6. Kết cấu của đề tài
1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Từ những tấm gƣơng xuất khẩu cao su đến các thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ Thái Lan, Malaysia và Indonesia, có thể đúc rút ra một số lƣu ý cho ngành cao su Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu cao su ra thị trƣờng quốc tế.
Cần thực hiện liên kết và hợp tác để phát triển kinh doanh.
Trên phạm vi quốc tế, ba nƣớc này đã thực hiện liên kết, hợp tác trong quản lý sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên nhằm điều tiết giá cả trên thị trƣờng cao su thế giới, hạn chế suy giảm giá cao su, tăng cƣờng vị thế của họ trong việc cung ứng cao su trên thế giới.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến.
Cả ba nƣớc sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu đều ƣu tiên cho đầu tƣ nƣớc ngoài trong khâu chế biến, sản xuất, bao tiêu sản phẩm cao su theo từng thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm, ƣu tiên đầu tƣ công nghệ kỹ thuật cải tiến để chế biến theo nhu cầu của thị trƣờng.
Tăng cường sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su để giảm lệ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng giá trị xuất khẩu.
Ba quốc gia trên đặc biệt là Malaysia rất chú ý đến việc tăng cƣờng sản xuất các sản phẩm cao su nhƣ săm lốp các loại, dụng cụ cao su y tế,... để xuất khẩu và
tiêu thụ trong nƣớc. Việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su đã làm cho giá trị và kim ngạch xuất khẩu tăng lên và quan trọng nhất là giảm đƣợc sự lệ thuộc vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô.
Nâng cao vai trò của các hiệp hội.
Cần có những tổ chức chuyên trách để nghiên cứu thị trƣờng nƣớc ngoài. Thái Lan rất chú trọng trong việc tìm hiểu những thị trƣờng mục tiêu thông qua các văn phòng hoặc chuyên gia tƣ vấn tại từng thị trƣờng. Do đó họ có các quyết sách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trƣờng khách hàng.
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƢỜNG EU 2.1. Giới thiệu chung về ngành cao su Việt Nam
2.1.1. Vài nét về lịch sử ngành cao su Việt Nam
Cây cao su đƣợc đƣa vào trồng thử nghiệm tại Việt Nam do bác sĩ Yersin thực hiện năm 1897. Sau đó giai đoạn 1906 – 1975 các tập đoàn lớn của Pháp công nhận tiềm năng phát triển của cây cao su và tập trung đầu tƣ mạnh vào trồng và khai thác cao su ở miền Nam Việt Nam. Đây là mặt hàng xuất khẩu cực kỳ quan trọng của tƣ bản Sài Gòn giai đoạn đó. Ngƣời sản xuất cao su luôn luôn thu đƣợc lãi, dù bị chèn ép nhƣng lợi nhuận kinh tế cao su mang lại lúc bấy giờ vẫn là rất lớn. Nhu cầu ngày càng tăng cao, sản lƣợng sản xuất lúc bấy giờ không đủ cung ứng cho thị trƣờng.
Sau khi Giải phóng miền Nam thống nhất Đất nƣớc, nhà nƣớc Việt Nam tiếp quản nguyên trạng vƣờn cây và các nhà máy chế biến cao su. Năm 1977 Chính phủ thành lập Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông Nghiệp để làm nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh cao su ở Miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở sắp xếp lại các đồn điền cao su do Tƣ bản Pháp để lại và các quốc doanh cao su thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trụ sở của Tổng Công ty cao su Việt Nam đƣợc đặt tại 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM. Tháng 10/2006, Tổng công ty cao su Việt Nam chuyển thành Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) dƣới có một số Tổng công ty và Công ty thành viên.
2.1.2. Hình thức xuất khẩu chính của cao su Việt Nam
Có nhiều hình thức xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng để xuất khẩu, tuy nhiên đối với mặt hàng cao su thì hình thức chủ yếu đƣợc dùng là xuất khẩu trực tiếp.
