Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trƣờng vĩ mô là môi trƣờng có những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc, phải tìm cách thích nghi với chúng.

1.4.2.1. Môi trường kinh tế

Thực trạng nền kinh tế ảnh hƣởng trực tiếp đến chiến lƣợc của một doanh nghiệp. Các nhân tố trong môi trƣờng kinh tế doanh nghiệp cần phải nghiên cứu là: tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát.

1.4.2.2. Môi trường công nghệ

Đây là nhân tố có ảnh hƣởng vô cùng lớn tới các lĩnh vực ngành cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp. Sự thay đổi công nghệ ảnh hƣởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm, ảnh hƣởng tới phƣơng pháp sản xuất, nguyên vật liệu và trình độ nhân lực.

1.4.2.3. Môi trường văn hóa - xã hội

Nhân tố này ảnh hƣởng tới hành vi của con ngƣời, qua đó ảnh hƣởng tới hành vi mua sắm của khách hàng, bao gồm dân số, hộ gia đình và xu hƣớng vận động, mức độ di chuyển của dân cƣ,... Bên cạnh đó các yếu tố nhƣ tuổi tác, tỷ lệ kết hôn, sinh đẻ, trình độ dân trí cũng ảnh hƣởng tới nhu cầu sản xuất, xuất khẩu.

1.4.2.4. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng (CSHT)

Cây cao su có tính mùa vũ rất rõ rệt, do vậy các yếu tố về môi trƣờng tự nhiên (thời tiết, khí hậu,...) và CSHT (đƣờng xá, GTVT đặc biệt là hệ thống cảng biển, thông tin liên lạc,...) có tác động nhất định đến khả năng xuất nhập khẩu của mặt hàng này. Một hệ thống cảng biển hiện đại sẽ giúp ích cho quá trình xếp giỡ, giao nhận hàng hóa, cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Sự phát triển hệ thống ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thanh toán, huy động vốn,...Ngoài ra hệ thống bảo hiểm tốt góp phần đảm bảo cho lợi ích của các bên, giảm thiểu nguy cơ rủi ro. Các yếu tố này sẽ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung đƣợc dễ dàng và thuận lợi hơn.

1.4.2.5. Môi trường chính phủ, pháp luật và chính trị

Để có một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, cập nhật và dự đoán về tình hình ổn định của chính trị, pháp luật các quốc gia là công tác không thể thiếu của doanh nghiệp. Các nhân tố này có thể tạo ra cơ hội cũng có thể gây trở ngại thậm

chí là rủi ro cho doanh nghiệp. Môi trƣờng luật pháp điều chỉnh quan hệ thƣơng mại quốc tế không chỉ là luật pháp của mỗi quốc gia mà còn là luật pháp quốc tế nhƣ các Hiệp ƣớc, Điều ƣớc quốc tế, Hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng,...

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w