảm biến.

8. Đèn báo nạp, công tắc bật máy. 9. Đĩa kiểm tra góc lái.

10. Bộ kẹp bánh xe.

11. Cơ cấu giữ bàn đạp phanh: được sử dụng để khóa bàn đạp phanh trong khi chuẩn bịđo. Nó được sử dụng trong màn hình chỉ dẫn trong khi chạy chương trình. 12. Khóa tay lái : đây là cơ cấu để cố định vành tay lái. Nó được sử dụng trước khi

điều chỉnh các công đoạn được hiển thị trong chương trình.

Phạm vi sử dụng:

Cácmodel: ARC760/ARC780/ARC760R/ARC780R/ARC76BTH/ARC78BTH. Là các máy có thể xác định được tất cả các góc đặt bánh xe trên xe. Những góc này

được đo bằng 4 cảm biến được kết hợp với bộ sử lý trung tâm và đọc, truyền dữ liệu bằng tia hồng ngoại (Sử dụng kết nối không dây giữa các của cảm biến). Các dữ

liệu được truyền từ cảm biến phía trước lên tủđiều khiển trung tâm. Đối với model : ARC760/ARC780 tín hiệu được truyền bằng cáp, trong khi đối với model: ARC760R/ARC780R thì sử dụng truyền tín hiệu bằng sóng radio. Đối với model: ARC76BTH/ARC78BTH thì sử dụng truyền tín hiệu bằng sóng bluetooth. Khả

76

năng truyền được chính xác các giá trịđo góc trong khoảng 4,5mét. Trong điều kiện thiết bị sử dụng ở nhiệt độ 0oC – 40oC .

4.Các thiết bị dùng trong bảo dưỡng sửa chữa ôtô. 4.1. Thiết bị cân bằng lốp.

*Cấu tạo

Hình B.1.53: Thiết bị cân bằng lốp.

A.Công tắc nguồn;B.Cáp nguồn;C.Bảng hiển thịđối trọng;D.Bảng điều khiển. E.Tấm chắn;F.Mặt bích;G.Dụng cụđểđo khoảng cách;H.Phanh chân

I.Móc treo phụ kiện;L.Cấp khí.

Bảng điều khiển của thiết bị:

Hình B.1.54:Bảng điều khiển của thiết bị cân băng lốp.

1.Màn hình hiển thị; 2,3. Đèn lép chỉ hướng không cân bằng; 4.Nút đặt khoảng cách vành; 5.Nút đặt đường kính vành; 6.Nút đặt độ rộng vành; 7.Nút để lựa chọn đơn vị đo(mm/inch); 8.Nút lựa chọn chương trình cân bằng mode ;9.Nút lựa chọn sử dụng.

77

10.Nút tăng, giảm các thông số; 11.Nút xác nhận các thông số; 12.Tối ưu hoá công việc cân bằng; 13.Nút chia tải trọng; 14.Nút điều khiển các chức năng menu

-Phạm vi sử dụng: Thiết bị cân bằng lốp được thiết kế chuyên dùng để cân bằng bánh xe các loại: xe con, xe du lịch, xe tải.

-Cách sử dụng:

+Lắp bánh xe cần đo vào máy cốđịnh chắc chắn. +Bật công tắc cho máy hoạt động.

+Đợi ít phút, trên màn hình hiển thị (0 0). +Nhập các kích thước bánh xe.

+Đóng nắp bảo vệ nhấn nút start để bắt đầu đo.

+Trong quá trình chạy các số trên màn hình biến mất trừđèn tâm màn hình.

+Khối lượng và vị trí mất cân bằng ở 2 bên bánh xe được đo đồng thời và được hiển thị riêng biệt.

+Khi thực hiện xong các phép đo bánh xe tựđộng chạy chậm dần cho đến khi dừng hẳn.

+Không được mở tấm bảo vệ trước khi bánh xe ngừng quay. Trong trường hợp khẩn cấp ấn nút stop để dừng ngay máy.

+Các mũi tên trên đèn LED chỉ vị trí mất cân bằng.

+Quay bánh xe cho đến khi đèn LED sáng. Quan sát trên màn hình hiển thịđộ mất cân bằng. Gắn gia trọng tương ứng vào vị trí đỉnh trên vành bánh xe (theo múi giờ

theo 12 giờ trên đồng hồ). Sau khi gắn đối trọng xong bật máy kiểm tra lại xem bánh xe đã cân bằng chưa.

4.2.Các thiết bị dùng trong kiểm định chất lượng ôtô. 4.2.1. Thiết bị kiểm định đèn pha ôtô

78

Bao gồm:

- Có 1 kính xoay để điều chỉnh thiết bị vuông góc với đường tâm của xe trước khi kiểm tra.

