Các yếu tố tác động đến xuất khẩu caosu Việt Nam vào thị trƣờng EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 65 - 68)

6. Kết cấu của đề tài

2.5. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu caosu Việt Nam vào thị trƣờng EU

2.5.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

 Khách hàng và nguồn cung nguyên liệu:

Có thể nói EU là một trong những liên minh kinh tế thành công nhất thế giới. Mặc dù khoảng cách kinh tế giữa các nƣớc thành viên của khối là tƣơng đối lớn nhƣng đây vẫn là thị trƣờng tiềm năng của Việt Nam với dân số hơn 500 triệu dân, dung lƣợng thị trƣờng lớn, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn nhiều so với mặt bằng chung các quốc gia trên thế giới.

Việt Nam cần khai thác các lợi thế sẵn có để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu tại đây. Đặc biệt, mặt hàng cao su xuất khẩu sang thị trƣờng này thời gian gần đây đang tăng vọt. Với ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng phát triển mạnh mẽ (sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng…), nhu cầu tiêu thụ của các nƣớc thành viên khối EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng cao su trong ngành sản xuất xe hơi hiện đang ở mức thấp do đại dịch Covid-19 khiến ngành sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn. Nhiều nhà máy tại châu Âu đóng cửa. Sản xuất xe hơi suy giảm dẫn đến sự đình trệ của sản xuất lốp xe, cùng với giá dầu trong xu thế giảm cũng gián tiếp ảnh hƣởng đến nhu cầu về cao su của thế giới. Các quốc gia có nhu cầu lớn về cao su phục vụ cho ngành sản xuất xe hơi và dụng cụ gia dụng có thể kể đến là Pháp, Đức, Italia, Hà Lan,... Nhập khẩu cao su từ EU vẫn giảm đáng kể cho đến cuối năm 2020, tuy nhiên sang năm 2021, nhu cầu cao su từ thị trƣờng này không chỉ tăng cao mà còn có xu hƣớng tăng kéo dài đến hết quý I năm 2022 do kinh tế châu Âu dần phục hồi trở lại. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam đẩy mạnh tiêu thụ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.

Nƣớc ta có nguồn quỹ đất cùng với khí hậu nhiệt đới thích hợp cho cây cao su. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á chiếm tới hơn 80% tổng diện tích trồng cao su của thế giới. Tuy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên nhƣng hàng năm các doanh nghiệp trong nƣớc vẫn phải nhập khẩu một số loại cao su nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến. Lĩnh vực sản xuất vỏ xe, lốp xe ô tô mang lại lợi nhuận lớn cần sử dụng chủng loại cao su SVR10, 20, RSS3,... nhƣng trong cơ cấu ngành cao su tự nhiên Việt Nam thì chủng loại này vẫn còn rất thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất. Ngƣợc lại chủng loại SVR 3L chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành cao su Việt Nam thì nhu cầu sản xuất kinh doanh lại ít. Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu cao su tổng hợp, các cao su phụ liệu để sản xuất.

Hàng năm lƣợng cao su xuất khẩu của Việt Nam khoảng trên 1,3 triệu tấn, trong khi sản xuất trong nƣớc trung bình đạt 1 triệu tấn. Chênh lệch giữa lƣợng xuất khẩu và sản xuất trong nƣớc đƣợc bù đắp từ nguồn nhập khẩu, chủ yếu là từ Campuchia, Lào và Thái Lan. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 300.000 – 500.000 tấn cao su tự nhiên. Lƣợng nhập một phần là từ dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ trồng cao su ở Lào, Campuchia hiện đã vào thời kỳ thu hoạch. Diện tích khai thác mủ từ các dự án này đang tiếp tục mở rộng, và lƣợng nhập từ nguồn này sẽ tăng trong tƣơng lai.

 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN là các quốc gia Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore. Thái Lan, Malaysia, Indonesia là 3 nƣớc có nguồn cung cao su lớn nhất khu vực Đông Nam Á cho thị trƣờng EU. Trong thực trạng lƣợng cầu cao su tự nhiên cao nhƣng cung không đáp ứng kịp nhu cầu của nhà nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lƣợc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để bắt kịp xu thế thị trƣờng. Thái Lan và Malaysia là 2 nƣớc có sản phẩm cao su xuất khẩu đạt chất lƣợng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu cao su vào thị trƣờng EU những năm gần đây. Doanh nghiệp nhập khẩu luôn ƣu tiên các quốc gia có sản phẩm đạt tiêu chuẩn và ƣu thế về giá cả, chất lƣợng. Indonesia lại là nƣớc có ƣu thế về giá rẻ do chi phí sản xuất thấp nhất trong các nƣớc khu vực.

