Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

6. Bố cục của đề tài

3.3.1. Nguồn nhân lực

Chất lƣợng nguồn nhân lực hiện có là một trong những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia, địa phƣơng trong quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình CNH-HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Nguồn lao động tốt, chất lƣợng cao là tiền đề vững chắc, là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế và sự hƣng thịnh của mỗi quốc gia. Nguồn lao động là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay không thành công trong việc phát triển của địa phƣơng. Do đó nâng cao chất lƣợng nguồn lao động là nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp đồng bộ, vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài để phát triển bền vững.

Nguồn lao động là tổng số những ngƣời trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao

động cũng đƣợc hiểu trên hai mặt: số lƣợng và chất lƣợng. Nhƣ vậy theo khái niệm này, có một số đƣợc tính là nguồn nhân lực nhƣng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những ngƣời không có việc làm nhƣng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những ngƣời không có nhu cầu tìm việc làm, những ngƣời trong độ tuổi lao động quy định nhƣng đang đi học…

Năm 2012, dân số trung bình của Quảng Ninh khoảng 1.190.000 ngƣời; lực lƣợng lao động tham gia hoạt động kinh tế gần 673 ngàn ngƣời, lao động trong tuổi lao động chiếm khoảng 92% so với LLLĐ. Lực lao động trẻ và tập trung nhiều hơn ở khu vực đô thị, đồng bằng (76%). Đây là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong đó, số lao động có việc làm khoảng gần 650 ngàn ngƣời; cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đáng kể và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, cơ cấu lao động nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp: 41,88%, công nghiệp - xây dựng: 28,07%, thƣơng mại - dịch vụ: 30,02%.

Mặc dù trên địa bàn tỉnh đã có một số cơ sở đào tạo nghề nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu về dạy nghề của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, dẫn đến học viên đƣợc đào tạo thiếu tính thực tế, không đƣợc thực hành nhiều trên các máy móc kỹ thuật thiết yếu, yếu về ngoại ngữ.

Nhìn chung, Quảng Ninh còn tồn tại hai vấn đề khi phát triển nguồn nhân lực. Thứ nhất, việc gia tăng dân số của Quảng Ninh không đóng góp nhiều vào việc hỗ trợ cho mục tiêu tăng trƣởng GDP đến năm 2020 của tỉnh, và cần thêm nguồn lao động từ tỉnh ngoài để đạt mục tiêu này. Thứ hai, lực lƣợng lao động tại Quảng Ninh hiện chƣa nhận đƣợc các hình thức đào tạo phù hợp để phát triển kỹ năng đáp ứng nhu cầu ngành. Đây cũng là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ khi có ý định đầu tƣ tại Quảng Ninh. Muốn đầu tƣ cho phát triển công nghiệp thì cần đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề nhƣng đội ngũ này đang thiếu và chất lƣợng chƣa cao khiến các nhà đầu tƣ e ngại. Quảng Ninh có tiềm năng du lịch rất lớn nhƣng với đội ngũ

lao động chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ yếu về ngoại ngữ, nghiệp vụ còn hạn chế... Nói tóm lại cần có kế hoạch dài hạn cho đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đủ về số lƣợng và chất lƣợng sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tƣ.

Một trong những mục tiêu của nhà đầu tƣ khi đến để kinh doanh đó là tận dụng nguồn nhân lực của địa phƣơng nhƣng khi đến Quảng Ninh họ chƣa đƣợc đáp ứng yêu cầu này bởi thực tế tỉnh đang thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Qua phản ánh của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Quảng Ninh, hiện có thừa nguồn lao động nhƣng lại thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật cao, thời gian qua hầu hết số lao động này đều phải tuyển ở nơi khác. Đây là một trong những khiếm khuyết hàng đầu của tỉnh làm giảm sức cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong các dự án công nghệ cao. Để khắc phục những yếu điểm này, thời gian gần đây Quảng Ninh đang rất tích cực trong lập, hoàn thiện các quy hoạch quan trọng định hƣớng tầm nhìn dài lâu, xây dựng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ FDI, tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tƣ hoàn thiện, đa dạng hệ thống cơ sở hạ tầng, tập trung đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực... Hy vọng trong tƣơng lai gần trên địa bàn sẽ có thêm nhiều các dự án FDI thực sự chất lƣợng, có tác động hiệu quả với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp là 37%, công nghiệp - xây dựng: 27% và dịch vụ - thƣơng mại: 36%; đến năm 2020 phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp theo hƣớng hiện đại, cơ cấu lao động trong các nhóm ngành kinh tế sẽ tƣơng ứng là 25%, 25% và 50%. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, yêu cầu cấp thiết cần quy hoạch nguồn nhân lực và dự báo, định hƣớng cơ cấu nghề đào tạo, đầu tƣ chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động, yêu cầu cải tiến, đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho đào tạo...trên cơ sở nhu cầu sử dụng. Hiện nay tỉnh đang tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực, quy hoạch ngành, địa phƣơng giai đoạn 2013-2020 và định hƣớng đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)