- Bánh xe bằng kim loại chạy trên hai thanh ray

- Điều chỉnh chiều cao buồng đo tự động trên trụ đứng bằng nhôm, cơ cấu đối trọng lắp trên thiết bị.

- Màn hình buồng đo lớn. Có màn hình LCD trên buồng đo dùng để hiển thị menu lựa chọn và các kết quảđo.

- Bàn phím trên buồng đo có tính năng chống thấm nước.

- Camera kỹ thuật cao dùng để ghi lại và số hoá hình ảnh các chùm sáng của đèn. - Bộ vi xử lý đơn đểđiều khiển thiết bị.

- Chương trình đánh giá kết quả kiểm tra bao gồm diễn giải kết quả.

Hình B.1.55:Thiết bị kiểm định đèn pha ôtô.

Cách sử dụng:

-Chuẩn bị trước khi đo:

+Kiểm tra ôtô phải ở tình trạng tốt nhất lau sạch bụi trên đèn pha, điều chỉnh áp suất căng bánh xe theo tiêu chuẩn, khởi động động cơđảm bảo ắcquy được nạp đầy.

79

+Kiểm tra thiết bị đo đảm bảo thiết bị đo hoạt động tốt. Đảm bảo thiết bị đo nằm ngang không có vật lạ hay đá ở dưới bánh xe. Ôtô và thiết bị đặt trong nhà xưởng phải chắc chắn rằng không có ánh sáng phía ngoài rọi vào thấu kính của bộ phận tiếp nhận ánh sáng.

-Tiến hành đo:

+Tiến hành đo đèn pha:

- Bật công tắc nguồn của thiết bị kiểm tra, bật công tắc đèn laze để xác định mặt phẳng thường của đèn. Đảm bảo tia laze thẳng với đường tâm của đèn. Tắt công tắc laze.

- Đặt công tắc chọn pha/cốt của bộ phận ánh sáng về phía đèn pha chọn chương trình kiểm tra đèn pha. Bật đèn pha của ôtô. Lúc này các giá trị đo được thể hiện ở

trên màn hình. So sánh với tiêu chuẩn và điều chỉnh đèn pha. Làm tương tự với đèn pha còn lại.

+Tiến hành đo đèn cốt: Tương tự như cách đo đèn pha nhưng lúc này ta phải chọn chương trình kiểm tra đèn cốt. Và bật đèn cốt của ôtô.

4.2.2. Thiết bi phân tích khí thải (MGT5) *Cấu tạo:

Hình B.1.56:Thiết bi phân tích khí thải (MGT5).

Bao gồm: Module đo RPM của máy kiểm tra khí thải động cơ Xăng. Kẹp dây bugi lấy tín hiệu đo RPM của động cơ Xăng. Bộđo tốc độ vòng quay kiểu độ rung dùng cho động cơ Xăng và động cơ Diesel. Cảm biến đo nhiệt độ dầu bôi trơn dùng cho

80

máy MGT5. Chân để máy MGT5, máy tính, màn hình, bàn phím, con chuột. Phần mềm EURO SYSTEM TRUCK. Bình khí chuẩn để hiệu chỉnh máy MGT5.

- Cách sử dụng:

+ Chuẩn bị trước khi đo: cho xe đi vào bộ bệ thử kiểm tra chắc chắn xe ở trạng thái tốt nhất. Kiểm tra thiết bị phân tích khí thải chắc chắn thiết bị hoạt động tốt. Kết nối thiết bị với xe cần kiểm tra. Bằng việc nối ống dẫn khí xả từ động cơ vào thiết bị

phân tích. Nối dây kẹp bugi lấy tín hiệu đo tốc độ của động cơ xăng. Hay dùng bộ đo tốc độ kiểu độ rung thì ta nối cảm biến độ rung vào xe loại này dùng cho cảđộng cơ xăng và động cơ diesel.

+ Tiến hành đo: khởi động thiết bị phân tích khí xả chờ khoảng 5-10 phút sau đó chọn chương trình đo khí thải động cơ. Khởi động động cơ cho động cơ chạy ở từng chếđộ của động cơ như chếđộ không tải, tải nhỏ, tăng tốc, toàn tải lúc này trên màn hình hiển thị kết quả đo nồng độ khí HC, CO, CO2, NOx theo số vòng quay của

động cơ. Ta in kết quả bằng máy in và so sánh với tiêu chuẩn.

4.2.3. Thiết bị kiểm tra trượt ngang

Hình B.1.57: Thiết bị kiểm tra trượt ngang.

*Cấu tạo:

Bao gồm: tấm kiểm tra được gắn bằng mặt nền xưởng tấm kiểm tra có thể lắc ngang, màn hình hiển thị và đèn báo hiệu. Ngoài ra thiết bị còn có 1 máy in để in kết quảđo được.

