Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 97 - 103)

6. Bố cục của đề tài

4.4.5. Một số kiến nghị, đề xuất

Với những giải pháp đƣợc nêu ở trên, có những giải pháp cần có quá trình chuẩn bị và thời gian thực hiện, nhƣng để tiếp tục có cơ chế hấp dẫn ngay việc thu hút FDI vào địa bàn Quảng Ninh tác giả có một số đề xuất kiến nghị:

Đối với Nhà nước:

Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động ĐTNN, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tăng đầu tƣ kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ

Đối với tỉnh Quảng Ninh:

Thứ nhất, Tỉnh Quảng Ninh cần thƣờng xuyên tổ chức gặp mặt các nhà đầu tƣ và đại diện các tổ chức quốc tế đang hoạt động, công tác trên địa bàn toàn quốc. Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền một cách cụ thể nhƣ danh mục các dự án cần thu hút, các chính sách ƣu đãi của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cần chuẩn bị tốt tài liệu về quy hoạch thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vựa, các thế mạnh, tiềm năng về tài nguyên, lao động của tỉnh để các nhà đầu tƣ có cơ hội lựa chọn.

Thứ hai, Thực hiện đề án cải cách hành chính một cách có hiệu quả, thực hiện đúng "cơ chế một nửa" tránh tình trạng "Một cửa nhƣng nhiều khoá" nhƣ cách nói của một số nhà đầu tƣ khi giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Trên tinh thần đó Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối tham mƣu cho UBND tỉnh tháo gỡ tất cả những vƣớng mắc do các nhà đầu tƣ đề xuất.

Thứ ba, có chính sách đúng đắn đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp để kịp thời thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhanh chóng đầu tƣ đƣợc ngay.

Thứ tư, Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt chú trọng tới công tác tổ chức thực hiện các chính sách mới. Chính sách quản lý"một cửa" hiện nay đƣợc đƣa ra với mục đích tốt đẹp là đơn giản hoá công tác quản lý đầu tu trong các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và tăng sức hấp dẫn củấcc khu công nghiệp đối với các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hịên chính sách này chƣa thật tốt nên đôi khi có tác động ngƣợc chiều đối với các nhà đầu tƣ. Ban quản lý các khu công nghiệp còn gặp nhiều vƣớng mắc trong việc phối hợp với cá cơ quan chức năng cùng quản lý các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Hậu quả là các doanh nghiệp này đáng lẽ đƣợc hƣởng một cơ chế quản lý đơn giản, hiệu quả hơn thì lại bị gây phiền hà hơn bởi nhiều cơ quan chức năng cùng kiểm tra giám sát hoạt động của họ.

Thứ năm, Điều kiện tiên quyết vẫn là đội ngũ những ngƣời làm công tác thu hút đầu tƣ đặt ra cho tỉnh phải khẩn trƣơng thực hiện công tác đào tạo và thu hút cán bộ có năng lực làm công tác này. Chất lƣợng cán bộ làm công tác đầu tƣ phải luôn đƣợc nâng cao, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật phải luôn đƣợc đào tạo, do đó phải thƣờng xuyên quan tâm tới các trƣờng dạy nghề công nhân kỹ thuật, thu hút những lực lƣợng lao động trẻ ở khu vực nông thôn cho đi đào tạo với số lƣợng lớn để sẵn sàng đáp ứng về nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

KẾT LUẬN

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nhiều nƣớc trên thế giới nhất là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Đối với Quảng Ninh, nguồn vốn này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đều đã khẳng định rằng, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta, đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế khác. Do vậy trong giai đoạn hiện nay thu hút FDI đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc của tỉnh.

Quảng Ninh là tỉnh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong thu hút nguồn vốn FDI nhƣng nhìn chung còn nhiều mặt hạn chế. Để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006-2012 và qua phân tích đã chỉ ra đƣợc một số yếu tố có tác động ảnh hƣởng chủ yếu nhƣ: Cơ chế chính sách, nguồn nhân lực và xúc tiến đầu tƣ trong đó các yếu tố chính là cơ sở để luận văn đƣa ra các giải pháp lâu dài cũng nhƣ những kiến nghị trƣớc mắt để thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đó là:

Thứ nhất tạo ra một môi trƣờng thông thoáng, củng cố và hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

hiện các dự án đã đƣợc quy hoạch.

