4.1.2.1 Phân công lao động
Tại Công ty cổ phần VIX – Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình BCVT và cung cấp các VLXD, vật liêuh viễn thông. Hiện nay công tác phân công lao động tại được thực hiện như sau:
* Phân công lao động trong bộ máy quản lý Công ty:
Căn cứ vào việc tham gia trong các hoạt động, chức năng quản lý, lao động quản lý trong Công ty Cổ phần VIX được chia thành:
Cán bộ quản trị doanh nghiệp gồm: giám đốc, các trưởng phòng, trưởng Ban chỉ huy SX. Những người này chịu trách nhiệm về điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty,chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị. Đồng thời chỉ đạo các phòng ban chỉ huy công trình, chỉ huy sản xuất.
Các Đội trưởng đội thi công, tổ trưởng tổ sản xuất trong nhà máy. Đội ngũ
này chịu trách nhiệm quản lý các đội thi công, tổ SX, phổ biến chủ trương, đường lối của cấp trên tới công nhân.
Khi đã xác định, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận của Công ty, bộ máy quản lý, các phòng ban, các đội trưởng, tổ trưởng SX tiến hành bố trí, sắp xếp lao động sao cho hoạt động có hiệu quả.
Công ty Cổ phần VIX là Công ty tư nhân, đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng quản trị là người quyết định chiến lược phát triển KHKD hàng năm của Công ty. Ủy quyền cho ban giám đốc và Ban quản lý điều hành công việc kinh doanh hàng ngày.
Ban giám đốc Công ty: Phụ trách điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Chỉ đạo các phòng ban chỉ huy SX, thi công.
Trưởng phòng hành chính tổng hợp có trách nhiệm lo điều phối chung về tổ chức nhân sự và đời sống cho CBCNV, tiến độ, cung cấp vật tư, hướng dẫn nghiệp vụ của phòng ban chỉ huy SX, thi công công trình, lên kế hoạch, sắp xếp lịch làm việc cho giám đốc, hỗ trợ giám đốc trong các thủ tục pháp lý, công tác đối ngoại tiếp khách, lưu trữ văn bản…
Trưởng phòng KH - KT: phụ trách phòng kế hoạch kỹ thuật cùng các cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế hoạch lập kế hoạch SXKD, lập kế hoạch theo dõi vật tư, báo các kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra, thiết kế bố trí máy móc thiết bị, điều tiết các vấn đề về thiết kế công trình, kiểm tra chất lượng các hạng mục, xử lý các sự cố xảy ra trong phạm vi quyền hạn của mình. Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về các vấn đề về tiến độ, chất lượng và các nội dung có liên quan đến SXKD, thi công công trình.
Kế toán trưởng với sự giúp sức của kế toán viên lập kế hoạch cấp vốn cho quá trình sản xuất, cho công trình thi công. Thường xuyên báo cáo Ban giám đốc về nguồn tài chính của đơn vị. Kiểm tra các khoản thu, chi tài chính đảm báo đúng chế độ của Nhà nước quy định.
Các đội trưởng đội thi công, các tổ trưởng SX có nhiệm vụ tryền đạt lại ý kiến chỉ đạo của cấp trên, lập kế hoạch SX ngắn hạn, phân công lao động cụ thể tại từng đội, tổ sản xuất.
Công ty chỉ phân công lao động xuống các phòng ban, sau đó người phụ trách các phòng ban đó tiếp tục phân chia cụ thể hơn.
*Phân công trong hệ thống sản xuất:
Tại các xí nghiệp xây lắp, các đội xây lắp: chịu trách nhiệm tổ chức quản lý sắp xếp các công việc cụ thể liên quan đến công tác thi công như thi công, giải phóng mặt bằng, đo đạc vạch đánh dấu tuyến, tổ chức bảo quản vật tư đưa vào thi công công trình. Ở đây có sự điều phối giữa công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.
Các đội thi công thực hiện các khối lượng cụ thể như sau: Đào đặt ống PVC, ống thép các loại, xây bể cáp các loại, đào hố đựng cột, kéo cáp đồng, cáp quang, lắp đặt, đấu nối măng sông cáp đồng, cáp quang, ODF, lắp đặt tủ hộp cáp các loại.
