Khái quát về quan hệ giữa Việt Nam và thị trường EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 50 - 60)

6. Kết cấu của đề tài

2.4.1. Khái quát về quan hệ giữa Việt Nam và thị trường EU

2.4.1.1. Giới thiệu chung Liên minh châu Âu EU

Liên minh Châu Âu (EU) đƣợc thành lập bởi Hiệp ƣớc Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993. Mục tiêu sáng lập ra Liên minh vào thời điểm đó là: xây dựng hòa bình cho các quốc gia Châu Âu; xóa bỏ hận thù giữa 2 quốc gia lớn nhất châu Âu nằm kề nhau là Đức và Pháp; thắt chặt mối quan hệ giữa các nƣớc thành viên; ngăn chặn mâu thuẫn giữa các nƣớc Châu Âu.

Trải qua nhiều năm, EU đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về cả quy mô và mức độ liên kết. Quy mô từ 6 nƣớc thành viên ban đầu, đến nay EU đã có 27 thành viên. Mức độ liên kết kinh tế ở 5 hình thức: Khu vực mậu dịch tự do, Liên minh thuế quan, Thị trƣờng chung, Liên minh tiền tệ và Liên minh kinh tế. EU đã đạt

đƣợc nhiều thành tựu trên một số lĩnh vực khác nhƣ thống nhất chính sách an ninh và đối ngoại chung toàn khối, Tạo ra đồng tiền chung Euro cho các nƣớc thành viên, tăng quyền hạn chung của khối,...

Trong những năm gần đây tuy nội bộ EU xuất hiện nhiều bất ổn, điển hình nhƣ sự kiện Anh rời EU vào tháng 1/2020, EU vẫn đƣợc đánh giá là một trong những tổ chức liên kết thành công nhất thế giới với các thành tựu phát triển cả về liên kết kinh tế lẫn liên kết chính trị - xã hội. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của EU thể hiện ở một số đặc điểm tiêu biểu sau:

Về diện tích: 4.422.733 km² (nƣớc có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km² và nhỏ nhất là Malta với 300 km²), chủ yếu nằm ở Tây và Trung Âu, chiếm 3,38% diện tích toàn thế giới. Diện tích giữa các quốc gia thành viên có sự chênh lệch lớn.

Về kinh tế: Hiện tại Liên minh Châu Âu EU là Liên minh kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2020, GDP của liên minh đạt 15,17 nghìn tỷ USD chiếm xấp xỉ 21,2% GDP thế giới. Khoảng cách thu nhập giữa các nƣớc thành viên là khá lớn.

Về dân số: Tính đến năm 2020, dân số của EU ƣớc tính khoảng 447 triệu ngƣời. Quy mô dân số của các nƣớc có sự chênh lệch khá cao. Đức là nƣớc có lƣợng dân cƣ cao nhất trong Liên minh (khoảng 83 triệu dân), và Malta thấp nhất với khoảng 442 nghìn dân.

Về mức sống của ngƣời dân: Năm 2020, GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 35.623 USD/ngƣời/năm. Thu nhập của ngƣời dân giữa các quốc gia cũng có sự chênh lệch khá lớn.

EU hiện có Pháp là thành viên thƣờng trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, 3/7 nƣớc thuộc nhóm G7 (Pháp, Đức, Italia), và 3/20 nƣớc trong nhóm G20 (Pháp, Đức, Italia). Nhìn chung EU là liên minh có vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực trên thế giới.

2.4.1.2. Đặc điểm thị trường EU

Thị trƣờng chung EU là một không gian lớn với 27 nƣớc thành viên. Đây là một thị trƣờng vô cùng năng động với lƣu lƣợng hàng hóa, sức lao động, vốn và dịch vụ đƣợc lƣu chuyển tự do giống nhƣ khi chúng ta ở trong một thị trƣờng quốc gia với các chính sách thƣơng mại chung.

