6. Bố cục của đề tài
3.2. Thực trạng thu hút FDI giai đoạn 2006-2012 tại Quảng Ninh
3.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư
Kể từ khi Quảng Ninh thu hút đƣợc dự án FDI đầu tiên (năm 1990) đến nay, Quảng Ninh có 90 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 4,199.7 tỷ USD. Lũy kế vốn thực hiện khoảng trên 1 tỷ USD, chiếm trên 25% tổng vốn đầu tƣ (tỷ lệ thấp so với vốn đăng ký do một số dự án lớn mới cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, đang trong quá trình bắt đầu hoặc chuẩn bị hoàn thiện thủ tục để giải ngân). Khối doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh có những
đóng góp quan trọng trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2012 nhƣ: nộp ngân sách 691,3 tỷ đồng, vốn đầu tƣ thực hiện đạt 352 triệu USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 628,6 triệu USD. Tất cả các chỉ tiêu năm 2012 đều tăng so với năm 2011, trong đó: vốn thực hiện tăng 235,6%; doanh thu tăng 143%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 230,3%; nộp ngân sách tăng 177%. 546.4 520.7 1025.1 1587.6 1818.5 3791.8 3792.9 4199.7 1990-2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Biểu đồ tổng vốn FDI đăng ký và cấp mới tăng thêm từ năm 1990 đến năm 2012
Tổng vốn đầu tư FDI đăng ký (triệu USD)
Biểu đồ 3.1. Nguồn vốn đầu tư qua các năm
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Quảng Ninh)
Tình hình thu hút FDI của Quảng Ninh diễn ra không đồng đều qua các thời kỳ. Giai đoạn 2001-2006, tỉnh Quảng Ninh thu hút nhiều dự án FDI nhất là 70 dự án với tổng vốn đăng ký là 282 triệu USD. Tuy nhiên có thể nhận thấy, mặc dù giai đoạn này Quảng Ninh thu hút đƣợc nhiều dự án nhất nhƣng đa số đều là các dự án quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Nguyên nhân thu hút nhiều dự án là cùng với luật Đầu tƣ sửa đổi, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ, ƣu đãi các nhà đầu tƣ, bên cạnh đó nguồn lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên phong phú có cảng biển, của khẩu cùng với việc các nhà đầu tƣ có cơ hội thí điểm đầu tƣ với quy mổ nhỏ để tìm hiểu thị trƣờng nhằm đƣa ra chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn. Chính vì vậy mặc dù số dự lƣợng dự án nhiều nhƣng vốn đầu tƣ, hiệu quả không cao.
Bảng 3.1: Tình hình cấp phép đầu tƣ ở Quảng Ninh từ 1989 - 2012
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Cấp mới Đ/chỉnh tăng vốn Rút giấy phép Còn hiệu lực
DA VĐT DA VĐT DA VĐT DA VĐT 1989- 2005 127 1.132,2 37 159,0 54 744,8 73 546,4 2006 8 22,0 2 2,1 7 49,7 74 520,7 2007 24 208,4 12 297,1 2 1,0 96 1.025,1 2008 12 158,4 3 404,0 0 0 108 1.587,6 2009 7 255,6 1 2.0 9 26,7 106 1.818,5 2010 5 1.962,8 1 52,3 9 41,8 101 3.791,8 2011 3 26,4 4 25,5 16 50,8 89 3.792,9 2012 5 395,9 16 21,03 4 10,1 90 4.199,7 Tổng 191 4.161,3 72 963,3 101 924,9
(Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ninh)
Một đặc điểm trong thu hút FDI tại Quảng Ninh là số vốn thu hút FDI không tỷ lệ thuận với số lƣợng dự án thu hút đƣợc, giai đoạn thu hút nhiều vốn FDI nhất là 2006-2012 với tổng vốn đăng ký là 3,680 triệu USD. Nhìn vào bảng số liệu (bảng 3.1) cho thấy, từ năm 2006 đến 2012, số vốn FDI đăng ký đầu tƣ vào tỉnh tăng khoảng 8 lần, từ 520,7 triệu USD lên 4.199,7 triệu USD, nhƣng số dự án tăng giảm thất thƣờng. Nguyên nhân chủ yếu là UBND tỉnh đã thay đổi tƣ duy, nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI đóng góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh đã có những cơ chế chính sách phù hợp, việc xúc tiến đầu tƣ đƣợc quan tâm, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ, chất lƣợng FDI đƣợc chú trọng thể hiện:
Năm 2010, Quảng Ninh thu hút đƣợc dự án Nhiệt điện Mông Dƣơng II của Hoa Kỳ với tổng vốn 2,147 tỷ USD đã đƣa Quảng Ninh vào tốp những
địa bàn thu hút FDI lớn nhất cả nƣớc. Việc giải ngân các dự án có dấu hiệu tích cực, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đầu tƣ tăng nhanh, đặc biệt là dự án Nhiệt điện Mông Dƣơng II đã có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ khi triển khai tháng 6/2011, dự án đã thu hút khoảng hơn 4.000 lao động với tốc độ giải ngân nhanh. Bên cạnh đó, dự án cảng quốc tế Container Cái Lân (tổng vốn đầu tƣ 155,5 triệu USD) đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tƣ, đƣa vào vận hành thử từ tháng 8/2012; chính thức đƣa vào sử dụng tháng 12/2012 (nhanh trƣớc gần 2 năm so với tiến độ dự kiến ban đầu); dự án Sợi Texhong (vốn đăng ký 300 triệu USD), dự án Nhà máy xay lúa mỳ (47 triệu USD) ngay sau khi đƣợc cấp phép đã nhanh chóng triển khai đầu tƣ,... bƣớc đầu góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Ninh.
