Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng lao động tại công ty cổ phần VIX (Trang 39 - 41)

Tất cả các quốc gia nói trên đều là các nước, vùng lãnh thổ tại khu vực Đông Á, Đông Nam Á và đều có nhiều nét tương đồng về ván hóa, xã hội với Việt Nam. Từ các kinh nghiệm của các nước, vùng lãnh thổ nói trên có thể rút ra một số bài học như sau:

Chú trọng áp dụng các loại hình chính sách thị trường lao động chủ động: Việc lựa chọn áp dụng chính sách này hay chính sách khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, các chính sách thị trường chủ động, nhất là chính sách đào tạo và đào tạo lại vẫn chưa được chú trọng. Để đáp ứng đào tạo bồi dưỡng tay nghề với nhu cầu hiện có của thị trường lao động, buộc Chính phủ, các nhà quản lý phải xác định rõ ràng các lĩnh vực, ngành nghề, bộ phận hiện đang thiếu công nhân, thiếu người có tay nghề cao. Đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng, chế độ đãi ngộ cho người lao động.

Tại các doanh nghiệp tại Việt Nam, thiếu chủ động trong việc tiếp cận thị trường lao động, kế hoạch tuyển dụng chưa rõ, chưa thực sự phát triển đội ngũ lao động về bề sâu, và về lâu về dài sẽ gặp phải những khó khăn, yêu cầu công việc chưa rõ ràng, chuyên môn – kỹ thuật bị chi phối bởi yếu tố thân quen, họ hàng là phần đông gây cản trở trong việc tìm chọn người giỏi, tài, chuyên môn phù hợp. Vì thế, nên tập trung tăng cường các kỹ năng công nghiệp, cần nhiều hơn nữa nguồn lực để đào tạo các công nhân kỹ thuật có CMKT chứ không phải là đào tạo ra quá nhiều những người có bằng đại học.

Thu hút và trú trọng nhân tài là kinh nghiệm rất đáng để vận dụng vào các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập.

Đặt vấn đề đào tạo lao động lên trên hết, đào tạo lại tại các doanh nghiệp cũng phải được coi trọng hơn. Doanh nghiệp nên có các chính sách tối ưu về tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, đãi ngộ người lao động phù hợp với yêu cầu hiện nay. Việc tuyển dụng tại các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo số lượng và chất lượng lao động đảm bảo yêu cầu SX, sự phát triển của doanh nghiệp mình. Luôn nâng cao tay nghề cho các lao động quản lý.

Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà quản lý với người lao động, giữa những người lao động với nhau. Đối xử công bằng giữa các thành viên, tạo môi trường làm việc thoải mái, hiểu tâm lý người lao động, làm sao cho Công ty như ngôi nhà thứ hai của họ thì càng tạo được động lực cho họ làm việc hết mình.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng lao động tại công ty cổ phần VIX (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w