Nhà máy sản xuất VLXD với quy mô không lớn nhưng cũng thu cho Công ty một khoản thu đáng kể, và cung cấp vật liệu trực tiếp cho các xí nghiệp xây lắp và các đội xây lắp. Cụ thể tại nhà máy, chiếm một phần lớn các công nhân lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm, gắn bó với Công ty, có nhiều lao động gắn bó với Công ty từ khi Công ty mới đầu đưa vào SX. Tại nhà máy, ngoài việc SX và cung cấp các sản phẩm bằng nhựa, ống nhựa PVC, SX bê tông đúc sẵn, VLXD cung cấp ngay cho bộ phận xây lắp của Công ty, nhà máy còn SX và cung cấp ra thị trường cho các đối tác, các đơn vị trong ngành Bưu chính viễn thông một khối lượng lớn sản phẩm của mình. Các thiết bị máy móc ngành in, sản phẩm ngành in, VLXD, giao thông công nghiệp, thiết bị Viễn thông được cung cấp rộng khắp cả nước như Viễn thông Thanh Hóa, Viễn thông Ngệ An, Viễn thông Hà Tây ( bảng 3.3).
Trung tâm truyền hình cáp miền Trung, trung tâm điều hành cơ sở hạ tầng trạm BTS phía Nam: tập trung hầu hết các KS viễn thông, các công nhân kỹ thuật
với nhiệm vụ: Tư vấn, khảo sát, giám sát và thiết kế thông tin hữu tuyến điện đối với công trình thông tin liên lạc.
Do khối lượng công việc không đồng đều nên phân công lao động còn bao hàm khái niệm điều độ lao động trong ca (giờ việc nhiều bố trí nhiều người; giờ ít việc ít người), điều độ lao động trong tuần (điều độ giữa ngày thường với chủ nhật), điều độ lao động trong tháng (thay nghỉ phép, lễ, chủ nhật) và điều độ lao động trong năm.
4.1.2.2 Hiệp tác lao động
Hiệp tác lao động là hình thức làm việc mà trong đó nhiều người làm việc cạnh nhau một cách có kế hoạch và trong sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trình SX hoặc giữa các quá trình SX với nhau. Hoặc có thể hiểu hiệp tác lao động là sự chuyển từ lao động cá nhân sang lao động có sự kết hợp nhiều người trong một quá trình hay trong nhiều quá trình. Nó đem lại kết quả cao hơn hẳn so với lao động riêng lẻ, ngoài ra còn tăng khả năng lao động của từng cá nhân do xuất hiện tinh thần thi đua giữa các cá nhân người lao động với nhau. Hiện tại, Công ty Cổ phần VIX đang thực hiện hợp tác lao động tại các bộ phận như sau:
* Hiệp tác lao động trong bộ máy quản lý:
Giám đốc thực hiện tìm kiếm, ký kết các hợp đồng, sau đó giao việc cho các phòng ban trong Công ty về: Tổ chức triển khai SX kinh doanh, thi công công trình; Chất lượng sản phẩm, kỹ mỹ thuật công trình; Tiến độ được giao; An toàn lao động và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, tiếp nhận ý kiến của các phòng ban và người lao động để tiến hành điều chỉnh mục tiêu nếu thấy hợp lý.
Việc giám đốc trực tiếp phân giao công việc có ưu điểm: thống nhất từ trên xuống dưới, mọi quyết định phân giao rõ ràng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là mang tính áp đặt, không khuyến khích được tính sáng tạo của nhân viên.
Phòng kỹ thuật - KHKD: cũng tìm kiếm các đơn hàng, giúp giám đốc lập kế hoạch SX cụ thể. Tiếp nhận và xử lý các thông tin về: nhân công, tiêu hao các loại NVL,… từ các phòng khác chuyển sang. Quản lý các hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình. Đề xuất với Giám đốc phụ trách bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh khi BCH công trường.
Phòng tài chính – kế toán nhận các loại hoá đơn, chứng từ từ các phòng khác chuyển sang, tổng hợp vào các loại nghiệp vụ phát sinh. Kế hoạch cấp vốn, kiểm tra quản lý các thu, chi của tài chính, huy động nguồn vốn thanh toán để triển khai thi công, SX.
