Hoạt động 1: Khởi động

Một phần của tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 cv 5512 hk1 (Trang 68 - 75)

I. Mục tiêu 1 Kiến thức

1.Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:

- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.

b) Nội dung:

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi để hiểu được các biểu hiện của tự tin trong cuộc sống.

c) Sản phẩm:

- HS hiểu được các biểu hiện của tự tin trong cuộc sống.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên cho HS xem video https://www.youtube.com/watch?v=oppAVleEfvg - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ chung.

- Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân.

- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Voi con đã không có suy nghĩ, ý kiến riêng của bản thân và rất hay nghe theo lời mọi người xung quanh. Voi không tự tin. Vậy tự tin là gì? Làm thế nào để trở thành người tự tin? Hôm nay lớp ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thứcNội dung 1. Truyện đọc Nội dung 1. Truyện đọc

a) Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được những chi tiết trong câu truyện thể hiện sự tự tin và rút ra bài học.

b) Nội dung:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc truyện đọc trong SGK và đặt câu hỏi để học sinh thảo luận chung và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Bài học qua câu chuyện: Chúng ta cần có lòng ham học, tự tin và chủ động trong học tập để đạt được những kết quả như mong muốn.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên cho HS đọc câu truyện trên và trả lời câu hỏi: 1. Bạn Hà học tiếng anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?

2. Bạn Hà đi du học nước ngoài là do đâu?

3. Hãy nêu những biểu hiện thể hiện sự thành công của bạn Hà?

4. Vậy, em sẽ học tập được bạn Hà điều gì qua câu chuyện trên?

+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.

+ Tiến hành đọc phần thông tin và trả lời câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.

Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Đọc thông tin và ghi vào phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

Giáo viên tổ chức điều hành

- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung.

- HS: Trình bày.

- HS: Nhận xét bổ sung.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.

Bước 4: Kết luận và nhận định

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:

1. Bạn Hà học tiếng anh trong điều kiện và hoàn cảnh: - Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công,giá sách kiêm tốn ,máy cát sét cũ kĩ

- Bạn Hà không đi học thêm,chỉ học sgk, học sách nâng cao và học theo chương

trình dạy tiếng anh trên TV.

- Bạn Hà cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài. 2. Bạn Hà được đi du học nước ngoài là do:

- Là hs giỏi toàn diện. - Nói tiếng anh thành thạo.

- Vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xing ga po. - Chủ động và tự tin trong học tập.

3. Biểu hiện

- Bạn tin vào khả năng của mình - Chủ động trong học tập : Tự học

- Bạn là người ham học : Chăm đọc sách, học theo chương trình dạy học từ xa trên truyền hình

4. Bài học qua câu chuyện: Chúng ta cần có lòng ham học, tự tin và chủ động trong học tập để đạt được những kết quả như mong muốn.

- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.

Bài học qua câu chuyện: Chúng ta cần có lòng ham học, tự tin và chủ động trong học tập để đạt được những kết quả như mong muốn.

Nội dung 2. Nội dung bài học a. Khái niệm:

a) Mục tiêu:

- Giúp HS biết thế nào là tự tin.

b) Nội dung:

GV cho HS đàm thoại và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

1. Khái niệm:

- Là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn...

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ:

1. Qua câu chuyện trên em hiểu thế nào là tự tin? 2. Nêu những ví dụ về tấm gương tự tin mà em biết? Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.

- Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi. - Nêu ví dụ.

II. Nội dung bàihọc học

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Trả lời.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

Giáo viên tổ chức điều hành

- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. - HS: Trình bày.

- HS: Nhận xét bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận định

Giáo viên nhận xét và định hướng HS nêu:

1. Là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn...

2. HS tự liên hệ.

- Bạn Lan thường xung phong trả lời các câu hỏi. - Bạn Lan tự tin hát trước đám đông.

- Lan tự tin đăng ký tham gia cuộc thi siêu tài năng nhí. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận.

1. Khái niệm

Là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn...

Nội dung 3.

- Giúp HS hiểu nêu được một số biểu hiện của tính tự tin. Nêu được ý nghĩa của tính tự tin. Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.

b) Nội dung:

GV cho HS đọc SGK thảo luận nhóm, đàm thoại, xử lý tình huống để tìm hiểu nội dung bài học.

c) Sản phẩm:

b. Ý nghĩa

- Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối.

c. Trách nhiệm của công dân

- Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể. - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ:

1. GV chia lớp thành 4 nhóm và đặt câu hỏi thảo luận: Nhóm 1,2: Nêu một số việc làm mà bạn trong nhóm em đã hành động một cách tự tin?