Ứng dụng

81

-Để lái xe an toàn hơn -Để lái xe thoải mái hơn -Để giảm hao mòn vỏ xe

Cách sử dụng:

Chuẩn bị trước khi đo:

Kiểm tra áp suất lốp xe xem có đúng tiêu chuẩn không. Kiểm tra xem thiết bị có hoạt động tốt không.

Bật nguồn thiết bị kiểm tra. Cho xe chạy với tốc độ khoảng 5km/h đi vào tấm kiểm tra. Tấm kiểm tra sẽ bịđẩy sang bên trái hoặc bên phải khi xe chạy qua phụ thuộc vào vết bánh xe đi qua. Ngoài ra khi độ trượt ngang quá lớn sẽ có đèn báo mầu đỏ

bên trái hoặc bên phải tuỳ kết quả trượt ngang âm (-) hoặc dương (+) trên màn hình hiển thịđổi mầu. Và trên màn hình hiển thịđộ trượt ngang in kết quả và so sánh với

độ trượt ngang tiêu chuẩn.

4.2.4. Thiết bị kiểm tra phanh bánh xe

Cu to:

Hình B.1.58:Thiết bị kiểm tra phanh bánh xe.

Gồm có:

- Tủ có ngăn đểđặt máy tính, máy in, màn hình, bàn phím, con chuột.

- Tủ chứa các bộ phận điện và điện tửđể kết nối các thiết bị kiểm tra phanh, kiểm tra trượt ngang với máy tính, máy in.

- Kết quả kiểm tra có thểđược lưu trữ trong máy tính, truy xuất khi cần và có thể được in ra trên giấy A4 thông qua máy in.

82

-Bộ rulô (bệ thử)

- Chương trình tựđộng khởi động bộ rulô giúp xe ra dễ dàng sau khi kiểm tra. - Có hệ thống cân trọng lượng cầu xe loại 4 cảm biến.

Cách s dng:

+ Chuẩn bị trước khi kiểm tra: kiểm tra áp suất lốp có đúng tiêu chẩn không. Kiểm tra xem thiết bị kiểm tra còn hoạt động tốt không.

+ Tiến hành đo: khởi động thiết bịđo. Cho xe đi từ từ vào bệ thửđể 2 bánh xe trước lọt vào bệ thử. Sau đó tắt máy và về số 0. Lúc này bộ rulô (bệ thử phanh) tự khởi

động làm cho bánh xe quay lúc này nhiệm vụ của người lái là điều khiển xe sao cho xe đi thẳng và vào giữa bệ thử sau đó đạp phanh rứt khoát lúc này bộ rulô tự dừng khi lực phanh đạt giá tri max và trên máy sẽ báo kết quả lực phanh đo được ở 2 bánh xe trước và độ lệch của lực phanh giữa 2 bánh xe vừa đo. Sau đó ta khởi động

động cơđưa 2 bánh trước ra khỏi bệ thử và tiếp tục đo lực phanh 2 bánh xe sau tương tự như 2 bánh xe trước. Sau đó ta in kết quả bằng máy in và so sánh với lực phanh tiêu chuẩn và độ lệch tiêu chuẩn giữa 2 lực phanh 2 bên.

4.2.5. Thiết bị kiểm tra giảm xóc

Cu to

Hình B.1.59:Thiết bị kiểm tra giảm xóc.

Bao gồm:

- Chỉ có thiết bị lắp trên nền xưởng, hiển thị kết quả kiểm tra lên màn hình tủ điều khiển máy kiểm tra phanh

- Thiết bị được đấu nối vào tủ điều khiển/hiển thị máy kiểm tra phanh, hiển thị

trên màn hình được đánh giá bằng “Lehr Damping Rate" (mức độ giảm xóc theo công thức Lehr) hoặc mức độ giảm xóc “D”, có độ lệch hai bên, có diễn giải bằng biểu đồ.

83

Quy trình kiểm tra hoàn toàn tựđộng.

Cách sử dụng:

+ Chuẩn bị trước khi đo: kiểm tra áp suất lốp có đúng tiêu chuẩn để vào kiểm tra hay không. Kiểm tra xem thiết bị có hoạt động tốt không.

+ Tiến hành đo: cho xe đi vào bộ kiểm tra một cách từ từ và dừng lại ở trên tấm kiểm tra. Quy trình kiểm tra hoàn toàn tựđộng. Lúc này 2 tấm kiểm tra tự khởi

động các môtơđiện kích thích cho các tấm kiểm tra dao động làm cho giảm xóc của xe dao động theo để qua đó xác định được tần số dao động cực đại, theo đó đánh giá sự giảm xóc của trục xe. Kết quảđược hiển thị trên màn hình tủđiều khiển máy kiểm tra phanh.

5.Các thiết bị chẩn đoán xách tay.