Phòng hành chính có trách nhiệm hô trợ giám đốc, các phòng ban khác về các thủ tục hành chính. Lo điều phối chung về tổ chức nhân sự và đời sống cho CBCNV, tiến độ, cung cấp vật tư, hướng dẫn nghiệp vụ.
Ngoài ra, các phòng ban còn tư vấn, tham mưu cho giám đốc về một số vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách.
Nhìn vào thực trạng trên tôi có nhận xét chung sau:
Việc hiệp tác lao động tại Công ty thống nhất từ trên xuống, cấp trên chỉ đạo, cấp dưới thực hiện và phản hồi. Tuy nhiên, ta chưa thấy sự phối hợp giữa các phòng ban, hay sự phối hợp giữa các phòng ban còn yếu. Các phòng ban chưa thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, do đó vẫn tồn tại những khó khăn. Ví dụ như phòng KT - KHKD lập ra kế hoạch nhưng không cần biết nguồn lực của mình có đáp ứng được kế hoạch đó không nếu không có sự hỗ trợ thông tin từ phòng kế toán. Phòng tài chính kế toán sẽ không tổng hợp nguồn tài chính để báo cáo cho Ban Giám đốc thường xuyên về nguồn tài chính nếu không có những báo cáo chi phí, các chứng từ thanh toán công trình của phòng Kỹ thuật – KHKD nộp về phòng tài chính – kế toán đầy đủ và kịp thời.
* Hiệp tác trong bộ phận sản xuất:
Vì quy trình SX của Công ty là liên tục, khâu sau phụ thuộc rất nhiều vào khâu trước nên công tác phối hợp giữa các tổ SX tại Công ty đang được làm khá tốt. Mỗi một tổ lại càng cần phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Từ bản kế hoạch từ phòng kỹ thuật - KHKD, đội trưởng, tổ trưởng SX truyền đạt lại cho các thành viên trong đội, tổ từ đó cùng nhau đóng góp ý kiến, sáng kiến, tự mình xây dựng kế hoạch ngắn hạn hơn trình đội trưởng xem xét và quyết định. Trong quá trình thực hiện luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đội thi công, giữa các tổ SX với nhau, hỗ trợ nhau, tạo điều kiện tốt nhất để tổ sau có thể hoàn thành công việc hiệu quả. Cụ thể như đội vận chuyển vận chuyển nguyên liệu về ngay nơi thi công để đội thi
công, xây lắp có thể thực hiện nhiệm vụ. Vì quy trình sản xuất của Công ty là liên tục, nối tiếp nhau, do đó việc phối hợp giữa các bộ phận luôn được Công ty đề cao, chú trọng thực hiện do đó công tác hợp tác lao động ở đây nói chung tương đối tốt. Tuy nhiên, giữa các đội trưởng và các tổ trưởng trong nhà máy SX cần thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau nhiều hơn để công tác này hoàn thiện hơn.
4.1.2.3 Định mức lao động
ĐMLĐ là lượng hao phí lao động lớn nhất không được vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hay một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định. Đây là một hoạt động hết sức quan trọng, là cơ sở để hoàn thiện nội dung phân công lao động và hợp tác lao động, bố trí và trang bị làm việc… Tại Công ty hiện nay công tác xây dựng định mức chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch, không có sự điều chỉnh kịp thời. Việc áp dụng định mức vào SX hạn chế, không có tài liệu lưu trữ về quá trình đánh giá và xây dựng thực hiện công việc. Hiện nay Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp xây dựng ĐMLĐ theo thống kê kinh nghiệm của bản thân chủ Công ty, CBCNV có thâm niên trong Công ty. Việc áp các định mức về lao động vào công việc chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tế của người quản lý( chủ doanh nghiệp, các phó giám đốc, các tổ trưởng tổ thi công): ước lượng số lao động cần thiết căn cứ vào thời gian cần phải hoàn thành công việc, khối lượng công việc tương tự trong quá khứ. Điều này dẫn tới một sự bất hợp lý là: nhiều khi thừa hoặc thiếu so với lượng cần thiết, làm tốn thời gian, công sức tuyển, điều chuyển người và có thể gây ra gián đoạn SX, chậm tiến độ giao hàng cho khách.