Giai đoạn 2006-2012 mặc dù số dự án FDI không tăng nhiều nhƣng số vốn đầu tƣ lại tăng rất mạnh. Điều đó đồng nghĩa với việc chất lƣợng FDI đã đƣợc nâng lên, quy mô đầu tƣ của các dự án đƣợc mở rộng. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI gồm: Cơ chế chính sách, xúc tiến đầu tƣ, nguồn nhân lực. Các yếu tố này sẽ đƣợc phân tích một cách cụ thể ở phần sau, từ đó tìm ra các giải pháp thu hút FDI cho tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư
3.2.2.1. Cơ cấu theo đối tác đầu tư
Thời gian qua, Quảng Ninh đã thu hút vốn đầu tƣ đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong đó, Mỹ là nƣớc dẫn đầu về số vốn đầu tƣ đăng ký là 2,423 tỷ USD với tổng số 6 dự án, chiếm 59% tổng vốn FDI. Nổi bật là dự án đầu tƣ xây dựng cầu tàu số 2,3,4 cảng Container quốc tế - Cái Lân do tập đoàn Carrix SSA Marine với tổng vốn đầu tƣ 155 triệu USD; dự án Nhiệt điện Mông Dƣơng II do tập đoàn AES đầu tƣ với số vốn là 2.147
triệu USD. Tiếp theo là Singapore với tổng vốn đầu tƣ 683 triệu USD cho 03 dự án, chiếm 17% tổng vốn FDI. Hồng Kông đứng thứ 3 với 434 triệu USD cho 10 dự án và Trung Quốc là 276 triệu USD cho 43 dự án. Mặc dù chiếm số lƣợng dự án nhiều nhất 59% trong 90 dự án FDI nhƣng tổng vốn đầu tƣ của Hồng Kông và Trung Quốc chỉ chiếm 18% tổng vốn FDI đăng ký, cho thấy đặc điểm nổi bật của những dự án này là quy mô nhỏ. Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại chỉ chiếm 7% tổng vốn đăng ký. Một số quốc gia chỉ có 01 dự án nhƣ Ba Lan, Đức, Hà Lan, Nga, Thái Lan...
Các dự án FDI vào Quảng Ninh chủ yếu đến từ khu vực Châu Á nhƣ Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore .... với 74/90 dự án, chiếm 38% tổng vốn đầu tƣ (1.607 triệu USD) cho thấy hầu hết các dự án đều ở quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả và sức ảnh hƣởng không cao. Trong đó, một số quốc gia có tiềm lực về tài chính và công nghệ nhƣ Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Điều này có ảnh hƣởng nhất định đến chất lƣợng đầu tƣ tại Quảng Ninh. Những lý do trên cho thấy FDI của Quảng Ninh vẫn chƣa đi đúng định hƣớng của Đảng và Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 09 đó là: (1) sản xuất hàng xuất khẩu; (2) đầu tƣ vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy động lực vùng; (3) đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ tiềm năng về tài chính và có công nghệ nguồn từ các nƣớc công nghiệp phát triển.