5.1. Bộ thiết bị chẩn đoán OBD-II (Scan tool)

Cấu tạo

Hình B.1.60:Thiết bị chẩn đoán OBD-II (Scan tool).

- Bộ thiết bị chẩn đoán OBD-II (Scan tool) có thể chia làm 3 phần:

+ Phần đầu: gồm Một màn hình hiển thị để hiển thị các thông tin bằng cách liên lạc với ECU qua các lại cảm biến khác nhau. Các đèn LED cũng để hiển thị thông tin. Và Hộp thiết bị vào/ra để cho card chương trình OBD-II vào.

84

+Phần thân: gồm bàn phím để vận điều khiển máy chẩn đoán. Một nút điều khiển

độ sáng của màn hình và một cổng cắm nguồn.

+Phần đuôi: gồm các cổng cắm thiết bị đo và các giắc nối giữ liệu(DLC) và một hộp pin Niken.

+Ngoài ra thiết bị chẩn đoán xách tay OBD-II còn có Một bộ cáp kết nối.

Các chức năng của OBD-II

-Chẩn đoán cảm biến oxy: tăng khả năng chẩn đoán cảm biến oxy bao gồm việc giám sát sự suy giảm chức năng và bám bẩn của cảm biến. Bằng việc giám sát tần sốđóng cắt mạch của cảm biến oxy theo tỷ lệ không khí/nhiên liệu tăng hay giảm.

-Giám sát hệ thống nhiên liệu: khi có điều kiện xẩy ra mà nguyên nhân ở bên ngoài việc điều hành của các thông số thiết kế. Ví dụ : tín hiệu lưu lựợng không khí bị méo (nhiễu), áp suất nhiên liệu không đúng, hoặc các vấn đề kỹ thuật khác. Hệ

thống OBD-II đưa ra dò tìm sự không bình thường của điều kiện điều hành. Nếu

điều kiện được tìm thấy dài hơn thực tế lý thuyết. Một DTC đã được lưu trữ. Khi một DTC được lưu trữ, vận tốc động cơ, tải, và tình trạng động cơ trước đó, được lấy ra qua đường truyền nối tiếp.

-Giám sát động cơ bỏ máy: Bằng việc sử dụng tín hiệu tần số cao vị trí trục cam, ECU giám sát được vận tốc của nó ngay cả khi ở thì sinh công. Khi một máy sinh công tốc độ của nó tại thời điểm đó tăng lên.

Toyota OBD-II sử dụng 36 - 24 răng cảm biến trục cam để trực tiếp đo vận tốc và vị trí trục cam. Thông tin được xử lý trong ECU để phát hiện ra xylanh bỏ máy và góc bỏ máy.

-Giám sát hồi lưu khí thải: Giám sát việc mở van hồi lưu khí thải, để đưa một phần khí thải quay trở lại buồng đốt nhằm mục đích giảm lượng khí thải độc hại NOx .

85

-Giám sát hệ thống không khí phụ: Xác định lượng không khí để đưa vào đường

ống xả, nơi có bộ phận trung hòa khí thải. Với mục đích cung cấp oxy cho quá trình phản ứng trung hòa CO, HC và NOx.

-Báo lỗi bằng đèn nhấp nháy: Khi một lỗi được thiết lập đèn kiểm tra sẽ bật sáng nhấp nháy liên tục để chỉ thị mã lỗi. Hệ thống OBD-II có thể chỉ dập tắt đèn báo hư

hỏng nếu hư hỏng không tái xẩy ra trong 3 chu kỳ tiếp theo. Hệ thống OBD-II có thể chỉ hủy một lưu trữ DTC nếu hư hỏng không được phát hiện trong 4 chu kỳ liên tiếp. Hệ thống Toyota không xóa mã, nhưng đúng hơn là cắm cờđánh dấu nếu hư

hỏng không tái xẩy ra trong 40 chu kỳ máy liên tiếp.DTC có thể được xóa bằng thiết bị giao tiếp bên ngoài hoặc tháo cực ắcquy ra.

-Readiness test: Hệ thống chẩn đoán OBD-II liên tục giám sát động cơ bỏ máy và sai hỏng của hệ thống nhiên liệu. Nó cũng thi hành chức năng kiểm tra trung hòa khí thải, hệ thống hồi lưu khí thải, và các cảm biến oxy trong một hay mọi chu kỳ. Tất nhiên khi tiến hành kiểm tra động cơ phải ở trạng thái hoạt động đúng theo danh nghĩa: nhiệt độ động cơ phải đúng quy định, góc bướm ga mở theo quy định,

động cơ phải chịu tải theo quy định.

ECU sẽ cung cấp các thông tin về tình trạng của động cơ ra một thiết bị bên ngoài

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ HỌC PHẦN SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ (Trang 75 -75 )

×