3. Kiểm tra các hệ thống trên ôtô
3.5. Kiểm tra khí xả:
3.5.1. Động cơ xăng
106
+ Hâm nóng động cơ, tăng tốc động cơ lên2000-3000 vòng/phut để kiểm tra tình trạng khí xả.
+ Hâm nóng động cơ, để nó chạy không tải trong vòng 5phut rồi tăng tốc lên kiểm tra tình trạng khí xả.
Hình B.2.24: Kiểm tra khí xảđộng cơ
xăng.
Hình B.2.25: Minh họa hiện tượng cháy trong xi lanh.
Nguyên nhân gây ra khói trắng do thất thoát dầu qua các ống dẫn hướng xupap vì:
- Áp suất âm của đường ống nạp cao khi động cơ chạy không tải, vì vậy dầu bị hút vào đường ống từ thân xupap, tuy nhiên nhiệt độ trong buồng đốt thấp nên dầu dính vào muội than,…và tích tụở xupap hoặc buồng đốt làm giảm lượng khói trắng. -Khi tăng tốc động cơ, nhiệt độ buồng đốt tăng lên, đốt cháy ngay dầu tích tụ, tạo ra nhiều khói trắng và thải ra. Khi dầu bịđốt cháy hoàn toàn, lượng khói trắng giảm đi -Nếu tiếp tục tăng tốc độ của động cơ, nhiệt độ của buồng đốt tăng lên, vì vậy mặc dù dầu được hút vào, nó bị đốt cháy trước khi tích tụ, do đó làm giảm lượng khói trắng.
107
Hình B.2.26: Minh họa nhiên liệu cháy hoàn toàn.
3.5.2. Động cơ diesel
Hình B.2.27:Kiểm tra khí xảđộng cơ diesel.
-Khói trắng bị xả ra không bị phụ thuộc vào trạng thái: + Hư hỏng xảy ra bên trong bơm cao áp
+ Áp suất nén thấp
+ Trị số xetan của nhiên liệu thấp Khói trắng xả ra khi trời lạnh + Sự cố vận hành sau khởi động -Khói đen:
+ Các hạt nhiên liệu được phun vào gặp nhiệt độ cao và thiếu ôxy, nhiên liệu trở
108
Nguyên nhân gây khói đen: + Khối lượng nhiên liệu phun lớn + Khối lượng không khí nạp nhỏ
+ Thời điểm phun nhiên liệu nhanh + Độ phun sương kém
4. Sửa chữa bảo dưỡng. 4.1. Hệ thống nạp và xả.
4.1.1. Tháo tháo các bộ phận, chi tiết của hệ thống:
Hình B.2.38: Tháo các bộ phận.
+ Tuân thủ theo đúng trình tự tháo
+ Tháo rời từng chi tiết, bộ phận của hệ thống nạp và xả
109
Hình B.2.39: Vệ sinh sắp xếp.
+ Tiến hành vệ sinh các chi tiết được tháo ra
+ Làm sạch các bụi bẩn,muội than bám trên các chi tiết, phục hồi các chức năng ban
đầu của chúng
+ Sắp xếp chúng theo trình tự nhất định các vị trí trên hệ thống
4.1.3. Kiểm tra,sửa chữa:
+ Kiểm tra,sửa chữa : các đường ống dẫn khí nạp, đường ống dẫn khí xả, các khớp nối, ống cao su
+ Kiểm tra sửa chữa các bộ phận của hệ thống nạp: Bộ lọc khí, lõi lọc khí, bướm ga,…
+ Kiểm tra sửa chữa các bộ phận của hệ thống xả: Bộ trung hòa khí xả, ống giảm thanh, cảm biến oxy,
Hình B.2.40: Kiểm tra hệ thống nạp.
Hình B.2.41: Kiểm tra hệ thống xả.
110
Hình B.2.42: Lắp ráp.
+ Lắp đúng yêu cầu kĩ thuật. + Lắp đúng theo trình tự các chi tiết
+ Phải tuân theo các giá trị và thứ tự quy định như: thứ tự siết các bulông, đai ốc, mômen siết,…
+ Các chi tiết không thể dung lại phải tiến hành thay mới
+ Trước khi lắp ráp các chi tiết cần phải tiến hành bôi dầu mỡ bôi trơn vào các vị trí quy định.
4.1.5. Kiểm tra, điều chỉnh sau khi lắp ráp:
Hình B.2.43: Kiểm tra điều chỉnh khi lắp ráp.
Sau khi hoàn thành công việc lắp ráp, tiến hànhkiểm tra lại những triệu chứng của hư hỏng trước đó để xác định xem có còn hư hỏng nữa hay không, kiểm tra có bị
111
4.2. Hệ thống bôi trơn.
4.2.1. Tháo rời các chi tiết, bộ phận của hệ thống.
Hình B.2.44: Tháo rời các chi tiết.
1.cacte dầu;2.Lưới lọc dầu;3.Bơm dầu;4.Que thăm dầu;5.Công tắc áp suất dầu 6.Lọc dầu
+ Tháo rời các cụm liên kết với thân máy và các hệ thống khác.
+ Tháo các chi tiết của hệ thống: Cacte dầu; Lọc dầu; Bơm dầu; Vòi phun; + Tháo rời từng bộ phận của các chi tiết.
4.2.2. Vệ sinh, sắp xếp:
Hình B.2.45: Vệ sinh sắp sếp các chi tiết.