Theo đó, bên nhập khẩu (bên mua) và bên xuất khẩu (bên bán) sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thƣơng trực tiếp với nhau. Trong hình thức này, các doanh nghiệp Việt có thể ký hợp đồng với nhà nhập khẩu EU thông qua văn phòng đại diện. Các văn phòng đại diện của Việt Nam có chức năng liên lạc, tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, các hoạt động xúc tiến và xây dựng các dự án hợp tác đầu tƣ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó văn phòng đại diện còn có trách nhiệm thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận về trình tự thủ tục cần thiết và tính phù hợp với pháp luật Việt Nam. Đây là hình thức chính để các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thâm nhập vào thị trƣờng cao su EU.
Một hình thức xuất khẩu khác cũng đƣợc sử dụng trong xuất khẩu cao su Việt Nam nhƣng hiếm hơn đó là hình thức xuất khẩu trung gian. Đây là hình thức phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa mạnh về tài chính cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng quốc tế còn non yếu. Doanh nghiệp có thể đƣợc các công ty trung gian hỗ trợ tốt nhất về mặt chuyên môn, tránh xảy ra sai sót. Sử dụng hình thức xuất khẩu này lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm đƣợc về thƣờng thấp và không tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu sản phẩm.
2.1.3. Đặc điểm của ngành cao su Việt Nam2.1.3.1. Đặc điểm cây cao su Việt Nam 2.1.3.1. Đặc điểm cây cao su Việt Nam
Đặc điểm sinh thái học:
Điều kiện phát triển tốt nhất cho cây cao su là vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22℃ đến 30℃ (tốt nhất ở 26℃ đến 28℃), cần mƣa nhiều (tốt nhất là 2.000mm) nhƣng không chịu đƣợc úng nƣớc và gió. Cây cao su có thể thích nghi đƣợc trong điều kiện nắng hạn khoảng từ 4 đến 5 tháng, nhƣng năng suất mủ sẽ giảm. Tại Việt Nam, đất thích hợp để trồng cao su là đất đỏ sẫm ở vùng Đông Nam Bộ. Cây chỉ sinh trƣởng bằng hạt, hạt đem ƣơm đƣợc cây non. Độ tuổi khai thác mủ là 5 năm, có thể kéo dài khai thác trong vài chục năm.
Kỹ thuật khai thác mủ:
Mủ cao su đƣợc xem là sản phẩm chính của cây cao su, là nguồn cao su tự nhiên chính trên thế giới. Việc cạo mủ ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng và thời gian mà cây có thể cung cấp. Bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngƣợc với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350 cm, vết cạo không sâu quá 1,5cm và không đƣợc chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trƣớc. Thời ian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng.
Công dụng:
Cây cao su có giá trị kinh tế cao chủ yếu nhờ công dụng chính là mủ cao su. Sau khi đƣợc khai thác và chế biến thành nhiều thành phẩm, cao su có tính ứng dụng cao trong cuộc sông nhƣ đệm cao su, giày dép cao su, ... hoặc trong ngành công nghiệp nhƣ sản xuất găng tay y tế, thảm ô tô, đặc biệt là sản xuất lốp xe ô tô với 60 – 70% lƣợng cung cao su toàn cầu.
Hình 2.1. Hình ảnh mủ cao su
Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam
2.1.3.2. Phân loại cao su
Bảng 2.1. Bảng phân loại cao su tự nhiên
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Cao su có hai loại là: Cao su tổng hợp và cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là loại cao su đƣợc lấy trực tiếp từ mủ của cây cao su. Cao su tổng hợp là loại cao su do con ngƣời tạo ra từ phản ứng trùng ngƣng hoặc do phản ứng cracking từ dầu mỏ nên loại này biến động giá theo dầu mỏ. Việt Nam tập trung chủ lực vào xuất khẩu cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên tại Việt Nam chia làm hai loại là Mủ Latex (Cao su ly tâm) và Cao su định chuẩn kỹ thuật SVR.
2.1.3.3. Đặc điểm ngành cao su Việt Nam
Đặc điểm về tổ chức quản lý
Ngành cao su Việt Nam hiện nay có hai khối quản lý chính: Khối quốc doanh và Khối tƣ nhân. Khối quốc doanh chia thành các công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và các công ty do các đơn vị quân đội và địa phƣơng quản lý.
