Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 62)

6. Bố cục của đề tài

3.3.2Cơ chế chính sách

Để thu hút FDI, cùng với hệ thống pháp lý đang đƣợc dần hoàn thiện, Quảng Ninh là tỉnh đi đầu cả nƣớc về đề án cải cách thủ tục hành chính 30, cắt giảm thủ tục hành chính, công khai trên mạng điện tử Internet ...

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã quyết định thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ trực thuộc UBND Tỉnh nhằm cải thiện môi trƣờng, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ; tƣ vấn, hỗ trợ thủ tục đầu tƣ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc; tham mƣu cấp giấy chứng nhận đầu tƣ trong thời gian sớm nhất. Điều đó đƣợc khẳng định năm 2012 sau thành công của sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tƣ quy mô lớn nhất từ trƣớc đến nay tại tỉnh đƣợc tổ chức thành công, Quảng Ninh đã ghi đƣợc dấu ấn quan trọng với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế. Hết quý I-2012, toàn tỉnh đã thu hút đƣợc 4 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 391 triệu USD, gấp 7,5 lần so với cả năm 2011 và vƣợt 130% so với kế hoạch năm 2012. Kết thúc năm 2012 tổng số vốn đăng ký và số dự án FDI cao gấp 15 lần so với kết quả của năm 2011.

Cải cách hành chính là một trong những biện pháp đƣợc tỉnh quan tâm và chỉ đạo các ngành, các cấp luôn đổi mới theo hƣớng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào tỉnh. Để đổi mới tỉnh đã:

Triển khai Đề án cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện và tiếp tục hoàn thiện cơ chế "một cửa", thành lập "Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ" và đƣa vào hoạt động để tiếp nhận, cấp phép cho các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc theo quy định tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ trong việc giao dịch với các cơ quan quản lý của tỉnh.

Hiện tỉnh đã tạo đƣợc nề nếp trong trình tự xem xét, chấp thuận các dự án đầu tƣ. Thời gian cấp phép cho dự án ĐTNN đƣợc rút ngắn so với quy định của Chính phủ (Điểm 3 Điều 46 Luật Đầu tƣ quy định “Cơ quan quản lý

nhà nƣớc đầu tƣ cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tƣ hợp lệ”). Đối với dự án trong Khu công nghiệp: Nhà đầu tƣ đƣợc nhận mặt bằng triển khai dự án ngay sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ; đối với dự án đầu tƣ tại các CCN: tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và địa phƣơng có liên quan triển khai công việc giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tƣ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ chính thức, hợp lệ/30 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với dự án bên ngoài KCN, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 03 ngày làm việc đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ; 15 ngày làm việc đối với dự án thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.

Để thu hút vốn đầu tƣ UBND tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp cụ thể là: Hỗ trợ các Doanh nghiệp về thông tin quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phƣơng, miễn phí quảng cáo, thông tin đối với các doanh nghiệp mới đƣợc thành lập.

Đảm bảo cấp điện đến tận chân hàng rào doanh nghiệp ĐTNN. Nhiều Doanh nghiệp đƣợc quan tâm và giải quyết cấp nƣớc từ hệ thống nƣớc máy, một số Doanh nghiệp khác do điều kiện quá xa hệ thống cấp nƣớc chung đƣợc tạo điều kiện thuận lợi cho khoan giếng để sử dụng nƣớc ngầm.

Đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, phối hợp với các nhà đầu tƣ để tạo ra các vùng nguyên liệu, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp tại các doanh nghiệp, kể cả chủ trƣơng cho các nhà đầu tƣ trực tiếp thuê đất nông nghiệp của nông dân theo thời vụ.

Áp dụng tính giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung Nhà nƣớc quy định, đồng thời để hỗ trợ, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, căn cứ Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, Tính đến nay đã có hơn 30 doanh nghiệp ĐTNN đƣợc hƣởng ƣu đãi này.

+ Ưu đãi về đất: đối với các dự án đầu tƣ ngoài KCN, nhà đầu tƣ ứng trƣớc để trả tiền bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, sau đó đƣợc tỉnh hỗ trợ lại bằng cách trừ vào tiền thuê đất hàng năm.

+ Ưu đãi về thuế: Thực hiện theo Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 của Chính phủ) quy định về việc thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ, theo đó: Thiết bị, máy móc; Phƣơng tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phƣơng tiện vận chuyển đƣa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phƣơng tiện thủy; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này...

Thực hiện theo Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ, theo đó:

1/ Mức thuế suất 20% áp dụng trong thời gian 10 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ.

2/ Mức thuế suất 15% áp dụng trong thời gian 12 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với các dự án đầu tƣ vào các KCN.

3/ Mức thuế suất 10% áp dụng trong thời gian 15 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ.

4/ Hết thời gian đƣợc áp dụng mức thuế suất ƣu đãi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 nói trên, cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%.

* Ƣu đãi về miễn thuế, giảm thuế:

1/ Đƣợc miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tƣ.

2/ Đƣợc miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ.

3/ Đƣợc miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ vào các KCN.

Ngoài các chính sách ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ do chính phủ quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP. UBND tỉnh đã có những chính sách ƣu đãi trong khung quy định để thu hút các nhà đầu tƣ đến với Quảng Ninh.

