Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 92)

6. Bố cục của đề tài

4.4.4.5. Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu kinh tế

Cần rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng. Cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo thứ tự ƣu tiên các dự án quan trọng tạo tiền đề, có tính đột phá có tác động lớn đến kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể, tạo động lực tại các địa bàn thành phố, thị xã: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên.

Để có tính hấp dẫn, thuyết phục các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đến Quảng Ninh khảo sát đầu tƣ, Tỉnh cần có chính sách đảm bảo tuyệt đối việc bố trí hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào công trình. Hạ tầng KCN sẽ thực hiện bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tƣ. Khai thác tối đa tiềm năng về vốn đầu tƣ của các tập đoàn tài chính có quy mô lớn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: đƣờng giao thông, cảng biển, sân

bay, các khu công nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ: BT, BOT, PPP…. Tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, nƣớc không để xảy ra tình trạng thiếu điện, nƣớc đối với các cơ sở sản xuất.

Đối với các khu công nghiệp, trƣớc hết cần phối hợp với chính quyền địa phƣơng nhanh chóng khắc phục, hoàn thiện, đảm bảo thuận lợi về hệ thống giao thông trong cũng nhƣ ngoài KCN; hệ thống cung cấp nƣớc, cung cấp điện; các hệ thống thoát nƣớc thải; các công trình phụ trợ... tạo ra hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, đảm bảo đáp đứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của các Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Lựa chọn chủ đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp là các doanh nghiệp thực sự có năng lực về tài chính. Cần kêu gọi các chủ đầu tƣ là ngƣời nƣớc ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nƣớc hoặc đầu tƣ dƣới hình thức 100% vốn nƣớc ngoài các khu công nghiệp chƣa có chủ đầu tƣ để đảm bảo tính khả thi của dự án, đồng thời đây là một kênh xúc tiến và kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh.

Lựa chọn chủ đầu tƣ KCN là các doanh nghiệp hoặc tập đoàn đang có nhu cầu đầu tƣ hệ thống chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu thô đến khâu sản xuất thành phẩm và bán ra thị trƣờng. Nhƣ vậy, đơn vị sẽ cần diện tích đất lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Thay vì thuê đất của chủ đầu tƣ KCN hiện có, đơn vị sẽ tiến hành đầu tƣ hạ tầng KCN để đƣợc hƣởng các ƣu đãi hiện hành theo Quyết định số 386/2012/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách hỗ trợ đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Phần diện tích đất còn lại đơn vị có thể kinh doanh bằng hình thức cho thuê. Có kế hoạch bố trí nguồn vốn để triển khai đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đồng bộ với tiến độ triển khai của các dự án FDI, các khu công nghiệp.

Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng làm cơ sở thu hút đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng. Ƣu tiên

tập trung kêu gọi vào các dự án hạ tầng, giao thông quan trọng, các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, hàm lƣợng giá trị gia tăng cao, đặc biệt các dự án vào Khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp có hạ tầng tƣơng đối đồng bộ.

Tỉnh cần cho rà soát lại quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh hiện có để có những điều chỉnh cho phù hợp, từ đó dành nguồn lực đầu tƣ thích đáng từ Ngân sách Nhà nƣớc cho hạ tầng đến những KCN thực sự có tiềm năng và đạt lợi thế kinh tế theo quy mô. KCN tập trung đã lỗi thời, do vậy, trừ những khu đã lấp đầy (nhƣ KCN Cái Lân) thì đối với các khu còn lại, khu mới cần đầu tƣ theo quy mô lớn và theo mô hình “3 trong 1” (khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ) hoặc “4 trong 1” (khu đô thị - công nghiệp/công nghệ - dịch vụ - cảng biển). Trƣớc mắt, có thể nghiên cứu tập trung phát triển KCN Việt Hƣng, KCN đa năng Đầm Nhà Mạc, KCN cảng biển Hải Hà…

Lựa chọn KCN Việt Hưng ưu tiên đầu tư trước, tập trung đầu tƣ nhanh cơ sở hạ tầng đồng bộ bao gốm hạ tầng bên trong hàng rào và hạ tầng kết nối, thiết kế hiện đại để đảm bảo các điều kiện thu hút nhà đầu tƣ và đi vào hoạt động. Xây dựng KCN Việt Hƣng trở thành môi trƣờng phát triển lý tƣởng cho các ngành công nghiệp đột phá, nhƣ ngành dịch vụ sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử (EMS) và ngành sản xuất chế biến thực phẩm và nƣớc uống để thu hút các tập đoàn sản xuất chế biến lớn trong và ngoài nƣớc, đảm bảo giao thông kết nối đến Cảng Cái Lân đƣợc hoàn thiện để tăng tính cạnh tranh.