VRG chiếm 30% diện tích và sản lƣợng cao su cả nƣớc. Tập đoàn này hiện quản lý hơn 402.000 hecta cao su ở trong và ngoài nƣớc. Trong đó diện tích cao su trong nƣớc là gần 290.000 hectaa, hơn 87.000 hecta tại Campuchia và gần 30.000 hecta tại Lào. Mỗi năm VRG sản xuất trung bình 320.000 tấn cao su các loại.
Các đơn vị Quân đội và quốc doanh hiện nắm giữ 13,56% diện tích toàn ngành.
Những năm gần đây khối tƣ nhân và nông hộ phát triển diện tích trồng cao su rất nhanh, hiện chiếm tới 56,44% toàn ngành. Phần lớn là cao su tiểu điền từ vài hecta đến vài chục hecta. Nhờ những chính sách khuyến khích của chính phủ và hiệu quả kinh tế to lớn mà cây cao su mang lại, trong tƣơng lai diện tích cây cao su tiểu điền của tƣ nhân và nông hộ đầu tƣ sẽ ngày càng mở rộng. Từ kinh nghiệm của các nƣớc phát triển mạnh về cây cao su, diện tích tiểu điền thƣờng chiếm 60 – 80% và còn có xu hƣớng tăng lên.
Đặc điểm về cơ cấu vùng
Cao su Việt Nam chủ yếu đƣợc trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (chiếm 89% diện tích cao su cả nƣớc). Các khu vực đang đƣợc mở rộng phát triển là Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
Đặc điểm về cấu trúc ngành
Ngành cao su bao gồm rất nhiều doanh nhiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau:
- Doanh nghiệp trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su.
- Doanh nghiệp dịch vụ và phục vụ sản xuất.
- Các công ty sản xuất công nghiệp.
- Các đơn vị sự nghiệp.
2.1.3.4. Năng lực sản xuất của ngành cao su Việt Nam
Bảng 2.2. Diện tích, sản lƣợng và năng suất cây cao su tại Việt Nam các năm Tổng diện tích Năm (nghìn ha) Diện tích thu hoạch (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) Năng suất (kg/ha/năm) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Nguồn: Thống kê từ Hiệp hội cao su Việt Nam Biểu đồ 2.1. Diện tích và sản lƣợng cao su tự nhiên tại Việt Nam qua các năm
Năm 2017, Việt Nam đƣợc xếp hạng là quốc gia sản xuất cao su tự nhiên thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia. Sản xuất chiếm khoảng 7,7% tổng sản lƣợng cao su tự nhiên toàn cầu và diện tích trồng cao su Việt Nam chiếm 5,6% diện tích cao su toàn cầu.
Trong năm 2017, tổng diện tích thu hoạch cao su ở Việt Nam là 653,2 nghìn ha và sản lƣợng của cao su tự nhiên là hơn 1 triệu tấn, năng suất trung bình là 1,6 tấn/ha.
Năm 2018, diện tích đạt 965,5 nghìn ha, vƣợt kế hoạch 165 nghìn ha, sản lƣợng đạt 1,14 triệu tấn. Năm 2018, khối lƣợng xuất khẩu cao su đạt 1,56 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, tăng 13% về lƣợng nhƣng giảm 7% về giá trị.
Năm 2019, tổng diện tích đạt 941,3 nghìn ha, sản lƣợng đạt gần 1,2 triệu tấn, năng suất trung bình ở mức 1,6 tấn/ha. Sản lƣợng cao su Việt Nam qua các năm đều tăng tuy nhiên giá trị xuất khẩu đem lại thay đổi thất thƣờng.
2.1.4. Vai trò của xuất khẩu cao su đối với sự phát triển của nền kinh tếquốc dân quốc dân
2.1.4.1. Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước
Sản lƣợng xuất khẩu cao su Việt Nam tăng mạnh theo các năm mang lại cho quốc gia nguồn thu ngoại tệ khá lớn. Nguồn ngoại tệ này sẽ là nguồn cung cho công nghiệp sản xuất nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị hiện đại từ nƣớc ngoài để trong nƣớc cải thiện đƣợc năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm. Tính đến 3 tháng đầu năm 2021, KNXK cao su Việt Nam sang thị trƣờng các nƣớc đã thu về lƣợng ngoại tệ khả quan, tổng KNXK đạt 674,6 triệu USD, một số đối tác lớn nhƣ Trung Quốc 463 triệu USD, EU gần 40 triệu USD, Hàn Quốc 18,86 triệu USD, Ấn Độ hơn 37 triệu USD,... Có thể nói xuất khẩu cao su thúc đẩy phát triển ngành và cả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
2.1.4.2. Tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển
Tốc độ phát triển của ngành xuất khẩu cao su kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ phụ trợ cho sản xuất và xuất khẩu trong nƣớc nhƣ: vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế; Hơn nữa còn tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp cơ khí, hóa chất, cung cấp các trang thiết bị, máy móc, thuốc trừ sâu, phân bón,... mở rộng để phục vụ cho sản xuất cao su.