 Môi trƣờng bên trong doanh nghiệp xuất khẩu

Ngoại trừ hoạt động sản xuất cao su công nghệ cao của một số ít doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp, tiểu điền hầu hết vẫn sản xuất cao su theo phƣơng pháp truyền thống. Đây cũng là một hậu quả từ việc thiếu hụt trong nguồn vốn

doanh nghiệp, không có nguồn lực để nhập các thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất.

Ngoài ra trình độ của ngƣời lao động cũng ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Ngƣời lao động trình độ kém sẽ gặp cản trở trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, gây chậm trễ cho cả một hệ thống sản xuất.

Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cao su Việt Nam chƣa thật sự chú trọng đầu tƣ vào máy móc công nghệ phục vụ sản xuất, dẫn đến các chủng loại cao su mà Việt Nam xuất khẩu ra thị trƣờng còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện để sản xuất ra những chủng loại có giá trị cao và lƣợng cầu lớn.

Nhìn chung, các đơn vị xuất khẩu cao su Việt Nam cần có đầy đủ các yếu tố về sức mạnh tài chính, trình độ quản lý, chất lƣợng nguồn nhân lực cũng nhƣ công nghệ hiện đại để có thể tạo dựng đƣợc uy tín trên thị trƣờng khó tính nhƣ EU.

2.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

 Môi trƣờng kinh tế

Liên minh châu Âu là đối tác thƣơng mại quan trọng và là thị trƣờng xuất khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc. Những biến động của nền kinh tế này ảnh hƣởng trực tiếp tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Đối mặt với đại dịch Covid-19 càn quét EU, tình hình kinh tế khu vực này đã suy giảm trong năm 2020, 3 quốc gia thành viên chịu ảnh hƣởng nhất từ đại dịch là Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Đây cũng là 3 trong số các nƣớc thành viên EU nhập khẩu cao su Việt Nam nhiều nhất những năm gần đây.

Tỷ lệ thất nghiệp trong khủng hoảng đại dịch trên toàn EU tăng từ 6,7% năm 2019 lên 9% năm 2020 và giảm còn 8% vào năm 2021. Kéo theo đó là sức mua của ngƣời dân giảm, tác động trực tiếp tới sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

 Môi trƣờng công nghệ

Các nƣớc thành viên EU nổi tiếng với sức mạnh về khoa học – kỹ thuật, công nghệ hiện đại, chính vì vậy yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đƣợc ứng dụng trong sản xuất chế biến sản phẩm là vô cùng khắt khe. Việt Nam phải cải tiến, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của sản phẩm từ công nghệ hiện đại, cho đến quy trình kiểm nghiệm chất lƣợng,.. mới có thể thâm nhập sâu vào thị trƣờng cao su EU.

 Môi trƣờng tự nhiên và CSHT

Môi trƣờng tự nhiên là một yếu tố lợi thế của Việt Nam trong sản xuất kinh doanh cao su. Môi trƣờng khí hậu và sinh thái là một trong các yếu tố nhà nhập khẩu EU quan tâm bởi những thay đổi không dự báo trƣớc đƣợc từ thiên nhiên, sinh thái đối khi tác động rất nhiều đến tính khả thi của một hợp tác XNK. Nƣớc ta có quỹ đất cùng với khí hậu nhiệt đới vô cùng thích hợp cho việc trồng cây cao su.

Không chỉ trồng và khai thác cao su, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng các rừng cao su đã quá độ tuổi khai thác để tiến hành khai thác và chế biến gỗ. Gỗ cao su ép hiện nay cũng là một trong các sản phẩm từ cao su đƣợc ƣa chuộng tại châu Âu. Ngoài điều kiện tự nhiên, phần lớn các đơn vị sản xuất cao su Việt Nam có điều kiện về Cơ sở hạ tầng sản xuất nhƣ đƣờng xá giao thông, thông tin liên lạc,.. đảm bảo đáp ứng đƣợc quy trình trồng, khai thác và xuất khẩu cao su.

 Môi trƣờng chính phủ, luật pháp và chính trị

Các nhân tố chính phủ, pháp luật, chính trị tác động đến doanh nghiệp theo hai hƣớng là tạo cơ hội hoặc tạo trở ngại. Những điều kiện thuận lợi mà Chính phủ ƣu ái cho các doanh nghiệp xuất khẩu từ các chính sách khuyến khích XNK cho đến đầu tƣ CSHT là yếu tố thúc đẩy hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và EU. Một quốc gia có chế độ chính trị ổn định, đời sống hòa bình, không chiến tranh bạo động, hệ thống pháp luật chặt chẽ góp phần giúp quốc gia thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng cơ hội hợp tác với các nền kinh tế mạnh.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cao su Việt Nam vào thị trƣờng EU giai đoạn 2017 – Quý I/2021

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w