Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 78 - 79)

Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về gia nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận

Hiện thủ tục hải quan tại Việt Nam hầu hết vẫn được thực hiện theo hình thức thủ công và mang nặng tính giấy tờ. Chính điều này dẫn đến thời gian thực hiện hoạt động hải quan kéo dài, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa quốc tế. Chính vì thế chi phí "ngầm" trong hoạt động hải quan rất cao làm giảm đi tính cạnh tranh của dịch vụ logistics cũng như của hàng hóa Việt Nam. Mặt khác, tàu ra vào cảng phải qua quá nhiều "cửa", từ bộ đội biên phòng, kiểm tra liên ngành, cảng vụ, hải quan, kiểm dịch y tế. Thủ tục khai báo lại phức tạp, các loại giấy tờ xuất trình và nộp còn quá nhiều và trùng lặp về nội dung. Trong khi đó, địa điểm làm thủ tục còn phân tán, thời hạn làm thủ tục không thống nhất mà theo quy định riêng của từng cơ quan. Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn về bộ Luật Hàng hải như sửa các điều khoản cho phù hợp với tình hình giao nhận hiện nay và trên thế giới, nhằm giúp ngành giao nhận vận tải cũng như các công ty giao nhận bảo vệ được quyền lợi của họ khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các hãng tàu nước ngoài ngày càng đầu tư mạnh vào Việt Nam.

Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động giao nhận

Nhà nước cần phải ra tay mạnh hơn giải quyết tình trạng cân bằng và phân bố hàng hóa các container…tại các cảng của nước ta. Vì thế, việc nhà nước cần phải tăng

68

cường các công cụ quản lý hợp lý để phối hợp nhịp nhàng lượng hàng hóa luân chuyển tại các cảng ở các khu vực Bắc Trung Nam đều đặn và cân bằng nhằm tránh tình trạng cảng thì quá tải hàng hóa cảng thì thưa thớt đơn hàng. Việc quản lý giá cước chưa được chặt chẽ dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng. Các cảng biển đua nhau giảm giá dịch vụ, giá thấp đến mức tối thiểu vẫn không đủ sức cạnh tranh và nguy cơ "phá giá" đang tiềm ẩn của các doanh nghiệp cảng biển. Vấn đề này đã dẫn đến việc các cảng giảm chất lượng dịch vụ, giảm sức đầu tư và không còn khả năng để gánh nợ vốn vay trong và ngoài nước.

Xây dựng trung tâm logistics

Các trung tâm cung ứng dịch vụ vận tải, trung tâm cung ứng dịch vụ logistics đa chức năng (kho ngoại quan, trung tâm kho vận, cảng cạn...). Những trung tâm này có chức năng khác nhau những hoạt động logic với nhau tạo thành một chuỗi hoàn chỉnh từ A-Z. Dành quỹ đất thích hợp sau cảng để xây dựng hạ tầng trung tâm logistics đảm bảo được tính linh hoạt, tính kết nối cao.

Xây dựng các chính sách liên quan đến vận tải

Bám sát quyết định số 703/QĐ-TTg phê duyệt đề án ‘Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp”. Bám sát quyết định này sẽ là cú hích đáng kể tạo động lực phát triển kinh tế. Khi đó các phương thức vận tải sẽ có tính kết nối với nhau hơn, giảm tải thị phần đường bộ tăng thị phần đường sắt, đường thủy nội địa…hoạt động này sẽ giúp tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải để phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics chất lượng cao. Đồng thời, cải cách quy trình xuất nhập khẩu bằng các hình thức rút gọn thời gian, rút gọn quy trình không cần thiết để rút ngắn thời gian XNK hàng hóa. Theo ‘Doing Business 2018” của World Bank, Việt Nam mất 105 giờ để có thể xuất khẩu hàng hóa, và 132 giờ để nhập khẩu phụ tùng ô tô và các loại mặt hàng khác. Hoạt động này, ở Singapore chỉ mất 62 giờ để xuất khẩu và 54 giờ để nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)