Thứ ba nâng cao trình độ quản lý của cán bộ làm công tác đầu tƣ để làm tốt việc xúc tiến đầu tƣ và giới thiệu về tiềm năng, mở ra những hƣớng đầu tƣ mới mà các nhà đầu tƣ đang quan tâm.

Thứ tư quan tâm xây dựng cá công trình hạ tầng và cải tiến chính sách thu hút vào các khu công nghiệp.

Thứ năm mở rộng, đa dạng hoá các phƣơng thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

Thứ sáu tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ, tƣ vấn đầu tƣ và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để các nhà đầu tƣ có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trƣờng đầu tƣ để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ngày càng nhiều vào Quảng Ninh.

Việc nghiên cứu về nội dung thu hút nguồn vốn FDI có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong kinh tế xã hội. Với những hạn chế về kiến thức cũng nhƣ cách trình bày, luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ Hội đồng Giám khảo, các thầy giáo cô giáo và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thƣơng mại (2000), Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, Tài liệu lƣu hành nội bộ.

2. Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ - Báo cáo tổng kết đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 20 năm.

3. Báo điện tử Việt Nam net, www.vnn.vn, trang thông tin kinh tế. 4. Báo cáo Đầu tƣ Thế giới (2002), UNCTAD.

5. Báo cáo sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh năm 2007. 6. Báo cáo Tỉnh ủy Quảng Ninh năm 2011-2012

7. Báo cáo sở LĐTB xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2012. 8. Báo cáo sở Kế hoạch đầu tƣ năm 2008-2012

9. Báo Quảng Ninh điện tử: www.quangninh.com.vn 10. Báo cáo phát triển con ngƣời Việt Nam 2011.

11. Dƣơng Tấn Diệp: “Kinh tế vĩ mô (phần lý thuyết), Nxb.Thống kê, H.2001. 12. Lênin: “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản,

NXB. Sự thật, H. 1957.

13. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

14. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011. NXB. Thống Kê.

15. Nguyễn Văn Hùng (2009), Tăng cường vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội vùng tây nguyên. Luận án Tiến sỹ.

16. Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (2008), Hai mươi năm đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và hướng tới. Nxb. Tri thức.

17. Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), “Vai trò đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với phát triển và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam”. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 225.

18. Phan Trọng Thanh (2009) “Nhìn lại 20 năm thực hiện thu hút đầu tƣ nwocs ngoài vào Việt Nam”. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 164.

19. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào một địa phƣơng của Việt Nam”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 5 (40).

20. Nguyễn Bích Đạt (2004), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đề tài KH - CN cấp nhà nƣớc KX 01.05, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển

kinh tế ở Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Luân (2006), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Luật Đầu tư (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi

(2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Hà Thị Ngọc Oanh (2006), Kinh tế đối ngoại - Những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

26. Đinh Trọng Thịnh (2006), Quản trị dự án đầu tư và quản trị tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nxb Tài chính, Hà Nội.

27. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ƣơng, Kinh tế Việt Nam năm 2003, NXB. Thống Kê, H. 2004.

28. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, H. 29. Nguyễn Ngọc Mai (Giáo trình Kinh tế đầu tư) Đại học Kinh tế quốc dân

Hà Nội.

30. Nguyễn Anh Tuấn (2005), “Để tạo nên một làn sóng đầu tƣ mới từ Nhật Bản”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (12).

31. Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Làn sóng đầu tƣ mới: cơ hội và thách thức”,

32. Thời báo kinh tế Việt Nam (2005), Việt Nam - Tiềm năng và cơ hội đầu tư. 33. Ngô Quang Vinh (2003), Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

34. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)