Với những chính sách ƣu đãi trên số lƣợng thu hút vốn đầu tƣ đã tăng đáng kể thể hiện. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhƣng thu hút vốn FDI năm 2012 của Quảng Ninh vẫn tăng cao so với năm 2011, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 395,94 triệu USD. Trong đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ cho 7 dự án FDI (cấp mới 2 dự án, điều chỉnh tăng vốn 5 dự án), với tổng vốn đăng ký 368,47 triệu USD, bằng 736,9% so với kế hoạch năm 2012. Qua đó thấy rằng với cơ chế chính sách phù hợp với thực tế sẽ là cơ sở để Quảng Ninh thu hút nguồn vốn đầu tƣ góp phần cho sự phát triển chung của tỉnh theo định hƣớng chuyển từ "nâu" sang "xanh" theo đúng lộ trình đề ra.

3.3.3. Xúc tiến đầu tư

Với chủ trƣơng thu hút mọi nguồn lực đầu tƣ, đặc biệt là thu hút ĐTNN vào các dự án quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng năm, tỉnh đã chủ động xây dựng chƣơng trình, nội dung và đổi mới phƣơng

pháp xúc tiến đầu tƣ, muốn xúc tiến đầu tƣ đạt hiệu quả phải xây dựng đồng bộ cơ chế chính sách của tỉnh thì sẽ tạo ra đƣợc năng lực cạnh tranh đối với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.

Năm 2012, Quảng Ninh đã tiếp đón và làm việc với khoảng 50 lƣợt các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Canada, Đài Loan, Trung Quốc, Trung Đông, Nhật Bản, Mỹ… Kết quả của các hoạt động xúc tiến tiếp tục phát huy thể hiện trên số lƣợt các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ vào tỉnh vẫn giữ nhịp độ bình thƣờng mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới bị suy thoái. Sau khi tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tƣ cho thấy kết quả rõ rệt đó là:

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhƣng thu hút vốn FDI năm 2012 của Quảng Ninh vẫn tăng cao so với năm 2011, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 395,94 triệu USD. Trong đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ cho 7 dự án FDI (cấp mới 2 dự án, điều chỉnh tăng vốn 5 dự án), với tổng vốn đăng ký 368,47 triệu USD, bằng 736,9% so với kế hoạch năm 2012. Có thể nói, thời gian qua, nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bắt đầu có chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực.

Tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tƣ Quảng Ninh năm 2012 với chủ đề hội tụ và lan tỏa trong 02 ngày 23-24/02/2012 với quy mô quốc gia, đã tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, các tổ chức quốc tế, giới học giả, hàn lâm đối thoại tìm hiểu cơ hội đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đồng thời đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển mang tính liên vùng nhằm góp phần thu hút nguồn lực tối đa cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc.

Việc xác định rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế FDI đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã đem lại cho Quảng Ninh những thành tựu bƣớc đầu. Bảy năm qua (2006 -2012), khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài của Quảng Ninh đã khẳng định vị trí của mình và trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Những thành tựu đó đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

Về mặt kinh tế, FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tƣ, đáp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp. Vốn FDI đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng du lịch, dịch vụ, đã tạo ra một số khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4, 5 sao cũng nhƣ các khu du lịch, nghỉ dƣỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhƣ nhiệt điện, cảng biển, công nghiệp chế biến,...

Thông qua việc thu hút một số dự án có vốn đầu tƣ lớn, đến từ các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới nhƣ: dự án Dầu thực vật Cái Lân, dự án sản xuất bột mỳ Vimafour, dự án Cảng Công ten nơ quốc tế Cái Lân, dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dƣơng II,… giúp tiếp thu cách thức quản lý tiên tiến, tiếp cận dây truyền công nghệ hiện đại và học hỏi những kinh nghiệm hữu ích trong vận hành dự án. Từ năm 2006-2012, tổng vốn đầu tƣ thực hiện khối doanh nghiệp FDI đạt tƣơng đƣơng 6,4 nghìn tỷ đồng, đóng góp lớn trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI đƣợc nâng cao qua số lƣợng các doanh nghiệp tăng vốn và mở rộng quy mô sản xuất. Đã có 14/14 địa phƣơng trong tỉnh có hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời, tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế

thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc. Các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng đổi mới công nghệ, phƣơng thức quản lý để nâng cao hơn chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI đã dần thay thế các chuyên gia nƣớc ngoài, đảm nhiệm các vị trí quản lý cũng nhƣ điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.

FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nƣớc và các cân đối vĩ mô. Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. FDI tác động tích cực đến các cân đối của nền kinh tế nhƣ cân đối ngân sách, mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu...

Các doanh nghiệp FDI góp phần giúp Quảng Ninh hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: dầu thực vật, sản phẩm da giày, bột mỳ, ngọc trai… thông qua mạng lƣới tiêu thụ, nhiều sản phẩm sản xuất tại Quảng Ninh đã tiếp cận đƣợc với các thị trƣờng trên thế giới.

Về mặt xã hội, FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng

năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên mƣời ngàn lao động (khoảng 95% là lao động trong nƣớc). Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, đã từng bƣớc hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bƣớc tiếp cận đƣợc với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi đƣợc các phƣơng thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Một bộ phận lao động địa phƣơng đƣợc tiếp nhận vào làm việc trong các doanh nghiệp FDI, đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, từng bƣớc thay thế đƣợc các vị trí quan trọng, chủ chốt của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp tích cực trong các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, cải cách thủ tục hành chính;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 62)