Tổ chức bài giảng trên máy tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biên soạn giáo trình điện tử học phần sửa chữa và bảo dưỡng ô tô (Trang 29)

2. Cơ sở sư phạm để xây dựng và biên soạn nội dung bài giảng

2.3. Tổ chức bài giảng trên máy tính

Bài giảng được tổ chức thành một phần mềm trên máy tính. Toàn bộ dữ liệu của phần mềm sẽ được đặt trong thư mục E-Learning. Dữ liệu để xây dựng các phần nội dung đã nêu như ở sơ đồ bên trên sẽ được đặt vào các thư mục có tên tương ứng.

3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thu thập và xử lý tài liệu 3.1.1. Nguồn tài liệu

Để xây dựng kết cấu bài giảng như trên, em đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập dữ liệu từ các nguồn sau:

(i) Các sách giáo trình, bài giảng sử dụng trong các trường đại học như: + Kết cấu ô tô - Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng - NXB Bách Khoa - Hà Nội - 2009.

+ Bài giảng Lý thuyết ô tô - PGS.TS Lưu Văn Tuấn - Đại học Bách Khoa Hà Nội.

+ Lý thuyết Ô tô Máy kéo - Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê thị Vàng - NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội – 2005. + Bài giảng Thiết kế tính toán ô tô - PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan - Đại học Bách Khoa Hà Nội...

(ii) Các tài liệu đào tạo của các hãng TOYOTA, KIA, HYUNDAI, .... Các tài liệu trên internet bao gồm:

(iii) Các bài báo, hình ảnh và video được tìm kiếm thông qua trang www.google.com.vn và scholar.google.com.vn

(iv) Các bài viết, hình ảnh, video ở các trang, diễn đàn về ô tô.

3.1.2. Xử lý tài liệu

Tài liệu từ các nguồn ở trên sau khi được thu thập sẽđược phân loại theo nội dung (liên quan đến các hệ thống trên ô tô), và theo dạng (tài liệu giấy hay tài liệu

29

xây dụng bài giảng sẽ được chuyển sang dạng tài liệu điện tử (dưới dạng file doc hoặc pdf). Đối với tài liệu điện tử sẽ được phân loại theo dạng nội dung là tài liệu (file doc, pdf, ppt), ảnh, video hay flash.

Như vậy, mục tiêu của quá trình xử lý tài liệu là lưu trữ tài liệu dưới dạng tài liệu điện tử, sau đó sắp xếp các tài liệu này theo nội dung tương ứng với từng hệ

thống trên ô tô. Với mỗi hệ thống, tài liệu liên quan được phân loại theo dạng file lưu trữ trên máy tính.

3.1.3. Xây dựng kho tài liệu

Mỗi phần nội dung trong một hệ thống sẽ có một kho tài liệu đi kèm. Kho tài liệu được tổ chức dưới dạng là một thư mục có tên là "References" nằm trong thư

mục chứa nội dung bài giảng liên quan. Trong thư mục "References" có chứa các file văn bản, ảnh và video có nội dung liên quan đến phần bài giảng tương ứng.

Mục tiêu của việc xây dựng kho tài liệu là giúp cho người dùng có thêm tài liệu tham khảo bên cạnh phần nội dung bài giảng điện tử đã được xây dựng trong phần mềm.

3.2. Phương pháp xây dựng bài giảng điện tử

3.2.1. Ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình (programming language) là một tập con của ngôn ngữ

máy tính. Đây là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa. Ngôn ngữ lập trình được dùng để miêu tả những quá trình, những ngữ cảnh một cách rất chi tiết. Ngôn ngữ

lập trình là một hệ thống được ký hiệu hóa để mô tả những tính toán trong một dạng mà cả con người và máy đều có thểđọc và hiểu được.

Ngôn ngữ lập trình phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản là:

o Nó phải dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lập trình, để con người có thể dùng nó giải quyết các bài toán khác.

o Nó phải miêu tả một cách đầy đủ và rõ ràng các tiến trình để có thể

chạy được trên các máy tính khác.

Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình:

30 o Câu lệnh và dòng điều khiển.

o Các tên và các tham số.

o Các cơ chế tham khảo và sự tái sử dụng.

Trong bài giảng điện tử này, ngôn ngữ HTML được sử dụng để tạo bài giảng,

đây là ngôn ngữ lập trình rất phổ biến để tạo website.