3.2.2.2. Cơ cấu theo hình thức đầu tư
Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 42 dự án đầu tƣ theo hình thức liên doanh với tổng số vốn đầu tƣ là 3,4 tỷ USD, chiếm hơn 92 % tổng số vốn đầu tƣ; 47 dự án đầu tƣ theo hình thức 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng số vốn đầu tƣ 261 triệu USD chiếm gần 7% tổng vốn đầu tƣ; còn lại 15 dự án đầu tƣ theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng số vốn đầu tƣ là 45.3 triệu USD.
Bảng 3.2: Cơ cấu vốn đầu tƣ theo hình thức đầu tƣ
TT Hình thức
đầu tƣ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dự án Vốn đầu tƣ Số dự án Vốn đầu tƣ Số dự án Vốn đầu tƣ Số dự án Vốn đầu tƣ 1 Liên doanh 46 1,666.30 42 3,477.4 41 3,470.30 44 3,709.30 2 100% NN 45 106.9 47 265.2 42 272.4 43 446,2 3 BCC 15 45.3 13 49.2 6 50.2 3 44,2 Tổng cộng: 106 1,818.5 102 3,791.8 89 3,792.9 90 4,199.7
(Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Quảng Ninh)
Nhìn vào (bảng 3.2) ta thấy, liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là 2 hình thức đầu tƣ phổ biến tại Quảng Ninh. Hình thức doanh nghiệp liên doanh có tổng VĐT lớn. VĐT năm 2009 đạt 1,666.30 triệu USD; năm 2010 là 3,477.4 tr.USD và 2011 là 3,470.3 tr.USD và năm 2012 là 3,709.30 tr.USD.
Năm 2009 Số dự án Li ê n doa nh 4 4 % N N 100% 4 2 % B C C 1 4 % Năm 2012 Số dự án Li ê n doa nh 4 9 % N N 10 0 % 4 8 % B C C 3 %
Biểu đồ 3.2:Cơ cấu vốn đầu tƣ 2009, 2012 theo hình thức đầu tƣ
So sánh giữa 2 năm 2009 và 2012 ta thấy, hình thức đầu tƣ NN và Liên doanh tăng nhẹ và hình thức BBC giảm rõ rệt. Điều đó cho thấy trong thời kỳ đầu từ khi có Luật đầu tƣ, các thủ tục triển khai thực hiện còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu và rất phức tạp. Trong khi đó ngƣời nƣớc ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện- xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thƣờng gặp khó khăn trong việc giao dịch, quan hệ với khá nhiều cơ
quan chức năng của Việt Nam để có đƣợc đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng nhƣ thực hiện các dự án đầu tƣ. Trong hoàn cảnh nhƣ vậy, đa số các nhà đầu tƣ thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả hơn. Việc hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng lớn cho thấy môi trƣờng đầu tƣ ở địa bàn tỉnh tốt hơn. Nó cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tƣ an tâm tin tƣởng sản xuất kinh doanh trong một môi trƣờng có triển vọng của Quảng Ninh.
Thực trạng trên cho thấy yếu tố xúc tiến đầu tƣ quyết định trong việc nhà đầu tƣ sẽ lựa chọn phƣơng thức đầu tƣ nào. Khi chƣa hiểu về luật pháp, cơ chế chính sách, phong tục tập quán của quốc gia, địa phƣơng thì họ sẽ chọn phƣơng thức liên doanh với các lý do nhƣ đã nêu ở trên và khi đã hiểu rõ họ sẽ chọn phƣơng thức đầu tƣ 100% vốn của mình mà không cần rằng buộc bên đối tác để không bị lệ thuộc chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục đích đầu tƣ của họ. Vì vậy xúc tiến, quảng bá giới thiệu về địa phƣơng để các nhà đầu tƣ hiểu rõ về địa phƣơng mình chuẩn bị đầu tƣ là nhân tố quan trọng giúp thay đổi quan điểm đầu tƣ cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu vốn, hình thức đầu tƣ của tỉnh trong thời gian tới.
3.2.2.3. Cơ cấu theo địa bàn đầu tư
Qua gần 25 năm, ĐTNN đã trải rộng khắp tỉnh Quảng Ninh, gần nhƣ không còn huyện, thị “trắng”. Các dự án FDI đã đƣợc cấp phép trên 10 thành phố, huyện, thị xã và tập trung chủ yếu tại các trung tâm kinh tế, địa bàn trọng điểm, có lợi thế nhƣ: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Vân Đồn. Một số địa bàn thuộc diện khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng yếu kém, đƣờng giao thông huyết mạch nối liền giữa trung tâm huyện tới tỉnh đi lại mất nhiều thời gian... nhƣng cũng có dự án đang xin chủ trƣơng đầu tƣ nhƣ Ba Chẽ, Đầm Hà. Các dự án FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng, làm cho những vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh. Một số địa bàn trọng điểm về thu hút ĐTNN là thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, khu kinh tế Vân Đồn.
