Bài học cho Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 28)

6. Bố cục của đề tài

1.3.3. Bài học cho Quảng Ninh

Đà Nẵng, Hà Nội khá thành công trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Các dự án nguồn vốn FDI thực sự có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những tiền đề, điều kiện cho quá trình công nghiệp hoá tại mỗi địa phƣơng trên. Mỗi tỉnh, thành có những điểm mạnh, nét nổi bật riêng trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Quảng Ninh xem đây là những kinh nghiệm quý trong công tác thu hút nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phƣơng. Từ những kinh nghiệm trên, có thể rút ra những bài học sau:

Một là, nhất quán xác định tầm quan trọng của nguồn vốn FDI trong việc phát triển kinh tế địa phƣơng. Các chiến lƣợc, quy hoạch, danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ từ nguồn FDI phải gắn với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, phát huy đƣợc tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tƣ. Công tác quy hoạch phải đảm bảo tính ổn định lâu dài. Xây dựng quy hoạch phát triển ngành một cách rõ ràng, đầy đủ phù hợp với tình hình hiện tại và hƣớng tới tƣơng lai. Quy hoạch và bố trí các ngành phù hợp với tiềm năng sẵn có, phù hợp với nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác hiệu quả tối đa các lợi thế. Công bố rộng rãi các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt (tiếng Việt và tiếng Anh) trên các trang thông tin xúc tiến đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tƣ. Thƣờng xuyên rà soát, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch. Đặc biệt, đối với quy hoạch không gian, xây dựng cần phải có những điểm “bất di bất dịch”… tránh sự thay đổi phụ thuộc vào tƣ duy nhiệm kỳ hoặc khi thay đổi cán bộ chủ chốt, nhất là ngƣời đứng đầu.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch còn thiếu; rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu. Trƣớc mắt tập trung hoàn thiện việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dƣới sự tƣ vấn của tập đoàn tƣ vấn quốc tế, có uy tín và kinh nghiệm là Mc Kinsey (Hoa Kỳ). Theo đó tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển không gian đô thị, phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng, đặc biệt là các địa phƣơng trọng điểm nhƣ Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Yên, Uông Bí tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài dễ dàng lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tƣ. Tăng cƣờng gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng ƣu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Hai là, cần có một chiến lƣợc thu hút FDI rõ ràng, từ đó xây dựng các định hƣớng, mục tiêu cụ thể, chi tiết nhƣ lĩnh vực, địa bàn, đối tác… nhằm

phát huy lợi thế tối đa của địa phƣơng mình và tính nội trội so với các địa phƣơng khác.

Ba là, công tác xúc tiến đầu tƣ cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các nguồn FDI, nó tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ biết đƣợc tiềm năng và cơ hội làm ăn tại địa phƣơng. Cần phải đổi mới phƣơng thức đầu tƣ nhằm thu hút đƣớc các đối tác có tiềm năng và nguồn lực

Bốn là, không ngừng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tại địa phƣơng nhƣ: cải cách các thủ tục hành chính, cải cách bộ máy hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, … tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tƣ, đặc biệt xây dựng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi nhà đầu tƣ có hiệu quả nhằm định hƣớng thu hút nguồn vốn FDI theo chiến lƣợc đề ra.

Năm là, tiếp tục kiểm tra, thanh tra quản lý xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đai ở một số huyện, thị. Tăng cƣờng giám sát thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với kế hoạch sử dụng đất của các địa phƣơng. Có hình thức chế tài tƣơng ứng đối với các vi phạm trong công tác quy hoạch. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các tỉnh, thành phố có bƣớc phát triển nhanh, đột phá và khá bền vững đều có tỉ lệ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm trên 50% tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội (Hà Nội, Đà Nẵng), trong khi Quảng Ninh tỷ lệ này luôn dƣới 10% (cá biệt năm 2012, nguồn vốn FDI chiếm 13,4%).

Chương 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu

- Thế nào là yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI?

- Tác động của từng yếu tố đến thu hút FDI nhƣ thế nào?

- Trong số các yếu tố trên, yếu tố nào có ảnh hƣởng nổi bật đến thu hút FDI? - Đâu là yếu tố còn yếu kém trong thu hút FDI?

- Những giải pháp tác động tới các yếu tố đó nhằm thu hút FDI hiệu quả hơn?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, duyên hải nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh với những điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng tƣơng đối thuận lợi. Quảng Ninh có rất nhiều tiềm năng trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Vì vậy, việc tiến hành chọn điểm nghiên cứu theo tiêu chí sau:

- Các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp - Các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp

- Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực: công nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, dịch vụ.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu chung

Là một đề tài khoa học kinh tế thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cho nên cũng nhƣ những đề tài khác thuộc lĩnh vực này đều lấy kinh tế chính trị Mác - Lê Nin, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đƣờng lối chính sách của Đảng, kinh tế học hiện đại làm cơ sở lý luận xem xét các vấn đề thuộc đối tƣợng nghiên cứu. Các môn khoa học này cung cấp các kiến thức về các phạm trù kinh tế, các quy luật kinh tế, quy luật phát triển xã hội, về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, về kinh tế thị trƣờng, các quy luật và đƣờng lối phát triển hoạt

động đầu tƣ… để những ngƣời nghiên cứu, các nhà kinh tế đâu tƣ vận dụng, xem xét khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, quản lý của mình.