Chủ động hỗ trợ việc phát triển KCN Hải Yên tại Móng Cái để có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tƣ thứ cấp lấp đầy KCN. Đặc biệt là khi KCN này hiện nay đã có sẵn thế mạnh trong ngành sản xuất dệt may và may mặc. Đồng thời thăm dò khả năng liên kết với KKT cửa khẩu Móng Cái. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển KCN Hoành Bồ, làm việc với nhà đầu tƣ tiềm năng Tập đoàn Geleximco và các nhà đầu tƣ tiềm năng khác để định hình phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN.

Phát triển KCN cảng biển Hải Hà để đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tƣ trong ngành sản xuất công nghiệp nặng và sản xuất công nghệ cao. Với KCN Đầm nhà Mạc ở thị xã Quảng Yên sẽ phát triển phối hợp với việc phát triển Cảng Tiền Phong, Lạch huyện và KCN Đình Vũ tại Hải Phòng để cung cấp các dịch vụ hậu cần và vận chuyển phục vụ nhu cầu dự kiến từ các cảng mới xây dựng. Tất cả 05 KCN còn lại sẽ đƣợc phát triển theo thời gian và lộ trình thực tiến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Để khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ hạ tầng kỹ thuật do các nhà đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và điều hành KCN ở Quảng Ninh thƣờng đầu tƣ xây dựng theo từng giai đoạn theo hình thức cuốn chiếu. Những dịch vụ công cộng cơ bản nhƣ điện, nƣớc và viễn thông chỉ đƣợc lắp đặt sau khi nhà đầu tƣ thứ cấp đã ký hợp đồng thuê đất, dẫn đến quan ngại của các nhà đầu tƣ thứ cấp tiềm năng. Tỉnh Quảng Ninh sẽ có chính sách cụ thể đảm bảo đúng tiến độ và thời gian thực hiện việc đầu tƣ hạ tầng đồng bộ, tiến hành thanh kiểm tra và thu hồi các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp chậm tiến độ.

4.4.4.6. Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý

Việc xây dựng các chính sách ƣu đãi các dự án đầu tƣ phải kết hợp 02 yếu tố: đó là tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tƣ trong điều kiện có thể và hƣớng nhà đầu tƣ vào các dự án, lĩnh vực và địa bàn mà địa phƣơng kêu gọi ƣu tiên đầu tƣ, đúng với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Những chính sách này đảm bảo không những hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu xây dựng dự án mà trong cả quá trình hoạt động của dự án.

Đơn giản thủ tục đầu tƣ và tăng cƣờng cải cách hành chính: Giải quyết thủ tục theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” và “một cửa liên thông”. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tƣ triển khai thực hiện dự án, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu của nhà đầu tƣ trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn.

Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ trong việc xử lý các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và lƣu trú trong thời gian thực hiện dự án tại Quảng Ninh.

Chính quyền phải đồng hành cùng doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh và các ban ngành, các địa phƣơng sẵn sàng gặp gỡ để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc đang đầu tƣ rất đúng hƣớng là xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng Trung tâm dịch vụ hành chính công thì việc cần làm ngay và làm thƣờng xuyên là đánh giá cán bộ công chức thƣờng xuyên một cách thực chất, xây dựng đội ngũ CBCC có năng lực và phẩm chất. Triển khai công tác đánh giá, xếp hạng CCHC. Triển khai mô hình một cửa điện tử tại UBND tỉnh và 100% thành phố, thị xã, huyện; Trƣớc mắt năm 2013 triển khai xây dựng mô hình một cửa điện tử tại bộ phận một cửa của UBND đặt tại tầng 1 trụ sở liên cơ quan. Xây dựng và đƣa vào vận hành Website khảo sát mức độ hài lòng của ngƣời dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ hành chính công. Thực hiện mô hình chính quyền điện tử.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp chung cho các đơn vị: Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại thuộc Sở Công thƣơng (chuyên về lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại), Trung tâm Xúc tiến du lịch thuộc Sở Văn hóa, thể thao, du lịch (chuyên về lĩnh vực du lịch), Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Liên minh hợp tác xã tỉnh, Trung tâm Xúc tiến việc làm thuộc Sở Lao động thƣơng binh xã hội (chuyên về lĩnh vực giải quyết việc làm, nguồn lao động), Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý khu kinh tế, Bộ phận hƣớng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Bộ phận một cửa của UBND tỉnh theo các tiêu chí quản lý doanh nghiệp của VCCI, thƣờng xuyên cập nhật thông tin theo tháng, quý, năm.

