6. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Weaknesses (Điểm yếu)
- Năng suất khai thác mủ cao su phụ thuộc nhiều vào thời tiết trong khi những năm trở lại đây điều kiện thời tiết thƣờng diễn biến thất thƣờng, khiến cho sản lƣợng khai thác đƣợc của Việt nam so với các nƣớc hàng đầu trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia, Indonesia vẫn còn chênh lệch khá lớn, dẫn đến các doanh nghiệp không thể chủ động về giá.
- Dù cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ trong những năm gần đây nhƣng vơi quy mô gia công nhỏ, năng suất còn khiêm tốn, cơ cấu mặt hàng xuất khấu chƣa đáp ứng kịp xu hƣớng nhập khẩu cao su của thị trƣờng EU. Ví dụ những mặt hàng thị trƣờng cần nhiều và giá cao nhƣ cao su ly tâm (mủ Latex), SVR 10, 20 dùng để sản xuất lốp ô tô chiếm tới 60% sản lƣợng cao su tự nhiên toàn cầu thì sản lƣợng còn ít, ngƣợc lại loại SVR 3L có giá thấp và nhu cầu ít thì lại là chủ lực xuất khẩu (chủ yếu là xuất khẩu cho thị trƣờng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều).
- Quỹ đất nông nghiệp nƣớc ta đang dần bị thu hẹp do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên việc mở rộng diện tích trồng cao su trong những năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Phải mở rộng diện tích đất trồng sang Lào,
Campuchia nên chi phí bỏ ra để sản xuất đƣợc mặt hàng này cao hơn, lợi nhuận thu lại ít hơn.
- Công nghệ hiện đại chƣa đƣợc ứng dụng phổ biến vào sản xuất và xuất khẩu cao su. Các máy móc, trang thiết bị hiện đại còn thiếu thốn, dẫn đến chất lƣợng cao su xuất khẩu chƣa cao. Công nghệ chế biến mủ cao su của các doanh nghiệp, các đơn vị mới chỉ dừng lại ở mức sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm. Nếu nhƣ phải cạnh tranh về chất lƣợng và giá thành hàng hóa thì cao su Việt Nam khó giành đƣợc thị phần.
- Hiện nay ngành cao su đã hội nhâp sâu rộng với thị trƣờng quốc tế, bên tham gia chuỗi cung ứng bao gồm các hộ tiểu điền trực tiếp cung cấp mủ cao su cho các chuỗi cung toàn cầu cần tuân thủ theo các yêu cầu của thị trƣờng xuất khẩu để đảm bảo theo phƣơng thức bền vững, nguồn gốc rõ ràng và tuần thủ pháp luật. Tuy nhiên nhiên, ngành cao su Việt Nam hiện đang thiếu một cơ quan làm đại diện cho các hộ tiểu điền, làm hạn chế việc kết nối thông tin về các cơ chế chính sách cũng nhƣ các thông tin cập nhật từ thị trƣờng tới hộ, làm hạn chế trong khâu kết nối. Do đó cần có một cơ quan đại diện cho các hộ tiểu điền để minh bạch thông tin chuỗi cung, đáp ứng đƣợc yêu cầu về phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc và tính hợp pháp của sản phẩm xuất khẩu.
- Việt Nam cũng không có bất kỳ quy chuẩn quốc gia nào có tính áp dụng bắt buộc về chất lƣợng sản phẩm đối với các mặt hàng cao su tiêu thụ trên thị trƣờng và xuất khẩu. Mặc dù Việt Nam hiện đang có Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đƣợc một số doanh nghiệp áp dụng cho các mặt hàng đầu ra của mình, các tiêu chuẩn này chỉ mang tính chất khuyến cáo, và việc áp dụng hay không, hay áp dụng ra sao, ở mức độ nào lại hoàn toàn đƣợc quyết định bởi doanh nghiệp.