- Sau khi tháo rời các bộ phận, chi tiết của hệ thống, tiến hành vệ sinh các chi tiết
đã được tháo ra:
112
+ Ngăn chặn được những ngoại vật lọt vào trong quá trình lắp ráp
+ Loại bỏ được những cặn bẩn, muội than,… giúp cho các chi tiết phục hồi tính năng ban đầu của chúng
+ Sắp xếp các chi tiết theo đúng vị trí khu vực lắp ráp của chúng.
4.2.3. Kiểm tra,sửa chữa
Hình B.2.46: Kiểm tra sửa chữa.
4.3. Hệ thống làm mát.
4.3.1. Tháo rời các chi tiết, bộ phận của hệ thống
Hình B.2.47: Tháo rời các chi tiết.
Tháo rời các chi tiết bộ phận: két nước, quạt két nước, bơm nước, van hằng nhiệt,
đường ống dẫn nước,…
Thực hiện đúng quy trình tháo, tiến hành tháo đúng kỹ thuật.
4.3.2. Vệ sinh, sắp xếp:
113
Bơm nước:
Hình B.2.48: Vệ sinh két nước. Hình B.2.49:Vệ sinh bơm nước.
4.3.3. Kiểm tra, sửa chữa:
Kiểm tra nhiệt độ nước khi động cơ vận hành:
+ Nhiệtđộ cao: hỏng quạt, hỏng van áp suất ở nắp két nước,rò rỉ nước
+ Nhiệt độ thấp: đường ống tắc, nước không đi vào động cơ, bơm nước hỏng Kiểm tra rò gỉ nước trên đường ống dẫn nước hoặc trong két nước
Tiến hành sửa chữa, khắc phục những phần bị hư hỏng
Phục hồi lại chức năng ban đầu của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống làm mát
Hình B.2.50: phụ gia nước làm mát.
114
Sau khi tiến hành sửa chữa, khắc phục những hư hỏng của các bộ phận, chi tiết trong hệ thống làm mát, tiến hành lắp ráp chúng lại và lắp trở lại động cơ
+ Phải tuân theo các giá trị và thứ tự quy định như: thứ tự siết các bulông, đai ốc, mômen siết,…
+ Các chi tiết không thể dùng lại phải tiến hành thay mới
+ Trước khi lắp ráp các chi tiết cần phải tiến hành bôi dầu mỡ bôi trơn vào các vị trí quy định.
4.3.5. Kiểm tra, điều chỉnh sau khi lắp ráp:
Khi lắp ráp các chi tiết của hệ thống làm mát tiến hành điều chỉnh kiểm tra lắp ráp theo tiêu chuẩn
Sau khi hoàn thành công việc, kiểm tra lại những triệu chứng của hư hỏng trước
đó để xác định xem có còn hư hỏng nữa hay không,
Kiểm tra có bị nhầm lẫn khi lắp ráp và các bộ phận có hoạt động đúng không
4.4. Hệ thống nhiên liệu. 4.4.1. Tháo rời các chi tiết, bộ phận:
Hình B.2.51: Tháo rời các chi tiết.
Tiến hành tháo rời các bộ phận của hệ thong nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, lọc nhiên liệu, bơm nhiên liệu, bộđiều áp, vòi phun,…
115
Hình B.2.52: Vệ sinh sắp xếp.
Sau khi tháo rời các bộ phận của hệ thống nhiên liệu, tiến hành vệ sinh các chi tiết + Dễ dàng tìm ra hư hỏng
+ Ngăn chặn được những ngoại vật lọt vào trong quá trình lắp ráp
+ Loại bỏ được những cặn bẩn, muội than,… giúp cho các chi tiết phục hồi tính năng ban đầu của chúng.
+ Sắp xếp các chi tiết theo đúng vị trí khu vực lắp ráp của chúng.
4.4.3. Kiểm tra, sửa chữa
Hình B.2.53:Kiểm tra sửa chữa.
+ Kiểm tra các bộ phận,chi tiết của hệ thống + Kiểm tra mức nhiên liệu,áp suất nhiên liệu
116
+ Tiến hành sửa chữa các bộ phận hư hỏng, khắc phục hư hỏng, bảo dưỡng hoặc thay mới
4.4.4. Lắp ráp
Tiến hành lắp ráp lại các bộ phận, chi tiết của hệ thống theo đúng quy định và đúng kỹ thuật, trước khi lắp ráp các chi tiết cần phải được bôi dầu, mỡ bôi trơn theo đúng quy định
4.4.5. Kiểm tra, điều chỉnh khi lắp ráp
Sau khi hoàn thành công việc kiểm tra lại các triệu chứng của hư hỏng, xác
định xem hư hỏng đó còn tiếp diễn hay không, kiểm tra xem có bị nhầm lẫn khi lắp ráp hay không, các bộ phận có hoạt động đúng không.
117
CHƯƠNG 3: SỬA CHỮA-BẢO DƯỠNG GẦM Ô TÔ BÀI 6: SỬA CHỮA HỆ THÔNG TRUYỀN ĐỘNG
Mục tiêu:
Sau khi học bài học này người học có khả năng:
- Trình bày được các hư hỏng thường gặp của ly hợp - Kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận của ly hợp
- Trình bày được quy trình tháo lắp hộp số
- Kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận của ly hợp