Xây dựng và triển khai đề án phân loại và xếp hạng doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho việc lựa chọn doanh nghiệp có năng lực và uy tín khi liên doanh, liên kết với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Công tác đánh giá đƣợc thực hiện 1 năm 1 lần.

Một số chính sách cho các dự án cụ thể:

Một số dự án trọng điểm cần tập trung xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ riêng nhƣ: Dự án đƣờng cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (khởi công 2013, hoàn thành 2016); Dự án đƣờng cao tốc Hạ long - Móng Cái (khởi công 2013, hoàn thành 2018); Dự án xây dựng Sân Bay Vân Đồn; Dự án Cảng biển Hải Hà.

Trên đây là 6 giải pháp nhằm nâng cao thu hút nguồn vốn FDI của Quảng Ninh, việc thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp này là rất khó vì vậy UBND tỉnh cần tập trung đòi hỏi nhân lực, vật lực, các nguồn tài chính và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh. Muốn làm đƣợc điều đó tỉnh Quảng Ninh cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện trong ngắn và dài hạn sao cho phù hợp cho từng giai đoạn.

4.4.5. Một số kiến nghị, đề xuất

Với những giải pháp đƣợc nêu ở trên, có những giải pháp cần có quá trình chuẩn bị và thời gian thực hiện, nhƣng để tiếp tục có cơ chế hấp dẫn ngay việc thu hút FDI vào địa bàn Quảng Ninh tác giả có một số đề xuất kiến nghị:

Đối với Nhà nước:

Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động ĐTNN, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tăng đầu tƣ kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ

Đối với tỉnh Quảng Ninh:

Thứ nhất, Tỉnh Quảng Ninh cần thƣờng xuyên tổ chức gặp mặt các nhà đầu tƣ và đại diện các tổ chức quốc tế đang hoạt động, công tác trên địa bàn toàn quốc. Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền một cách cụ thể nhƣ danh mục các dự án cần thu hút, các chính sách ƣu đãi của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cần chuẩn bị tốt tài liệu về quy hoạch thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vựa, các thế mạnh, tiềm năng về tài nguyên, lao động của tỉnh để các nhà đầu tƣ có cơ hội lựa chọn.

Thứ hai, Thực hiện đề án cải cách hành chính một cách có hiệu quả, thực hiện đúng "cơ chế một nửa" tránh tình trạng "Một cửa nhƣng nhiều khoá" nhƣ cách nói của một số nhà đầu tƣ khi giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Trên tinh thần đó Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối tham mƣu cho UBND tỉnh tháo gỡ tất cả những vƣớng mắc do các nhà đầu tƣ đề xuất.

Thứ ba, có chính sách đúng đắn đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp để kịp thời thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhanh chóng đầu tƣ đƣợc ngay.

Thứ tư, Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt chú trọng tới công tác tổ chức thực hiện các chính sách mới. Chính sách quản lý"một cửa" hiện nay đƣợc đƣa ra với mục đích tốt đẹp là đơn giản hoá công tác quản lý đầu tu trong các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và tăng sức hấp dẫn củấcc khu công nghiệp đối với các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hịên chính sách này chƣa thật tốt nên đôi khi có tác động ngƣợc chiều đối với các nhà đầu tƣ. Ban quản lý các khu công nghiệp còn gặp nhiều vƣớng mắc trong việc phối hợp với cá cơ quan chức năng cùng quản lý các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Hậu quả là các doanh nghiệp này đáng lẽ đƣợc hƣởng một cơ chế quản lý đơn giản, hiệu quả hơn thì lại bị gây phiền hà hơn bởi nhiều cơ quan chức năng cùng kiểm tra giám sát hoạt động của họ.

Thứ năm, Điều kiện tiên quyết vẫn là đội ngũ những ngƣời làm công tác thu hút đầu tƣ đặt ra cho tỉnh phải khẩn trƣơng thực hiện công tác đào tạo và thu hút cán bộ có năng lực làm công tác này. Chất lƣợng cán bộ làm công tác đầu tƣ phải luôn đƣợc nâng cao, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật phải luôn đƣợc đào tạo, do đó phải thƣờng xuyên quan tâm tới các trƣờng dạy nghề công nhân kỹ thuật, thu hút những lực lƣợng lao động trẻ ở khu vực nông thôn cho đi đào tạo với số lƣợng lớn để sẵn sàng đáp ứng về nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

KẾT LUẬN

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nhiều nƣớc trên thế giới nhất là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Đối với Quảng Ninh, nguồn vốn này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đều đã khẳng định rằng, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế khác. Do vậy trong giai đoạn hiện nay thu hút FDI đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc của tỉnh.

Quảng Ninh là tỉnh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong thu hút nguồn vốn FDI nhƣng nhìn chung còn nhiều mặt hạn chế. Để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử dụng có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)