Hình thức xuất khẩu chính của caosu Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Hình thức xuất khẩu chính của caosu Việt Nam

Có nhiều hình thức xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng để xuất khẩu, tuy nhiên đối với mặt hàng cao su thì hình thức chủ yếu đƣợc dùng là xuất khẩu trực tiếp.

Theo đó, bên nhập khẩu (bên mua) và bên xuất khẩu (bên bán) sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thƣơng trực tiếp với nhau. Trong hình thức này, các doanh nghiệp Việt có thể ký hợp đồng với nhà nhập khẩu EU thông qua văn phòng đại diện. Các văn phòng đại diện của Việt Nam có chức năng liên lạc, tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, các hoạt động xúc tiến và xây dựng các dự án hợp tác đầu tƣ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó văn phòng đại diện còn có trách nhiệm thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận về trình tự thủ tục cần thiết và tính phù hợp với pháp luật Việt Nam. Đây là hình thức chính để các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thâm nhập vào thị trƣờng cao su EU.

Một hình thức xuất khẩu khác cũng đƣợc sử dụng trong xuất khẩu cao su Việt Nam nhƣng hiếm hơn đó là hình thức xuất khẩu trung gian. Đây là hình thức phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa mạnh về tài chính cũng nhƣ khả năng tiếp cận thị trƣờng quốc tế còn non yếu. Doanh nghiệp có thể đƣợc các công ty trung gian hỗ trợ tốt nhất về mặt chuyên môn, tránh xảy ra sai sót. Sử dụng hình thức xuất khẩu này lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm đƣợc về thƣờng thấp và không tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu sản phẩm.

2.1.3. Đặc điểm của ngành cao su Việt Nam2.1.3.1. Đặc điểm cây cao su Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w