Ngoài ra có những phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống mang tính phổ biến, bao quát xuyên suốt quá trình nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử, so sánh, đối chiếu, tổng hợp… Luận văn còn sử dụng một số chỉ số tổng hợp để phân tích, làm rõ những nội dung cụ thể trong công tác thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh.

2.2.3. Mô hình SWOT

Luận văn sử dụng mô hình mô hình SWOT với mục đích cho chúng ta một cái nhìn khái quát, vĩ mô về tình hình thu hút đầu tƣ FDI tại một địa phƣơng cấp tỉnh. Làm rõ những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức trong thu hút đầu tƣ, từ đó có những chiến lƣợc, bƣớc đi thích hợp để tận dụng thế mạnh, cơ hội và hạn chế những khuyết điểm hiện có.

Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến lƣợc cụ thể, phù hợp. Ở đây, đối tƣợng của mô hình SWOT là việc thu hút đầu tƣ tại một địa phƣơng. Trên cơ sở đó, chúng ta tìm hiểu bối cảnh thu hút vốn FDI tại một địa phƣơng trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại. Chúng ta thấy rõ hơn những mặt lợi thế, hạn chế của địa phƣơng, cách thực hiện của địa phƣơng đã hợp lý chƣa và con đƣờng đi tới với những thách thức và cơ hội đặt ra trên cơ sở phân tích khoa học khách quan. Mô hình đƣợc áp dụng nhằm đƣa ra các phân tích dựa trên việc đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong việc thu hút FDI.

Điểm mạnh là yếu tố nội tại của địa phƣơng thể hiện là những khả năng nổi trội hơn các địa phƣơng khác nhƣ về quản lý, việc thực hiện cơ chế, tài nguồn, nguồn lao động... tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phƣơng.

Điểm yếu là những yếu tố nội tại của đại phƣơng thể hiện những khả năng kém hơn so với các địa phƣơng khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phƣơng.

Để chỉ ra đƣợc điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địa phƣơng về các mặt nhƣ: việc quản lý của chính quyền địa phƣơng, việc thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách địa phƣơng thực hiện đối với các vấn đề liên quan tới FDI; các chính sách về lao động, đào tạo lao động; thủ tục hành chính khi cấp giấy phép…

Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trƣờng đem lại, nó có tác động tích cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phƣơng nhƣ đem lại những điều kiện thuận lợi nhƣ xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý.

Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trƣờng đem lại, nó có tác động tiêu cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phƣong, đem lại những điều kiện khó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của địa phƣơng.

Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trƣờng bên ngoài mà chủ yếu là phân tích môi trƣờng vĩ mô nhƣ môi trƣờng luật pháp về đầu tƣ tại Việt Nam, xu thế đầu tƣ quốc tế vào Việt Nam, tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó phân tích những khó khăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

Từ những kết quả đạt đƣợc trong việc phân tích mô hình SWOT, cho chúng ta phƣơng hƣớng thu hút nguồn vốn FDI của địa phƣơng trong từng giai đoạn, để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể mang lại hiệu quả cao, hợp lý.

2.2.4. Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quan trọng để đo lƣờng và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của địa phƣơng. Năng lực cạnh tranh trong thu hút ĐTNN là một yếu tố rất quan trọng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, đƣợc tính toán trên cơ sở tổng hợp của 10 chỉ số thành phần: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và trách nhiệm ;Chi phí thời gian để thực

hiện các quy định của Nhà nước; Chi phí không chính thức; Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước và Môi trường cạnh tranh; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân; . Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý.

Trong giai đoạn 2006- 2012, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Ninh đƣợc cải thiện đáng kể, kết quả những năm gần đây nhƣ sau: Năm 2006: 53,25 điểm; Năm 2007: 58,34 điểm, xếp hạng 22, thuộc nhóm khá; Năm 2008: 54,70 điểm, xếp hạng 27, thuộc nhóm khá; Năm 2009: 60,81 điểm, xếp hạng 26, thuộc nhóm tốt; Năm 2010: 64,41 điểm, xếp hạng 7, thuộc nhóm tốt; Năm 2011: 63,25 điểm, xếp hạng 12, thuộc nhóm tốt.