3.2.2. Các phần mềm dùng để xây dựng bài giảng

(1) Adobe Dreamweaver

Adobe Dreamweaver (trước đây là Macromedia Dreamweaver) ban đầu được tạo ra bởi Macromedia http://en.wikipedia.org/wiki/Macromedia. Hiện tại được phát triển bởi Adobe system, mua lại Macromedia vào năm 2005. Dreamweaver là một chương trình biên tập HTML chuyên nghiệp, nhằm phục vụ cho việc thiết kế, lập trình, phát triển các trang web và các ứng dụng web. Dreamweaver cung cấp các công cụ để chúng ta có thể viết mã bằng tay hoặc làm web bằng các công cụ trực quan.

Hình A.2.4: Giao diện của lập trình trên Adobe Dreamweaver.

(2) Adobe Photoshop

Adobe Photoshop (thường được gọi là Photoshop) là một phần mềm đồ họa chuyên dụng của hãng Adobe system ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và

31

được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Từ phiên bản Photoshop 7.0 ra đời năm 2002, Photoshop đã làm lên một cuộc cách mạng về ảnh bitmap. Phiên bản mới nhất hiện nay là Adobe Photoshop CS5.

Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn được sử

dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D…Adobe Photoshop có

khả năng tương thích với hầu hết các chương trình đồ họa khác của Adobe như

Adobe Illustrator, Adobe Premiere, Adobe After Effects và Adobe Encore.

Hình A.2.5: Giao diện của Adobe Photoshop.

(3) Phần mềm biên tập, chỉnh sửa video

AVS videoconverter là một trong khá nhiều phần mềm có khả năng chuyển

định dạng, cắt, ghép video một cách dễ dàng. (4) Các phần mềm khác:

Các phần mềm hỗ trợ cho quá trình xây dựng bài giảng như Microsoft Word, Sothink Menu Tree…

32

3.2.3. Quy trình xây dựng bài giảng

Dùng phần mềm Dreamveaver tạo một trang như hình vẽ 2.11. Trước khi làm ta cần tạo một trang chuẩn chung cho bài giảng về kích thước khung bài giảng, bố cục chung.

Để thuận tiện cho việc xây dựng, nội dung bài giảng nên được tổng hợp vào file word hoặc file Powerpoint (vì phần mềm Dreamveaver không mạnh trong tính năng soạn thảo văn bản). Mở file word có chứa nội dung bài giảng, copy phần nội dung muốn đưa vào file html.

Phần này đã được đưa vào mục help trong phần mềm giúp cho người sử

dụng có thể cập nhật chỉnh sửa nếu muốn. được giới thiệu trong phụ lục:

Hình A.2.7: Giao diện của trang word đã được tổng hợp.

+ Trong Dreamweaver, chọn paste:

+ Để thuận tiện cho việc chèn ảnh hay video, nên chèn trước một bảng: + Chèn ảnh vào bảng:

+ Ảnh đã được chèn:

33

Hình A.2.8: Chèn tiếp nội dung.

Ngoài ra còn có cách xây dựng bài giảng thông qua lập trình bằng ngôn ngữ

lập trình HTML. Ví dụ một đoạn mã lập trình tạo dữ liệu nút như sau:

34

4. Tính ứng dụng của bộ bài giảng điện tử

4.1. Cách sử dụng bài giảng

Hình A.2.10: Phần mềm bài giảng có tên E-Learning.

4.2. Đối tượng giảng dạy

Phần mềm được xây dựng hướng tới đối tượng giảng dạy là sinh viên chuyên ngành cơ khí ô tô trong các trường đại học, cao đẳng, trường nghề. Ngoài ra, phần mềm cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các học viên cao học.

4.3. Khả năng cập nhật

Phần mềm bài giảng điện tửđược xây dựng trên nền tảng HTML - một ngôn ngữ lập trình phổ biến và bằng phần mềm Adobe Dreamweaver - một phần mềm chuyên dụng để lập trình HTML có giao diện dễ sử dụng, do đó có khả năng chỉnh sửa và cập nhật dễ dàng. Quá trình cập nhật nội dung bài giảng cũng được tiến hành như quá trình xây dựng nội dung bài giảng, gồm các bước đó là: Thu thập, xử lý các dữ liệu mới; .... đểđưa thông tin vào bài giảng.

35

PHẦN B: NỘI DUNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 1: THIẾT BỊ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN BÀI 1: THIẾT BỊ NÂNG HẠ

Mc tiêu:

Sau khi hc bài hc này người hc có kh năng:

- Trình bày được công dụng và phân loại các thiết bị nâng hạ trong ngành ô tô - Sử dụng các thiết bị nâng hạđúng cách, an toàn và hiệu quả

- Bảo dưỡng các thiết bị nâng hạ

1. Công dụng, phân loại, yêu cầu: 1.1. Công dụng: 1.1. Công dụng:

-Thiết bị nâng, chuyển, định vị dùng để nâng hạ các vật nặng nhằm giảm sức lực cho thợ sửa chữa.