Sự phân bố các dự án FDI trên địa bàn tỉnh không đồng đều phản ánh đúng đặc điểm vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng của từng huyện, thị. Vốn đầu tƣ FDI tập trung tại các thành phố có cơ sở hạ tầng phát triển, vị trí địa lý thuận lợi giao thƣơng nhƣ Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả. Các huyện, thị trung tâm có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu... Các địa phƣơng còn lại đều nằm ở vùng sâu, xa của tỉnh, tập trung nhiều dân tộc thiểu số, kết cấu hạ tầng yếu kém nên chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Bảng 3.3: Cơ cấu đầu tƣ theo địa bàn
STT ĐỊA PHƢƠNG SỐ DỰ ÁN
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
1 Hạ Long 50 48 41 44 2 Móng Cái 25 23 18 19 3 Cẩm Phả 8 8 10 10 4 Đông Triều 7 7 6 6 5 Vân Đồn 6 6 5 5 6 Uông Bí 3 3 3 3 7 Yên Hƣng 3 3 3 3 8 Bình Liêu 1 1 1 0 9 Cô Tô 1 1 0 0 10 Hải Hà 1 1 1 0 11 Tiên Yên 1 1 1 0 Tổng Cộng: 106 102 89 90
(Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Quảng Ninh)
Bảng 3.3 cho thấy, số dự án không đồng đều đối với các địa phƣơng. Hầu hết các dự án tập trung vào địa bàn thành phố Hạ Long với 44 dự án với tổng số vốn đầu tƣ hơn 1,1 tỷ USD chiếm gần 30 % tổng số vốn đầu tƣ; tiếp
theo là địa bàn Móng Cái với 19 dự án với tổng số vốn đầu tƣ là 277 triệu USD chiếm hơn 7% tổng số vốn đầu tƣ; Cẩm Phả là địa phƣơng thu hút đƣợc vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cao nhất trong tỉnh với số VĐT 2,12 tỷ USD, chiếm tới 56% tổng VĐT toàn tỉnh; Tiếp đó đến Vân Đồn, Uông Bí, Đông Triều,...có số dự án và quy mô VĐT nhỏ hơn.
Thành phố Hạ Long tập trung nhiều dự án FDI nhất tỉnh. Tính đến thời
điểm 31/12/2012, Hạ Long có 44 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 1.213 triệu USD, chiếm 29% tổng vốn FDI. Hạ Long luôn dẫn đầu về số lƣợng thu hút các dự án FDI, ổn định qua các năm và năm sau cao hơn năm trƣớc .Các dự án FDI trên địa bàn đa dạng về ngành nghề lĩnh vực. Trong những năm gần đây có nhiều dự án lớn đầu tƣ vào công nghiệp và dịch vụ, trong đó có những ngành nghề kinh doanh mới nhƣ phân phối hàng hóa, bán buôn, bán lẻ, kinh doanh bất động sản, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế trên địa bàn. Hạ Long có nhiều ƣu thế thu hút FDI nhƣ hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phƣơng đƣợc nâng cấp hoàn thiện, cảng nƣớc sâu Cái Lân đi vào hoạt động có thể đón đƣợc tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, cầu Bãi Cháy nối đôi bờ Cửa Lục, Khu công nghiệp Cái Lân nằm tại vị trí thuận tiện giao thông. Hạ Long có lợi thế phát triển du lịch khi có Vịnh Hạ Long hai lần đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Tuy nhiên một yếu điểm lớn nhất của Hạ Long là mặt bằng quỹ đất dành cho các dự án du lịch - dịch vụ nhất là các dự án lớn không còn. Giá nhân công tại Hạ Long cao hơn các địa phƣơng khác trong tỉnh vì vậy việc thu hút lao động của các dự án sử dụng nhiều nhân công với mức lƣơng thấp là khó khăn.
Thành phố Cẩm Phả đứng đầu toàn tỉnh về vốn đăng ký với 10 dự án,
đạt 2.162 triệu USD, chiếm 51,5%. Là vùng công nghiệp than lớn nhất của Quảng Ninh cũng nhƣ cả nƣớc với các mỏ than lớn nhƣ Cọc 6, Đèo Nai, Cao Sơn... có vị trí giao thông thuận lợi với Quốc lộ 18A chạy qua kéo dài 65 km,