Ưu điểm: Những định mức này được rút ra từ quá trình quan sát, ghi nhận thực tế làm việc của lao động do đó cũng khá sát với thực tế. Tuy nhiên, công tác xây dựng định mức lao động của Công ty chưa được chú trọng đúng mức. Công ty chưa xây dựng được bảng định mức cụ thể khoa học cho lao động. Thêm vào đó việc áp dụng, theo dõi các định mức còn nhiều hạn chế. Công ty không lưu trữ các loại tài liệu đánh giá về tình hình xây dựng, thực hiện công việc, gây khó khăn cho công tác đánh giá lại khi muốn thực hiện.
* Công tác bố trí sản xuất trong doanh nghiệp:
Trong quá trình làm việc, để đảm bảo công việc được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn, Công ty luôn yêu cầu công nhân viên phải sắp xếp đồ dùng, công cụ đúng nơi quy định. Việc tổ chức nơi làm việc cho người lao động trực tiếp SX được tiến hành một cách phù hợp. Các đội thi công công trình, các tổ SX thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc giám sát tại công trường được giao cho đội trưởng, việc giám sát tại nhà máy sản xuất được giao cho tổ trưởng trực tiếp thực hiện một cách thường xuyên. Lãnh đạo Công ty chỉ tiến hành kiểm tra đột xuất nếu thấy có dấu hiệu bất thường. Tại nơi thi công, khi kết thúc ngày làm việc, máy móc, thiết bị được vệ sinh sạch sẽ, NVL, VLXD được phủ bạt hoặc được vận chuyển vào kho, bãi tập kết. Tại nhà máy sản xuất VLXD, công tác giám sát, kiểm tra hàng ngày. Sản phẩm sản xuất ra phải đạt đúng tiêu chuẩn, yêu cầu chất lượng của Công ty đặt ra. Hàng tuần máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ. Điều này giúp giảm thời gian chuẩn bị trong ngày làm việc tiếp theo, dễ dàng tìm kiếm các vật dụng cần thiết và an toàn khi lao động.
* Về công tác thiết kế nơi làm việc:
Đối với nhà máy sản xuất VLXD, tổ chức nơi làm việc cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, các điều kiện vận hành của máy móc thiết bị, của dây truyền sản xuất. tổ chức nơi làm việc tại nhà máy gặp những khó khăn như: Không gian làm việc hẹp;Điều kiện tiếng ồn là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, Công ty cổ phần VIX đã thực hiện tốt những nội dung: - Sửa chữa, tân trang lại nhà xưởng sản xuất, gọn gang, sạch sẽ. - Lắp đặt hệ thống đèn điện, quạt đủ, cửa kính chống ồn.
- Trang bị đầy đủ công cụ và câc loại máy móc tiên tiến phục vụ sản xuất - Trang bị quần áo cho công nhân, gang tay, khẩu trang,…
Đối với các đội thi công, các xí nghiệp xây lắp, xây dựng các nhà làm việc, nhà kho , bếp ăn tạm:
- Nhà kho: đây là nơi tập hợp các công cụ, nguyên liệu, vật liệu,…
- Nhà làm việc: là nơi ban quản lý làm việc, đội trưởng trực được trang bị phương tiện liên lạc, đây là nơi giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc thi công( xử lý vi phạm, báo hỏng máy móc, chậm tiến độ,…)
- Bếp ăn: phục vụ công nhân các bữa ăn đảm bảo sức khỏe tốt để làm việc hiệu quả.
- Người lao động được trang bị: đảm bảo đủ công cụ lao động cho người lao động thực hiện công việc. Đội thi công xây dựng, xây lắp được trang bị áo, mũ, gang tay, ủng, kính bảo hộ lao động.
Nhìn chung công tác thiết kế nơi làm việc của Công ty là tương đối phù hợp, đảm bảo an toàn lao động, hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm, việc xây dựng công trình hiệu quả cao. Tùy thuộc vào hợp đồng, yêu cầu của đối tác với công trình xây lắp mà Công ty có những cách thiết kế nơi làm việc khác nhau sao cho phù hợp mà vẫn