- Nâng cao xe lên sao cho kỹ thuật viên có thểđảm bảo được tư thế thuận tiện

để làm việc dưới gầm xe.

-Giúp cho công tác vận chuyển các cụm chi tiết và các bộ phận nặng trên ôtô một cách nhẹ nhàng, an toàn.

1.2. Phân loại:

-Thiết bị nâng hạ: dùng nâng ôtô đến độ cao thích hợp nào đó, có nhiều loại cầu nâng 2 trụ, 4 trụ, 1 trụ. Các thiết bị này được điều khiển bằng điện và bằng thuỷ

lực.

* Kích thuỷ lực: Có thể nâng từng cầu hoặc từng bánh xe trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.

1.3. Yêu cầu:

- Nắm chắc quy trình vận hành, yêu cầu riêng với mỗi loại. Quan sát kỹ trước khi nâng.

- Khi nâng hạ phải chèn kê chắc chắn, đúng vị trí, trọng tâm. Vật dễ vỡ phải lót cẩn thận.

36

- Không dùng vật cứng dễ vỡđể kê, kích gây tai nạn cho người và thiết bị. - Không được phép sử dụng, thiết bị nâng hạ vật quá tải và tránh cho thiết bị chịu

tải trọng trong thời gian dài.

2.Thiết bị nâng, chuyển định vịđiều khiển bằng tay 2.1. Kích thuỷ lực:

Kích thủy lực dùng để nâng từng cầu hoặc từng bánh xe trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa. Có thể nâng được các tải trọng từ 0-30 tấn.Trên thị trường có 3 loại chính đó là loại 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn

Hình B.1.1:Kích thuỷ lực.

1.Tay cầm; 2.Con đội; 3.Tay lắc; 4.Cặp piston, xylanh

Người điều khiển đẩy tay lắc 8 về bên trái, làm cho piston bơm 1 chuyển

động từ trái sang phải, dầu từ thùng chứa 2 qua van một chiều 3 vào trong xylanh bơm 9, lúc này van áp lực 4 được đóng lại. Khi đẩy tay lắc 8 về phía phải, piston bơm 1 chuyển động từ phải qua trái, đẩy dầu từ xylanh bơm 9 qua van áp lực 4 vào xylanh kích 6 đẩy piston 5 lên trên, lúc này van một chiều 3 được đóng lại. Vật nâng được nâng lên một cách gián đoạn theo nhịp lắc của tay đòn bơm. Khi muốn hạ vật, mở van 7 và dưới tác dụng của trọng lượng vật nâng, đầu kích sẽđược hạ

37

Hình B.1.2: Sơđồ nguyên lý hoạt động của kích thuỷ lực.

1-Piston bơm; 2- Thùng dầu; 3- Van một chiều; 4- Van áp lực; 5- Piston chính;6- Xylanh kích; 7- Van thải; 8- Tay lắc; 9- Xi lanh bơm.

2.2.Xe nâng tay

Hình B.1.3: Cấu tạo xe nâng tay.

1.Tay lắc; 2.Cụm piston, xylanh; 3.Nơi để vật nâng; 4.Các bánh xe.

Tương tự như nguyên lý hoạt động của kích thuỷ lực. Thay bằng việc lắc thanh đẩy lên xuống ở đây ta dùng nâng số 1 lắc lên xuống để dẫn động cho các cặp piton xylanh. Và ở xe nâng tay sẽ nâng cả 1 bề mặt nơi để vât nặng. Xe nâng tay được trang bị bánh xe giúp di chuyển các vật nặng, các cum chi tiết, bộ phận trên xe ôtô từ nơi này đến nơi khác trong xưởng.

3. Thiết bị nâng chuyển, định vịđiều khiển bằng điện. 3.1. Cầu nâng 2 trụ Bend-pak

Cầu nâng 2 trụ pend-pak được dùng để nâng các loại ôtô từ loại nhỏ đến các loại tải nhỏ và trung bình.

38

- Các trụ cầu nâng được gắn chặt với nền bê tông ở xưởng bằng các vít.

- Các tay cần nâng được lắp vào trục cần nâng có thể di động lên xuống so với trục cần nâng và được lắp với dây cáp dẫn động.

- Ngoài ra ở trên cầu nâng còn nắp 1 môtơ, bình dầu thuỷ lực và các đường

ống dầu thuỷ lực.