Phân tích các yếu tố thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2008 cho thấy, đạt 54,70 điểm xếp thứ 27 thuộc nhóm khá, các chỉ số đạt điểm khá cao là “Chi phí gia nhập thị trƣờng” (8,34 điểm) và “Ƣu đãi đối với DNNN” (8,11 điểm), trong khi ở hai chỉ số “Chính sách phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân” (3,22 điểm) và “Đào tạo lao động” (4,31 điểm) thì Quảng Ninh có điểm số khá thấp. Nhìn vào chỉ số "Đào tạo lao động" ta thấy rằng với số điểm rất thấp điều đó chứng minh nhƣ đã phân tích ở trên chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ. Đó là nhân tố tác động quan trọng đến tổng điểm để đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ninh năm 2008.

Năm 2012 có sự thay đổi bất ngờ so với những năm trƣớc, Quảng Ninh đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Với số điểm trung bình đạt 59,55, Quảng Ninh thuộc nhóm xếp hạng khá. Các chỉ số thành phần là: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đứng thứ 12 (4,43 điểm); Tính minh bạch đứng thứ 21 (5,99 điểm); Chi phí thời gian đứng thứ 33 (5,66 điểm); Thiết chế pháp lý đứng thứ 20 (3,97 điểm); Gia nhập thị trƣờng đứng thứ 51 (8,42 điểm); Tiếp cận đất đai đứng thứ 61 (5,19 điểm); Chi phí không chính thức đứng thứ 40 (6,16 điểm); Tính năng động đứng thứ 19 (5,74 điểm); Đào tạo lao động đứng

thứ 2 (6 điểm)...Nhìn vào chỉ số "Tính năng động" ta thấy điểm số tƣơng đối cao, chỉ số này nói lên quan điểm nhìn nhận về thu hút đầu tƣ(đây chính là nhân tố cơ chế chính sách) của lãnh đạo tỉnh đã thay đổi. Tỉnh đã đƣa ra các chính sách phù hợp hơn để trải "thảm đỏ" mời gọi các nhà đầu tƣ. Chính nhân tố góp phần quan trọng để đƣa Quảng Ninh đứng thứ 21/63 tỉnh thành của toàn quốc.

Với kết quả PCI năm 2012 cũng nhƣ kết quả những năm qua, Quảng Ninh tự “soi” để phát huy những gì làm tốt, khắc phục những gì làm chƣa tốt, để tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Từng cán bộ, công chức, viên chức Quảng Ninh cũng cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc gây dựng, tạo niềm tin cho doanh nhân đến đầu tƣ tại Quảng Ninh [16].

Các chỉ tiêu này đã đánh giá một phần về môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh, những yếu tố nội tại của địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp, nhƣng còn hạn chế chƣa phản ánh đƣợc nhiều yếu tố ảnh hƣởng khác (trực tiếp hay gián tiếp) nhƣ các dịch vụ phục vụ việc thực hiện các dự án, hệ thống nhà ở cho công nhân thuê, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với cơ sở hạ tầng của KCN, hay các chính sách mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ.

2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng những phƣơng pháp thu thập thông tin sau:

* Phương pháp đọc và ghi chép thông tin:

Về nội dung, đọc là để thu nhận thông tin, còn ghi chép là hình thức lƣu lại những thông tin đã đọc để phục vụ cho quá trình sử dụng thông tin. Phƣơng pháp này có thể thực hiện trên các văn bản quản lý nhà nƣớc, các tài liệu điện tử, sách báo, tạp chí... Đây là một trong những nguồn tƣ liệu quan trọng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

+ Ƣu điểm là giúp ta tránh ghi nhớ thông tin tạm thời, khi đọc lại bài ghi chép sẽ giúp cho việc sử dụng thông tin chính xác và đầy đủ, có hệ thống và theo trình tự...

+ Nhƣợc điểm của nó là tốn nhiều thời gian để đọc và ghi chép, ghi chép lại không đầy đủ (do phải ghi chép tóm tắt), mang tính tạm thời, khó khăn trong việc trích dẫn hoặc đọc lại nguyên văn của thông tin.

* Phương pháp sao chụp tài liệu:

Phƣơng pháp này gồm các cách nhƣ photocopy, scan, chụp… tài liệu nhằm lƣu trữ thông tin. Đây cũng là một cách thu thập thông tin, tập hợp các tƣ liệu liên quan đến các vấn đề của đề tài nhằm giúp cho ngƣời nghiên cứu có những tƣ liệu để phân tích, tổng hợp trong quá trình hoàn thiện luận văn.

Phƣơng pháp này bao gồm:

- Các văn bản đƣợc dùng làm căn cứ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức nhƣ: luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tƣ, quy định, chỉ thị... của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc.

- Các văn bản là căn cứ trực tiếp giải quyết công việc.

- Các báo cáo thống kê tổng hợp của các cơ quan, đơn vị về tình hình thực hiện nhiệm vụ.

- Các sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến vấn đề giải quyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)