Thực trạng xuất khẩu caosu Việt Nam vào thị trường EU trong gia

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 60 - 65)

6. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Thực trạng xuất khẩu caosu Việt Nam vào thị trường EU trong gia

2017 – Quý I/2021

2.4.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam vào thị trường EU

Biểu đồ 2.7. Sản lƣợng và giá trị cao su xuất khẩu Việt Nam vào EU giai đoạn 2017 – 2020

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CAO SU XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀO THỊ

Tấn 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0

Năm 2018 sản lƣợng xuất khẩu đạt 93.524 tấn, giảm 8,61% về lƣợng so với năm 2017, kim ngạch giảm 25,64% so với năm 2017.

Năm 2019, xuất khẩu cao su sang thị trƣờng EU đạt 85.609 tấn, trị giá 113,8 triệu USD, giảm 8,5% về lƣợng và giảm 11,37% về trị giá so với năm 2018 do giá cao su thế giới giảm.

Năm 2020, xuất khẩu cao su đạt 66,2 nghìn tấn, trị giá 92,5 triệu USD, giảm 22,57% về lƣợng và 11,64% về trị giá so với năm 2019. Đại dịch COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019 ảnh hƣởng khiến nhu cầu về cao su tự nhiên dùng trong ngành sản xuất lốp xe giảm mạnh, kéo theo nhu cầu về cao su từ thị trƣờng này giảm đi.

Tính cả quý I năm 2021, sản lƣợng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang EU gây bất ngờ lớn khi đạt 22.138 tấn, trị giá 39,98 triệu USD, tăng đến 43,2% về sản lƣợng và tăng 77,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 6% trong tổng lƣợng và tổng kim ngạch. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu cao su tăng mạnh là nhu cầu găng tay cao su trên toàn cầu đã có mức tăng kỷ lục trong lịch sử, tăng hơn 20% trong năm nay lên 360 tỷ chiếc, nhu cầu lớn đến từ châu Âu do đại dịch Covid-19. Tình trạng thiếu găng tay cao su và thiết bị y tế trên toàn cầu đƣợc dự đoán sẽ còn kéo dài tới quý I/2022.

Bảng 2.5. Tỷ trọng sản lƣợng và giá trị cao su Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng EU trong tổng xuất khẩu đi toàn thế giới

Năm Xuất khẩu sang EU

lƣợng (Tấn) 2017 2018 2019 2020 Quý I năm 2021

Qua thống kê các năm, xuất khẩu cao su Việt Nam vào thị trƣờng EU luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu từ Việt Nam đi toàn thế giới.

Sơ bộ năm 2020, sản lƣợng nhập khẩu cao su từ Việt Nam của EU đạt gần 66,3 nghìn tấn, chiếm 3,79% tỷ trọng xuất khẩu đi toàn thế giới, giá trị xuất khẩu của cao su Việt Nam vào thị trƣờng này đạt gần 92,6 triệu USD, chiếm 3,88% trong tổng KNXK cao su Việt Nam đi toàn thế giới.

3 tháng đầu năm 2021, sản lƣợng cao su Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt hơn 22 nghìn tấn, trị giá gần 40 triệu USD chiếm 5,45% về sản lƣợng và 5,92% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu đi toàn thế giới. Có thể nói EU là đối tác xuất khẩu cao su vô cùng quan trọng của Việt Nam trong thƣơng mại quốc tế.

2.4.2.2. Thị phần xuất khẩu cao su của Việt Nam trên thị trường EU Bảng 2.6. Thị phần xuất khẩu cao su của Việt Nam trên thị trƣờng EU

Nhập khẩu của EU từ thế giới

Tổng kim ngạch Nội khối EU-27

Ngoại khối Trung Quốc Hòa Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ Thái Lan Malaysia Nhật Bản Hàn Quốc Nga Indonesia Ấn Độ Serbia Việt Nam Bờ Biển Ngà Đài Loan 50

Sri Lanka Thụy Sĩ Singapore Mexico Brazil Các nƣớc châu Âu khác

Trong các nguồn cung ứng ngoại khối, Trung Quốc hiện đứng đầu với thị phần 6%, tiếp theo là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong số các nƣớc ASEAN, Thái Lan hiện đang có thị phần lớn nhất về cao su tại EU (2,6%), theo sát sau là Malaysia (2,5%).

Thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu cao su và sản phẩm cao su của EU đã tăng từ 0,4% vào năm 2015 lên 0,7% vào năm 2019, cho thấy sự cải thiện về năng lực cạnh tranh. Mặc dù EU là thị trƣờng xuất khẩu cao su lớn thứ 2 trên thế giới của Việt Nam, Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 4 trong số các nƣớc ASEAN về thị phần cao su và sản phẩm cao su tại EU cho đến năm 2020, xếp sau Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Mặc dù Việt Nam mới chỉ chiếm 0,7% thị phần xuất khẩu cao su vào EU, song thời gian gần đây đã có nhiều dấu hiệu khả quan cho thấy tiềm năng xuất khẩu vào thị trƣờng này, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu tăng rất mạnh từ các thị trƣờng Tây Âu và Bắc Âu sau một thời gian dài bị kiềm hãm nhu cầu sử dụng cao su do đại dịch Covid-19. Thêm vào đó, Việt Nam đang có lợi thế từ việc ký kết hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU. Cao su chính là một trong số các mặt hàng nƣớc ta có sự tăng trƣởng xuất khẩu cao nhất sang thị trƣờng EU trong vòng 5 tháng đầu kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Việt Nam sẽ đƣợc ƣu tiên tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang các nƣớc thành viên khối EU. Theo dự báo của Hiệp hội cao su Việt Nam, tình hình khan hiếm cao su nguyên liệu và đặc biệt là nhu cầu sử dụng cao su cho y tế, sản xuất ô tô của EU sẽ còn kéo dài. Mặt khác, cũng nhờ EVFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận hoặc kế thừa công nghệ hiện đại từ các nƣớc châu Âu nhƣ Đức, Hà Lan, Italia là các nƣớc có tỷ lệ chuyển giao công nghệ khá cao khi hợp tác gia công xuất khẩu mặt hàng này, có công nghiệp hiện đại hơn để cải tiến đƣợc chất lƣợng sản phẩm và giúp cao su Việt Nam khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình. Hơn nữa, EU hiện là thị trƣờng xuất khẩu cao su lớn thứ hai

của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc. Phát triển và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang các nƣớc thành viên EU này phần nào hạn chế sự phụ thuộc quá lớn của cao su Việt Nam vào thị trƣờng nƣớc láng giềng (tính riêng quý I/2021 chiếm 71% sản lƣợng cao su xuất khẩu), quá phụ thuộc có thể dẫn đến rủi rõ nếu Trung Quốc ngừng mua thì ngay lập tức cao su Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng lao đao.

Việt Nam vẫn đang không ngừng cố gắng để cải thiện chất lƣợng cao su xuất khẩu, với mục tiêu là đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn khắt khe của thị trƣờng EU, từ đó đạt đƣợc sự công nhận từ thị trƣờng khó tính hàng đầu thế giới này để mở rộng thị trƣờng, đạt một bƣớc tiến lớn cho ngành cao su Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam vào thị trường EU (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w