- Cầu nâng được lắp bảng điều khiển gồm nút điều khiển lên xuống, khoá an toàn, và các cầu chì bảo vệ an toàn cho môtơ cầu nâng.

Hình B.1.4: Cấu tạo cầu nâng 2 trụ Bend-pak.

1.Trụ cầu nâng; 2.Tay cầu nâng; 3.Bảng điều khiển.

Hình B.1.5: Bảng điều khiển.

Nguyên tc vn hành:

- Hành trình nâng:

+ Phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi vận hành cầu nâng.

+ Không được nâng xe quá tải trọng cho phép được ghi trên cầu nâng. + Đưa xe vào vị trí của cầu nâng.Điều chỉnh tay nâng vào vị trí thích hợp. + Vặn công tắc đi lên. Khi nâng đến độ cao cần thiết thì cho dừng cầu nâng và

đóng khoá hãm lại.

+ Trước khi chui xuống gầm xe để sửa chữa phải chắc chắn khoá an toàn đã

đóng.

- Hành trình hạ:

+ Trước khi hạ cầu nâng xuống phải dọn sạch phần không gian phía dưới, không để vật cản ở phía dưới.

39

Bo dưỡng cu nâng 2 tr Bend-pak:

- Hàng tháng kiểm tra các tay cầu nâng, các cáp nối, các bulông ,chốt. - Bôi trơn cầu nâng bằng mỡ.

- Kiểm tra lại các bộ phận của cầu nâng thay thế chúng nếu thấy cần thiết. - Kiểm tra cáp thường xuyên điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết.

- Nếu các vít nở dưới chân cầu nâng bị lỏng thì tuyệt đối không được sử dụng cầu nâng.

3.2. Cầu nâng 4 trụ Bend-pak

- Có 4 trụ cầu nâng được bắt với nền xưởng bê tông bằng các vít.

- Bàn nâng được lắp với trụ cần nâng sao cho có thể di động lên xuống được. Và được lắp dây cáp dẫn động.

- Trong trụ cầu nâng có lắp các đường ống dầu thuỷ lực, các cụm piston- xylanh thủy lực các đường ống dẫn khí nén.

- Ngoài ra trên trụ cầu nâng còn lắp môtơ và bảng điều khiển có 2 nút lên và xuống. Loại này dùng chốt an toàn.

Hình B.1.6: Cầu nâng 4 trụ Bend-pak.

Vn hành:

- Nâng lên:

+ Cho xe lên bàn nâng vào đúng vị chí sao cho vị trí của lốp xe phải nằm ở

giữa của mỗi đường dẫn.

40

+ Trước khi nâng phải đảm bảo không có người ở trong và xung quanh cầu. + Nâng cầu nên đến độ cao mong muốn bằng cách nhấn vào nút phía trên của bảng nguồn.

+ khi xe lên đến độ cao mong muốn hạ đến vị trí khoá an toàn gần nhất. Không để dây cáp bị trùng.

+ Kiểm tra 4 chốt an toàn trước khi vào khu vực làm việc. - Hạ xuống:

+ Nâng cầu lên khỏi các chốt an toàn bằng việc nhấn vào nút ở bảng nguồn. + Nâng lên khoảng cách ít nhất 2inch để đủ khoảng cách mở. + Nhấn và giữ nút van khí. Nhấn cần gạt phía dưới cho đến khi cầu hạ xuống hoàn toàn.

Bo dưỡng:

- Bảo dưỡng tuần:

+ Bôi trơn tất cả các con lăn bằng dầu WD-40 hay tương đương.

+ Kiểm tra tất cả các đầu nối cáp, bulông và chốt đảm bảo gắn đúng vị trí. + Bôi trơn các điểm chốt khoá an toàn bằng dầu WD-40 hay tương đương. - Bảo dưỡng tháng:

+ Kiểm tra tất cả các khoá an toàn đểđảm bảo chúng ở trong tình trạng tốt. + Kiểm tra các dây cáp xem có hiện tượng mòn quá mức không.

+ Kiểm tra bằng mắt xem tất cả các bộ phận di chuyển có bộ phận nào mòn quá mức không.

41

Bài 2: DỤNG CỤ SỬA CHỮA

Mc tiêu:

Sau khi học bài học này người học có khả năng:

- Hiểu được các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị sửa chữa - Phân biệt được các loại và công dụng của các loại dụng cụ sửa chữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biên soạn giáo trình điện tử học phần sửa chữa và bảo dưỡng ô tô (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)