2.1.4.3. Tạo cơ hội việc làm cho người lao động trong nước
Để phục vụ cho sản xuất cao su, doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều lao động phổ thông trong các khâu trồng, khai thác và chế biến mủ cao su. Chi phí cho lao động chiếm gần 60% tổng chi phí sản xuất và xuất khẩu cao su. Chính vì vậy
đây là cơ hội cho rất nhiều ngƣời lao động Việt Nam có đƣợc việc làm, chất lƣợng đời sống của ngƣời dân đƣợc đảm bảo. Chỉ tính riêng VRG hiện nay đã giải quyết việc làm cho hơn 260.000 công nhân lao động. Ngoài ra các tiểu điển tƣ nhân cũng cần một lƣợng lao động rất lớn.
2.1.4.4. Là cơ sở thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
Đẩy mạnh xuất khẩu cao su giúp Việt Nam tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc quốc tế, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò của quốc gia trong thị trƣờng cao su thế giới. Đặc biệt là đối với các đối tác lớn nhập khẩu cao su từ Việt Nam nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức,....
2.2. Thực trạng thực hiện quy trình xuất khẩu cao su của Việt Nam hiện nay
2.2.1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu
Việc nắm bắt các thông tin thị trƣờng một cách chính xác là vô cùng quan trọng trong xuất khẩu. Để thực hiện đƣợc điều đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng và thực hiện công tác tổ chức nghiên cứu thị trƣờng trƣớc khi tiến hành các khâu nghiệp vụ khác. Từ những kết quả nghiên cứu này, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh, đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhất cho sản phẩm của mình.
Nhìn chung hoạt động nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nói riêng đã có nhiều chú trọng hơn trong những năm gần đây, tuy nhiên khả năng tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn thấp, tính chính xác và cập nhật chƣa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các thông tin phục vụ cho tìm hiểu thị trƣờng mới chỉ dựa trên nguồn thông tin thứ cấp nhƣ qua hệ thống Internet, qua các cơ quan thống kê, sách báo thƣơng mại xuất bản, qua các mối quan hệ trung gian với thƣơng nhân nƣớc bạn,... chứ chƣa đầu tƣ vào nghiên cứu quan sát thực địa. Đây là một phƣơng pháp nghiên cứu thị trƣờng phổ thông nhất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nhƣng nó cũng có những hạn chế nhƣ cập nhật chậm, mức độ tin cậy có hạn.
Đức, Italia, Hà Lan, Pháp là những nƣớc nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất trong EU. Khi nghiên cứu thị trƣờng cần phải xác định rõ thị trƣờng trọng tâm của doanh nghiệp là thị trƣờng gì. Đối với nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu cao su, các doanh nghiệp Việt Nam liên hệ với Đại sứ quán quốc gia thị trƣờng mục tiêu nhƣ Đức, Pháp, Italia, Hà Lan cũng là một cách để lấy đƣợc những thông tin cũng nhƣ các tập quán kinh doanh của thị trƣờng ấy dễ dàng hơn.
Pháp chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên định chuẩn kỹ thuật (HS 400122) với kim ngạch nhập khẩu đạt 21,5 tỷ USD trong năm 2019, chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ Đức (7,13%), Bỉ (7,25%), Thái Lan (8,18%). Bên cạnh đó Pháp cũng nhập khẩu nhiều cao su mủ tờ xông khói với kim ngạch đạt 14 tỷ USD trong năm 2019, chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Camorun và Việt Nam. Trong khi đó, nhập khẩu cao su mủ Latex chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của nƣớc này.
Khác với các nƣớc khác trong khối, nhập khẩu các loại cao su thuộc nhóm