a, Về tập quán tiêu dùng

Mỗi quốc gia đều có một đặc điểm tiêu dùng riêng biệt, có thể thấy EU là một thị trƣờng có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa, dịch vụ. Tuy rằng luôn tồn tại những khác biệt về tập quán, quan niệm và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng

giữa các quốc gia nội khối nhƣng các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có rất nhiều điểm tƣơng đồng về kinh tế và văn hóa. Ngƣời dân ở đây có không ít đặc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng, điển hình chính là tiêu chuẩn đƣợc đặt ra về hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, chất lƣợng, mẫu mã, an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, những sản phẩm mang thƣơng hiệu nổi tiếng quốc tế đƣợc ƣa chuộng hơn cả trong thị trƣờng này bởi họ quan niệm những thƣơng hiệu này gắn liền với chất lƣợng và uy tín lâu đời, có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và an toàn cho ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy, rất nhiều các tiêu chuẩn về hàng hóa nhập khẩu đƣợc thị trƣờng này đặt ra.

 Một số quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật để hàng hóa đƣợc xuất khẩu vào EU: + Tính an toàn của sản phẩm: Chỉ thị An toàn sản phẩm chung của EU (The European Union General Product Safety Directive) áp dụng cho tất cả các sản phẩm tiêu dùng.

+ Gắn dấu CE (CE Marking): Dấu CE bắt buộc đối với nhiều sản phẩm từ nhựa và cho biết: Các nhà sản xuất sản phẩm đã đáp ứng đủ yêu cầu EU về môi trƣờng, an toàn và sức khỏe; chứng tỏ sản phẩm tuân thủ luật pháp EU và đƣợc phép lƣu hành tự do trên thị trƣờng châu Âu.

+ Hệ thống Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (REACH): Quy định EC số 1907/2006, ngày 18/12/2006 áp dụng cho tất cả loại hóa chất, cả trong quy trình công nghiệp và sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng.

+ Ghi nhãn và đóng gói: Quy định EC số 1272/2008, ngày 16/12/2008 yêu cầu cụ thể về phân loại, ghi nhãn và đóng gói (CLP) của các chất và hỗn hợp bao gồm từ 2 thành phần trở lên.

+ Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm tích hợp: Chỉ thị số 2008/1/EC, ngày 15/01/2008 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 15/01/2008 liên quan đến phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm tích hợp.

+ Kiểm soát các nguy cơ tai nạn lớn liên quan đến các chất nguy hiểm: Chỉ thị số 2003/105/EC, ngày 16/12/2003 của Nghị viện và của Hội đồng châu Âu ngày 16/12/2003 sửa đổi Chỉ thị của Hội đồng số 96/82 /EC, ngày 09/12/1996 về kiểm soát các nguy cơ tai nạn lớn liên quan đến các chất nguy hiểm.

+ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Châu Âu ngày càng chú ý đến trách nhiệm của doanh nghiệp về tác động xã hội và môi trƣờng của hoạt động kinh doanh. Các vấn đề quan trọng bao gồm việc tôn trọng quyền bản địa, quyền sở hữu đất đai, quyền hoạt động môi trƣờng nói chung (ô nhiễm, chất thải, v.v.), tôn trọng luật lao động và điều kiện làm việc lành mạnh và an toàn của ngƣời lao động. Nhiều

công ty châu Âu có thể yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ quy tắc ứng xử hoặc ký các tuyên bố của nhà cung cấp để đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành, tiêu chuẩn tối thiểu của ngành, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Công ƣớc Liên Hợp Quốc.

+ Quản lý rừng bền vững: Hai chứng nhận phổ biến nhất hiện nay là: tiêu chuẩn FSC (Hội đồng Quản lý Rừng) và PEFC (Chƣơng trình Chứng thực Rừng). Tiêu chuẩn PEFC đƣợc phân thành hai loại chứng nhận cụ thể: PEFC-FM chứng nhận về quản lý rừng dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm VFCS/PEFC-CoC dành cho các đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng.

+ Một số hệ thống quản lý chất lƣợng quốc tế:

Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001và ISO 14001 là các hệ thống quản lý phổ biến nhất tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các hệ thống quản lý sau cũng đƣợc áp dụng:

 Hệ thống quản lý ISO 17025: Hệ thống quản lý phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.

