Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 28 - 29)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Môi trƣờng vi mô bao gồm các nhóm yếu tố thuộc môi trƣờng tác nghiệp và nhóm yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp

1.4.1.1. Môi trường tác nghiệp

- Khách hàng: Là đơn vị cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu và có khả năng thanh toán về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Có thể căn cứ vào các đặc điểm khác nhau để phân chia khách hàng thành các nhóm khác nhau, ví dụ nhóm khách hàng theo khu vực địa lý. Dựa vào đặc trƣng riêng của mỗi nhóm khách hàng (xu hƣớng, khả năng kinh tế, các chính sách của nhà nƣớc,...) sẽ gợi ý cho doanh nghiệp đƣa ra những biện pháp phù hợp để thu hút khách hàng.

- Nhà cung ứng: Đây là yếu ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình thực hiện hợp đồng XNK, đặc biệt là xuất khẩu cao su ở Việt Nam. Nắm rõ đƣợc số lƣợng, chủng loại mặt hàng, khả năng cung ứng của nguồn hàng cần thiết để tiến hành lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất cho doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: Là những đơn vị có cùng loại mặt hàng của doanh nghiệp hoặc hàng hóa thay thế. Nếu đối thủ cạnh tranh kém cạnh, doanh nghiệp có thể có cơ hội tăng doanh thu kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Nếu đối thủ cạnh tranh có năng lực mạnh thì cạnh tranh về giá là không thể tránh khỏi, có thể gây ra những tổn thƣơng cho doanh nghiệp. Trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế, những cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt càng lớn hơn.

- Công chúng: công chúng bao gồm bất kỳ nhóm nào có mối quan tâm thực sự hoặc tiềm năng tác động đến khả năng đạt đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ điển hình là các nhóm bảo vệ ngƣời tiêu dùng, báo chí & truyền thông, các nhà bảo vệ môi trƣờng, công chúng tích cực và công chúng nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần bỏ ra thời gian và chi phí để điều hƣớng công chúng ủng hộ, tôn trọng ý kiến và liên kết họ nhằm thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra.

- Các trung gian thương mại: là các tổ chức, cá nhân giúp doanh nghiệp tuyền truyền, quảng cáo, phân phối hàng hóa và đƣa hàng hóa tới tay ngƣời tiêu dùng, ví dụ nhƣ các nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Hệ thống các trung gian thƣơng mại là rất quan trọng trong thƣơng mại quốc tế.

1.4.1.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp xuất khẩu

Sức mạnh tài chính, trình độ quản lý, kỹ năng trong xuất khẩu, uy tín của doanh nghiệp, sự đúng đắn trong mục tiêu kinh doanh và khả năng kiên định trong quá trình hƣớng tới mục tiêu là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc cơ hội và tạo dựng vị thế của mình trên trƣờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w