6. Bố cục của đề tài
4.1. Bối cảnh quốc tế
Thế giới đang đổi thay nhanh chóng, phức tạp và khó lƣờng. Xu hƣớng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là chủ đạo. Tuy nhiên, những xung đột về sắc tộc và tôn giáo, tranh chấp tài nguyên và lãnh thổ có xu hƣớng gia tăng, cùng với những vấn đề nghèo đói, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên... buộc mỗi quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động tối ƣu nhất. Năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đã để lại hệ lụy cho nền kinh tế khá rõ: giá cả gia tăng, nợ công chồng chất, thất nghiệp tăng cao, bất ổn mặt xã hội diễn ra ở nhiều quốc gia... Các nền kinh tế mới nổi BRICS nhƣ Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều không giữ đƣợc tăng trƣởng lạc quan. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới. Tƣơng quan sức mạnh của các nền kinh tế lớn và cục diện phát triển toàn cầu sẽ thay đổi với những liên kết mới. Vị thế của Châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng. Quá trình tái cấu trúc kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh, gắn với những tiến bộ khoa học công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên. Mặc dù hệ lụy của khủng hoảng kinh tế chƣa hết, nhƣng kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi và còn nhiều khó khăn, bất ổn.
Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bƣớc vào thời kỳ hợp tác với những thách thức mới, và xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục phát triển năng động và hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy nhiên, nó vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, nhất là tranh chấp chủ quyền biển đảo, tranh giành tài nguyên và mức độ ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các cƣờng quốc ...
Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện, với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, con ngƣời và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Điều đó đã và đang tạo cho nƣớc ta vị thế mới, với những thuận lợi và cơ hội to lớn, cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ mới.
Xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ gắn với việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ vẫn diễn ra mạnh mẽ. Thế giới đã chứng kiến xu hƣớng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh của các nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát triển. Các nƣớc ASEAN đang tiến tới Cộng đồng kinh tế chung vào năm 2015 và có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tƣ. Nhƣng cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ giữa các nƣớc ASEAN cũng gia tăng mạnh để trở thành trung tâm đầu tƣ.