6. Kết cấu của đề tài
2.6.2. Các hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
- Mặc dù có những cải thiện về thể chế và chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh song vẫn còn tồn tại những bất cập. Thủ tục hành chính ở một số cơ quan ban ngành của nƣớc ta còn rƣờm ra, chƣa khoa học, chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh chƣa tốt, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
- Một số chính sách, quy định của Chính phủ còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau, chƣa thực dụng. Nhiều doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí không chính thức khi làm các thủ tục hành chính. Những thủ tục thƣờng liên quan đến: cấp mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, tiếp đón thanh tra, kiểm tra. Vẫn tồn tại một vài khâu trong ngành bị cơ quan quản lý nhà nƣớc gây khó khăn ví dụ nhƣ khâu chế biến cao su. Những bất cập về thể chế này có thể gây ra không ít khó khăn, chậm trễ cho quy trình xuất khẩu của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm uy tín trên thị trƣờng.
- Hệ thống quản lý doanh nghiệp chƣa tốt; chất lƣợng sản phẩm không ổn định, chƣa đồng đều. Hơn nữa, công nghiệp cao su là ngành công nghiệp phụ trợ, lệ thuộc rất nhiều vào các nhà lắp ráp, máy móc… nhƣng công nghệ tiên tiến ở nƣớc ta lại chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ.
- Chúng ta vẫn đang phải phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đến giá thành chƣa cao. Tuy diện tích và sản lƣợng hầu nhƣ năm nào cũng tăng nhƣng lợi nhuận cho ngƣời sản xuất cao su không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong chuỗi phân phối lợi nhuận, công đoạn sản xuất sản phẩm từ cao su tự nhiên là quan trọng nhất nhƣng lại hƣởng lợi thấp nhất. Trong tƣơng lai nếu không có phƣơng án giải quyết kịp thời, mức độ trung thành đối với ngành nghề truyền thống này sẽ giảm đáng kể đặc biệt là với các hộ tiểu điền có nguồn vốn khiêm tốn.
- Vẫn còn nhiều trƣờng hợp lô hàng xuất khẩu chất lƣợng kém không đạt đủ tiêu chuẩn kiểm định nên bị từ chối giao dịch.
- Tình trạng thiếu hụt container khiến giá cƣớc vận chuyển tăng, lợi nhuận thu lại giảm.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, Hệ thống các thể chế, chính sách của nhà nƣớc về XNK chƣa đƣợc
thống nhất chặt chẽ, chƣa có tính cập nhật và liên kết.
Thứ hai, bất cập của ngành cao su Việt Nam là chỉ mới có tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm cao su tự nhiên đầu ra, chƣa có tiêu chuẩn quốc gia đối với nguyên liệu đầu vào, nên chƣa có cơ sở pháp lý để ngăn chặn việc pha trộn tạp chất vào nguyên liệu, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng của các nhà máy sơ chế mủ cao su. Trong khi đó EU đã đƣa cao su tự nhiên vào danh sách "hàng hóa nguyên liệu thô đặc biệt quan trọng" và nhấn mạnh sự cần thiết phải "đảm bảo nguồn cung an toàn, bền vững, giá cả phải chăng" cho ngành sản xuất công nghiệp tại EU.
Thứ ba, do tình hình dịch bệnh Covid-19, một số lƣợng lớn container phải nằm một chỗ, khiến số đơn đặt hàng của các nhà sản xuất container Trung Quốc vốn chiếm hơn 90% nguồn cung thế giới sụt giảm mạnh. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch, ngƣời tiêu dùng nhiều quốc gia tăng nhu cầu sử dụng máy tính và thiết bị để làm việc ở nhà cũng nhƣ nhập khẩu khẩu trang hay các thiết bị y tế. Lƣợng cầu tăng kéo theo nhu cầu container nhảy vọt. Dù các nhà sản xuất cont đã gia tăng sản lƣợng nhƣng vẫn không thể làm giảm bớt tình hình thiếu hụt container, khiến cho giá cƣớc vận chuyển tăng mạnh trong thời gian qua.
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƢỜNG EU