Thực trạng thực hiện quy trình xuất khẩu caosu của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 41 - 44)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng thực hiện quy trình xuất khẩu caosu của Việt Nam hiện nay

2.2.1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu

Việc nắm bắt các thông tin thị trƣờng một cách chính xác là vô cùng quan trọng trong xuất khẩu. Để thực hiện đƣợc điều đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng và thực hiện công tác tổ chức nghiên cứu thị trƣờng trƣớc khi tiến hành các khâu nghiệp vụ khác. Từ những kết quả nghiên cứu này, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh, đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhất cho sản phẩm của mình.

Nhìn chung hoạt động nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nói riêng đã có nhiều chú trọng hơn trong những năm gần đây, tuy nhiên khả năng tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn thấp, tính chính xác và cập nhật chƣa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các thông tin phục vụ cho tìm hiểu thị trƣờng mới chỉ dựa trên nguồn thông tin thứ cấp nhƣ qua hệ thống Internet, qua các cơ quan thống kê, sách báo thƣơng mại xuất bản, qua các mối quan hệ trung gian với thƣơng nhân nƣớc bạn,... chứ chƣa đầu tƣ vào nghiên cứu quan sát thực địa. Đây là một phƣơng pháp nghiên cứu thị trƣờng phổ thông nhất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nhƣng nó cũng có những hạn chế nhƣ cập nhật chậm, mức độ tin cậy có hạn.

Đức, Italia, Hà Lan, Pháp là những nƣớc nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất trong EU. Khi nghiên cứu thị trƣờng cần phải xác định rõ thị trƣờng trọng tâm của doanh nghiệp là thị trƣờng gì. Đối với nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu cao su, các doanh nghiệp Việt Nam liên hệ với Đại sứ quán quốc gia thị trƣờng mục tiêu nhƣ Đức, Pháp, Italia, Hà Lan cũng là một cách để lấy đƣợc những thông tin cũng nhƣ các tập quán kinh doanh của thị trƣờng ấy dễ dàng hơn.

Pháp chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên định chuẩn kỹ thuật (HS 400122) với kim ngạch nhập khẩu đạt 21,5 tỷ USD trong năm 2019, chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ Đức (7,13%), Bỉ (7,25%), Thái Lan (8,18%). Bên cạnh đó Pháp cũng nhập khẩu nhiều cao su mủ tờ xông khói với kim ngạch đạt 14 tỷ USD trong năm 2019, chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Camorun và Việt Nam. Trong khi đó, nhập khẩu cao su mủ Latex chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của nƣớc này.

Khác với các nƣớc khác trong khối, nhập khẩu các loại cao su thuộc nhóm HS 40012910 (cao su tấm đƣợc làm khô bằng không khí) vào thị trƣờng Đức chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch cao su tự nhiên nhập khẩu. Đức nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Cotdivoa, và một số thị trƣờng tái xuất nhƣ Hà Lan.

Italia nhập khẩu cao su tự nhiên thuộc nhóm HS40012910, nƣớc này nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Camorun và Bỉ.

Cũng giống với Đức, Hà Lan nhập khẩu nhiều cao su thuộc nhóm HS 4001291 với kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng 38% và cao su định chuẩn kỹ thuật là 37,5%. Hà Lan chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Codivoa và Việt Nam. Trong đó Codivoa chủ yếu xuất khẩu cao su định chuẩn kỹ thuật và mủ Latex.

Nhìn chung đã đánh giá đƣợc không có các rào cản quá lớn đối với xuất khẩu cao su tự nhiên vào thị trƣờng EU, ngoại trừ một số tiêu chuẩn về môi trƣờng và chất lƣợng đối với cao su tự nhiên và cao su nói chung.

2.2.2. Tìm kiếm và lựa chọn thương nhân giao dịch

Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam hiện nay chủ yếu tìm kiếm khách hàng qua các diễn đàn xuất nhập khẩu, các website thƣơng mại B2B uy tín, từ các bạn hàng cũ,... Để có thể tìm kiếm và thu hút đƣợc nguồn khách hàng tốt, doanh nghiệp Việt chú trọng vào Profile giới thiệu công ty (nhà máy, hệ thống máy móc, công suất, sản phẩm chính, các đối tác và thị trƣờng lớn của công ty, thông tin liên hệ,...). Đối với khách hàng trong nƣớc có thể đến tìm hiểu trực tiếp công ty nhƣng với hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải có website công ty để đối tác dễ dàng tìm kiếm thông tin.

Việc đăng ký công ty lên các diễn đàn, website thƣơng mại điện tử B2B giờ đây là vô cùng phổ biến và dễ dàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc làm này giúp hình ảnh của công ty đƣợc biết đến rộng rãi hơn, tăng cao khả năng hiển thị tên, thƣơng hiệu công ty và thể hiện đƣợc mức độ chuyên nghiệp cao hơn.

Tham gia các hội chợ, triển lãm xúc tiến thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế 32

cũng là một hoạt động phổ biến để giúp doanh nghiệp tiếp xúc đƣợc với càng nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Mặc dù chi phí bỏ ra để có thể tham dự hoạt động là không nhỏ nhƣng với sự chuyên nghiệp và sáng tạo có thể thu hút khách hàng thì chắc chắn sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp.

2.2.3. Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu

Nhìn chung các doanh nghiệp đã nắm bắt đƣợc các xu hƣớng và sự vận động của thị trƣờng xuất khẩu mục tiêu nhờ bƣớc nghiên cứu thị trƣờng, từ đó đƣa ra đƣợc các kế hoạch, chiến lƣợc triển khai các hoạt động của doanh nghiệp để đạt đƣợc những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Thông thƣờng, khâu này gồm các bƣớc:

- Đƣa ra những đánh giá tổng quan và nhận định chi tiết về khách hàng nƣớc ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác.

- Lựa chọn mặt hàng thời cơ và phƣơng thức kinh doanh phù hợp.

- Đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn khác nhau.

- Đề ra các biện pháp thực hiện mục tiêu.

- Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh.

2.2.4. Đàm phán và ký kết hợp đồng

Hoạt động đàm phán kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay với các khách hàng có khoảng cách địa lý khá xa nhƣ các nƣớc châu Âu thì xu hƣớng chủ yếu là đàm phán qua thƣ tín và đàm phán qua điện thoại. Trƣớc khi tiến hành tổ chức đàm phán, các đơn vị chuẩn bị tốt những thông tin về thị trƣờng, về kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật của các nƣớc bạn và về thông tin đơn vị đối tác nhƣ khả năng tài chính, uy tín, danh tiếng,... Nắm bắt đƣợc chính xác những thông tin này là một trong các bƣớc quan trọng để tạo nên sự thành công của cuộc đàm phán. Khi đã đàm phán thành công, các bên tiến hành ký kết hợp đồng phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã thƣơng thảo và đồng thuận. Hợp đồng căn cứ theo các điều kiện về định hƣớng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nƣớc hai bên; Nhu cầu của thị trƣờng, đơn đặt hàng và chào hàng của bạn.

2.2.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Các doanh nghiệp đã có những kiến thức và hiểu biết rõ ràng về việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Căn cứ vào các điều khoản đã ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp thực hiện công việc mà mình phải làm, đồng thời kịp thời cập nhật các diễn biến các văn bản đã gửi, nhận các phản hồi từ phía khách hàng. Các thủ tục, quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu đƣợc thực hiện theo đúng quy

định của pháp luật. Trong bƣớc xin giấy phép xuất khẩu, vì cao su là mặt hàng không cần xin giấy phép xuất khẩu nên doanh nghiệp có thể bỏ qua bƣớc này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w