 Hệ thống quản lý ISO 13485: Hệ thống quản lý chất lƣợng trong ngành y tế

 Hệ thống quản lý OHSAS 18001: Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp

Từ những quy định trên cho thấy, điều mà EU cần ở sản phẩm là thƣơng hiệu gắn với chất lƣợng chứ không hoàn toàn về giá cả. Vì thế sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải làm sao để có đƣợc thƣơng hiệu uy tín nổi tiếng nhằm cạnh tranh đƣợc với các thƣơng hiệu khác trên thế giới.

b, Kênh phân phối

Các kênh phân phối ở thị trƣờng này chủ yếu dƣới hai hình thức là theo tập đoàn và không theo tập đoàn.

Kênh phân phối theo tập đoàn: các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống của tập đoàn mình mà không cung cấp cho hệ thống của tập đoàn khác.

Kênh phân phối không theo tập đoàn: ngƣợc lại với hình thức trên, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung ứng hàng hóa cho hệ thống của tập đoàn mình còn cung cấp cho tập đoàn khác và các công ty độc lập.

Cao su Việt Nam tham gia vào thị trƣờng EU chủ yếu theo kênh phân phối không theo tập đoàn vì doanh nghiệp Việt thƣờng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chƣa đủ tiềm lực để điều chỉnh cả một hệ thống các doanh nghiệp nhập khẩu cao su của EU.

c, Biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU

Đặc điểm nổi bật của thị trƣờng EU là quyền lợi của ngƣời tiêu dùng rất đƣợc bảo vệ, khác với thị trƣờng các nƣớc đang phát triển thƣờng không chú trọng đến vấn đề này. Để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra sản phẩm ngay nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nƣớc thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra sản phẩm ở biên giới. Hiện Liên minh có 3 tổ chức định chuẩn: Ủy Ban Châu Âu về Định chuẩn, Viện Định chuẩn viễn thông châu Âu, Ủy ban châu Âu về Định chuẩn điện tử. Tất cả các sản phẩm bán ra trên thị trƣờng này đều phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của toàn EU. EU tích cực tham giá chống bán hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền, đƣa ra các chi kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lƣợng và an toàn đối với ngƣời tiêu dùng.

Đối với mặt hàng cao su nhập khẩu vào EU, các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ, chất lƣợng phải đảm bảo vô cùng nghiêm ngặt. Cao su Việt Nam nếu muốn chiếm đƣợc thị phần trong thị trƣờng này vẫn còn cần nỗ lực rất nhiều để đáp ứng đủ điều kiện của liên minh.

d, Chính sách thương mại chung của EU

 Chính sách thƣơng mại nội khối

Chính sách thƣơng mại nối khối tập trung xây dựng và vận hành thị trƣờng chung EU nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan để tự do lƣu thông hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều hòa các chính sách kinh tế xã hội của các nƣớc thành viên.

- Lƣu thông hàng hóa: EU nhất trí xóa bỏ mọi hạn ngạch áp dụng trong thƣơng mại nội khối, xóa bỏ tất cả các biện pháp hạn chế về số lƣợng, rào cản về thuế giữa các thành viên. Ngoài ra dân cƣ ở các nƣớc thành viên khối đƣợc tự do đi lại trên lãnh thổ liên minh, nhất thể về xã hội, tự do cƣ trú.

- Lƣu chuyển tự do dịch vụ: Tự do cung cấp dịch vụ, tự do hƣởng các dịch vụ, tự do chuyển tiền bằng điện tín, công nhận lẫn nhau các văn bằng.

- Lƣu chuyển vốn tự do: vốn đƣợc lƣu chuyển tự do và đến đúng nơi sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Các chính sách thƣơng mại nội khối của EU tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc tìm hiểu và tiếp cận các đối tác mới từ EU thông qua thị trƣờng truyền thống, ít phải điều tra ngay từ đầu giúp giảm bớt chi phí cho việc tìm kiếm thị trƣờng mới. Tạo một mối quan hệ tốt đẹp với thị trƣờng truyền thống sẽ giúp chúng ta thâm nhập vào thị trƣờng mới thuận lợi hơn.