Nhóm 2,3: Kể một số việc làm do thiếu tự tin nên không hoàn thành công việc?

2. Lấy một số ví dụ về tính tự tin trong cuộc sống đặc biệt những ví dụ về những con người gặp khó khăn, hoạn nạn nhưng biết vượt lên hoàn cảnh nhờ có lòng tự tin?

3. Cho biết tự tin giúp chúng ta có được điều gì trong cuộc sống?

4. Vậy để có tính tự tin em sẽ rèn luyện như thế nào trong học tập và trong cuộc sống?

Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.

- Dựa vào SGK để thảo luận và trả lời câu hỏi. - Xử lý tình huống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên theo dõi

- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.

Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Trả lời.

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

Giáo viên tổ chức điều hành

- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung.

- HS: Trình bày.

- HS: Nhận xét bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận định

Giáo viên nhận xét và định hướng HS nêu: 1.

Nhóm 1, 2.

-Tham gia thi HS giỏi của tỉnh.

- Đảm nhiệm vai trò lớp trưởng của lớp. - Dám đấu tranh chống cái xấu.

- Vượt lên trên tật nguyền,mặc cảm tham gia xây dựng đất nước.

Nhóm 3, 4.

- Không tham gia thi thơ của CLB thơ văn. - Luôn cảm thấy mình yếu đuối.

- Không dám quyết định công việc của mình. 2.

- Anh Nguyễn Ngọc Kí. - Chị Nguyễn Thị Sẩm. - Bạn Nguyễn thị Hậu.

3. Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối. 4. - Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể.

- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận.

2. Ý nghĩa

- Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối.

3. Trách nhiệm của công dân

- Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể.

- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK. b) Nội dung:

GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.

c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học.

Bài tập a/sgk

- Em đã tự tin: nói ,hát, phát biểu trước đám đông.

- Em chưa tự tin: Làm 1 bài tập em không tin chắc đã làm đúng.

Bài tập b/sgk

Đáp án : 1,3,4,5,6,8 d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.

- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.

- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.

b) Nội dung:

- Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề đã học. c) Sản phẩm:

HS bày tỏ ý kiến cá nhân để giải quyết vấn đề đặt ra. d) Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Tìm ca dao, tục ngữ…về tự tin.

2. Hãy giới thiệu một ngày hoạt động của mình với bạn bè, người thân. - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau.

- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét.

………

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 16: CHỦ ĐỀ: NGOẠI KHÓA I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức:

- HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến gây ra các tai nạn giao thông, những quy định cần thiết, ý nghĩa việc chấp hành trật tự an toàn giao thông.

2. Năng lực:

a)Các năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Tự chủ và tự học.

- Giao tiếp và hợp tác.

b). Các năng lực chuyên biệt.

+ Năng lực phát triển bản thân + Năng lực điều chỉnh hành vi

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội.

3. Phẩm chất

- Yêu nước.

- Chăm chỉ: có trách nhiệm trong học tập. - Nhân ái: Yêu bạn bè, thầy cô, cha mẹ - Trách nhiệm, trung thực

II. Thiết bị dạy học và học liệu1. Thiết bị dạy học: 1. Thiết bị dạy học:

- Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy.

2. Học liệu:

- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.III. Tiến trình dạy học III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra vấn đề để dẫn dắt vào bài học.

b) Nội dung:

- GV cho HS xem một số hình ảnh để học sinh biết được thực trạng giao thông ở Việt Nam trong thời gian gần đây.

c) Sản phẩm:

- HS biết được tình hình giao thông ở Việt Nam trong thời gian gần đây và tác động đến suy nghĩ của học sinh về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia giao thông.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị trước một số hình ảnh trình chiếu lên màn hình tivi và đặt câu hỏi để học sinh trả lời:

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình giao thông ở nước ta hiện nay? - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để giải quyết vấn đề.

- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Qua các hình ảnh trên ta thấy tình hình giao thông ở nước ta diễn ra hết sức phức tạp, phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, nhưng tình trạng chưa am hiểu luật dẫn đến vi phạm luật rất nhiều kể cả thanh thiếu niên và người lớn.

Hôm nay để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông cũng như cách phòng tránh tai nạn và tuyên tuyền cho mọi người biết cách tham gia giao thông an toàn chúng ta tìm hiểu qua nội dung tiết học hôm nay.

Một phần của tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 cv 5512 hk1 (Trang 68 - 75)