6. Bố cục của đề tài
1.3.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào Thành phố Hà Nội
Hà Nội là Thủ đô của cả nƣớc, là điểm quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến Lạng Sơn - Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh. Nhƣ vậy, Hà Nội cũng là yếu tố thúc đẩy, tác động đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh. Thời gian qua, Hà Nội cũng xếp trong tốp đầu các tỉnh thành cả nƣớc về thu hút FDI. Thời kỳ 1989-2007, tổng vốn ĐTNN đăng ký (luỹ kế) tại Hà Nội đã đạt 14,589 tỷ USD; Từ năm 2007 đến nay, Hà Nội đạt tổng vốn đầu tƣ đăng ký (lũy kế) là 20,4 tỷ USD, có đƣợc thành tựu đó là do:
* Công tác xây dựng cơ chế, chính sách
Hà Nội đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện các quy định liên quan để triển khai Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài trƣớc đây, cũng nhƣ Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn Hà Nội, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, đã rút ngắn đáng kể thời gian xét cấp giấy phép đầu tƣ từ trên 1 tháng xuống dƣới 15 ngày đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Thành phố.
* Xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến đầu tư
Thành phố xây dựng và triển khai Chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ với việc tổ chức nhiều đoàn đi xúc tiến đầu tƣ - thƣơng mại - du lịch, tổ chức thành công nhiều diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và ở các quốc gia, các vùng có tiềm năng về vốn, công nghệ, trình độ quản lý (Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Thái Lan, úc, Đài Loan, Hồng Kông...).
* Định kỳ lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội đã thực hiện định kỳ xây dựng “Danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài” với các thông tin dự án đƣợc cập nhật hàng năm và tính khả thi ngày càng đƣợc nâng cao, tập trung vào một số lĩnh vực ƣu tiên phát triển, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, ngành dịch vụ, lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị... bằng các thứ tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp, Trung để thực hiện công tác xúc tiến đầu tƣ phù hợp với thị trƣờng từng nƣớc.
* Rà soát, đánh giá, phân loại, hỗ trợ các dự án đẩy mạnh triển khai
Ngoài công tác xúc tiến đầu tƣ mới, Thành phố đã quan tâm đến công tác rà soát, phân loại các dự án đã đƣợc cấp phép đầu tƣ, bám sát quá trình thực hiện, kịp thời giải quyết các khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài triển khai dự án hoặc đề xuất hƣớng xử lý đối với những dự án đang gặp khó khăn, không hoặc chậm triển khai. Công tác quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã đƣợc tăng cƣờng, chặt chẽ, thƣờng xuyên hơn. Hàng năm, thành phố Hà Nội đều phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức các đoàn công tác đi nắm tình hình, làm việc với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn nhằm hƣớng dẫn triển khai dự án, đôn đốc thực hiện báo cáo, kịp thời chấn chỉnh các sai sót.
* Phổ biến pháp luật, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ
Thành phố Hà nội đã phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan (Công ty tƣ vấn luật nƣớc ngoài, Vụ Pháp luật và Xúc tiến đầu tƣ, sau này là Trung tâm xúc tiến đầu tƣ phía Bắc - Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Cục Doanh nghiệp vừa và nhỏ...) tổ chức đƣợc nhiều lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài trƣớc đây và Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp hiện nay cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài, một phần tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức quốc tế.