Chính sách ngoại thƣơng 42

Nguyên tắc xây dựng nên chính sách ngoại thƣơng của EU: Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp áp dụng phổ biến thƣờng là biện pháp thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu. Hiện Việt Nam đã gia nhập WTO và thực thi hiệp định EVFTA nên đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi từ các tổ chức này. Việc xuất khẩu vào thị trƣờng này trở nên dễ dàng hơn.

2.4.1.3. Khái quát về quan hệ giữa Việt Nam và EU a, Quan hệ ngoại giao

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – EU đƣợc chính thức thiết lập vào tháng 11/1990. Trong hơn 30 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai bên đã đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu trong các lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ. Hai bên đã thực hiện hàng loạt các Hiệp định hợp tác, trong đó tiêu biểu là Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban Châu Âu (năm 1995), Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện PCA (năm 2012) và gần đây nhất là Hiệp định Thƣơng mại tự do EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tƣ IPA (năm 2019).

b, Quan hệ thương mại

Thị trƣờng EU là một trong những đối tác thƣơng mại quan trọng nhất của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cơ cấu trao đổi thƣơng mại hai chiều có tính bổ sung cao và ít cạnh tranh là điểm lợi thế trong quan hệ thƣơng mại giữa hai bên. EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Châu Âu.

Trong khu vực châu Á, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có Hiệp định thƣơng mại với EU (sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore). Vì thế, Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã đặt dấu mốc lịch sử mới nhất trong quan hệ hai bên, mở ra cơ hội và lợi thế xuất nhập khẩu đặc biệt cho hàng hóa Việt Nam, đánh dấu thời điểm quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – EU và là kết quả của sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong suốt một thập kỷ từ khi Việt Nam và EU tiến hành đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA). Đồng thời, EVFTA cũng tạo ra sức hấp dẫn cho Việt Nam trong thu hút đầu tƣ từ một đối tác đầu tƣ FDI hàng đầu thế giới, với nguồn vốn, công nghệ và quản lý tiên tiến bậc nhất hiện nay.

Bảng 2.4. Bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU

Đơn vị: triệu USD

Năm Xuất khẩu

2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Từ năm 2000 đến 2019, KNXNK giữa Việt Nam - EU đã tăng hơn 13,7 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,8 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng 11,4 lần (1,3 tỷ USD lên 14,9 tỷ USD).

Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt trên 56,45 tỷ USD, tăng 1,21% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu đạt trên 41,54 tỷ USD (giảm 0,81%) và nhập khẩu đạt 14,90 tỷ USD (tăng 6,84%). Các thị trƣờng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2019 là Hà Lan (6,88 tỷ USD, giảm 2,89% so năm 2018), Đức (6,56 tỷ USD, giảm 4,63%), Anh (khi chƣa rời khỏi EU) (5,76 tỷ USD, giảm 0,38%), Pháp (3,76 tỷ USD, giảm 0,01%), Italia (3,44 tỷ USD, tăng 18,46%), Áo (3,27 tỷ USD, giảm 19,93%), Tây Ban Nha (2,72 tỷ USD, tăng 3,38%), Bỉ (2,55 tỷ USD, tăng 5,83%), Ba Lan (1,50 tỷ USD, tăng 12,42%) và Thụy Điển (1,18 tỷ USD), tăng 2,39%). (Số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải quan)

Về xuất khẩu:

Biểu đồ 2.5. Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU U S D T ri ệu

Năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 41,54 tỷ USD, giảm 0,81% so với năm 2018. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU là điện thoại các loại và linh kiện (đạt 12,21 tỷ USD, giảm 7,23%), giày dép các loại (5,03 tỷ USD, tăng 7,51%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (4,66 tỷ USD, giảm 8,13%), hàng dệt may (4,26 tỷ USD, tăng 3,90%), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (2,51 tỷ USD, tăng 21,63%), hàng thủy sản (1,25 tỷ USD, giảm 13,07%) và cà phê (1,16 tỷ USD, giảm 14,91%).

Do tình hình dịch bệnh tại EU vẫn diễn biến phức tạp, sau khi áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát đầu năm, nhiều nƣớc đã phải tái áp dụng các biện pháp phòng dịch trong các tháng cuối

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w