Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 75 - 77)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam vào thị trƣờng EU trong giai đoạn tới, đóng vai trò quyết định đến thành công trên hết là từ phía các chính sách của Chính phủ Việt Nam. Thông qua sự điều tiết các chính sách về xuất khẩu hàng hóa, chính phủ cần kịp thời can thiệp định hƣớng một cách thực tế và hiệu quả cho doanh nghiệp để tiếp cận và chinh phục thị trƣờng EU.

a, Quy hoạch vùng sản xuất và chế biến cao su tự nhiên

Đây là một việc vô cùng cấp bách và quan trọng đối với ngành cao su Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy việc quy hoạch và bố trí diện tích trồng cây cao su chƣa thực sự phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, sinh trƣởng và phát triển của cây, điều này làm ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất cho mủ, khả năng khai thác, tuổi thọ và kéo theo những hệ lũy khác. Sự thâm canh chƣa đúng quy trình cũng khiến cho thời gian và chất lƣợng mủ thu hoạch chƣa đúng với tiêu chuẩn đã đặt ra.

Bên cạnh đó cần phải đồng bộ hóa mạng lƣới sơ chế từ các địa phƣơng trồng cây cao su đặc biệt là hộ tiểu điền để đảm bảo về nguồn cung nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn và nhu cầu của thị trƣờng cao su xuất khẩu hiện giờ.

b, Chú trọng hỗ trợ đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, cải tiến kỹ thuật cho doanh nghiệp

Năng suất cao su xuất khẩu và giá cao su xuất khẩu Việt Nam luôn thấp hơn các quốc gia trong khu vực vì không có lợi thế về chất lƣợng, sản lƣợng cũng nhƣ các tiêu chuẩn đề ra từ nhà nhập khẩu nƣớc ngoài. Để khắc phục tình trạng này nhà nƣớc cần chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cải tiến trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến có thể nâng cao chất lƣợng cao su xuất khẩu, đảm bảo đạt chuẩn các tiêu chí đối tác đặt ra, có thể thành lập các phòng thí nghiệm để nghiên cứu về các giống cao su. Thêm vào đó nhà nƣớc cần khuyến khích doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất, trang thiết bị cho phù hợp với những yêu cầu của công nghiệp chế biến hiện đại.

c, Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thƣơng mại để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho cao su Việt Nam. Cần đàm phán những kế hoạch dài hạn giữa Việt Nam và EU. Giữa các ban ngành cần có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ. Các cơ quan chính quyền cần phải thực hiện công tác và nhiệm vụ của

mình một cách có hiệu quả, minh bạch và tinh gọn trong các thủ tục hành chính để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp nƣớc mình nắm bắt đƣợc cơ hội trên thị trƣờng mục tiêu.

d, Đầu tư và hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất khẩu

Nguồn tín dụng tạm thời mà nhà nƣớc hỗ trợ sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc nới rộng lƣợng vốn và có thể quay vòng, đảm bảo tài chính công ty nhanh hơn, đạt những hiệu quả kinh tế cao hơn. Thêm vào đó, các thủ tục hành chính rƣờm rà và yêu cầu không cần thiết trong thủ tục vay vốn doanh nghiệp cũng cần giảm thiểu tối đa để doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn nhanh nhất.

Ƣu đãi về thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp, khuyến khích đầu tƣ khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp chuyên về sản phẩm cao su để thu hút đầu tƣ các lĩnh vực sản xuất sản phẩm để hạn chế chỉ xuất khẩu cao su nguyên liệu.

e, Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hệ thống quản lý chất lượng

Nhà nƣớc cần sớm ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia chính thức về mủ cao su để đảm bảo nguyên liệu đầu vào chất lƣợng cao cho các nhà máy. Hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng, chuyển đổi cơ cấu chủng loại mặt hàng theo nhu cầu của khách hàng. Khuyến khích các mô hình liên kết trong chuỗi giá trị cao su từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm tiêu dùng để giảm sự lệ thuộc vào biến động giá.

f, Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực thực thi

Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực thực thi để nắm bắt đƣợc hết các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại cho xuất khẩu của nƣớc nhà. Cần nâng cao năng lực thực thi trong ba vấn đề chính bao gồm: các quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ cho cây trồng và vật nuôi, và cơ chế xử lý tranh chấp giữa nhà nƣớc – nhà đầu tƣ.

Quy tắc xuất xứ là một trong những thách thức mà sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung và cao su nói riêng phải thích nghi và cố gắng vƣợt qua bởi nguyên liệu đầu vào vẫn phải nhập khẩu nhiều từ nƣớc ngoài. Cần nỗ lực để tăng tính liên kết giữa các đơn vị cung ứng trong nƣớc với doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Trƣớc yêu cầu khắt khe của thị trƣờng châu Âu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện các biện pháp vệ sinh dịch tễ một cách minh bạch, đồng bộ và nhất quán hơn.

Với điều kiện thuận lợi mà Hiệp định EVFTA mang lại, Việt Nam sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tƣ đến từ Châu Âu và trên toàn thế giới. Một khi dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng lên, đồng nghĩa với việc các đơn từ khiếu nại thƣơng mại

cũng tăng theo. Các ban ngành cần phối hợp đẩy nhanh việc hình thành cơ chế xử lý khiếu nại đầu tƣ một cách hệ thống để giải quyết tranh chấp giữa nhà nƣớc và nhà đầu tƣ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w