Mục tiêu và phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 71 - 72)

đường biển của Việt Nam

Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 77/QĐ- TTg ngày 13/01/2020 xác định những phương hướng sau:

- Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới.

- Phân bổ không gian phát triển hệ thống cảng biển, xác định quy mô phát triển cho từng cảng biển trong từng giai đoạn, định hướng kết nối đến các đô thị đặc biệt, đô thị loại lớn. Định hướng kết nối các trung tâm sản xuất, phân phối hàng hóa, khu công nghiệp, khu kinh tế,…

- Kết nối giữa các phương thức vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển của vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics, kết nối giữa hệ thống cảng biển trong nước và quốc tế, kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển với hệ thống đô thị, hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi.

- Giải pháp về quản lý khai thác và bảo đảm an toàn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển trước rủi ro thiên tai và bối cảnh biến đổi khí hậu

Trên cơ sở các phân tích về các nhân tố tác động đến sự thành công của cảng biển cũng như xu hướng phát triển cảng biển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam cùng với cơ sở từ quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2021 - 2030 định hướng năm 2050 thì các mục tiêu phát triển hàng hải và cảng biển Việt Nam tập trung:

- Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa XNK đạt 27%-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trong các tuyến vận tải quốc tế.

- Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2030, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải lớn lên tới

61

300.000 DWT, tàu khách, tàu du lịch, tàu dịch vụ chở dầu, tàu cứu hộ cứu nạn đảm bảo hàng hải, công trình.

- Bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu và giao lưu giữa các vùng miền trong nước bằng đường biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Dự kiến số lượng hàng thông quan toàn bộ hệ thống cảng biển như vào năm 2030 sẽ đạt con số 1200 - 2100 triệu tấn/ năm

- Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn tại cả 3 vùng Bắc - Trung - Nam như cảng Vân Phong (Khánh Hoà) với kế hoạch tiếp nhận được tài có sức chở 9000 - 1500 TEU cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp nhận tàu tải trọng 8 - 10 vạn DWT.

Bên cạnh đó trong những năm gần đây Chính Phủ xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ vận tải đường biển bằng cách đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, khuyến khích doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển tạo điều kiện cho các dự án mang tầm quốc tế đồng thời tạo điều kiện cho các công ty có điều kiện tài chính nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra việc xây dựng chính sách thích hợp cũng được chính phủ quan tâm và đẩy mạnh công tác thực hiện chóng hoàn thiện thủ tục hành lang pháp luật, nhanh chóng cập nhật chính sách sao cho phù hợp với thực tế, song hành với thực tế để đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)