* Cơ hội.
- Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO ngày 7/11/2006 tạo ra cơ hội lớn để tăng cường phát triển kinh tế, mở cửa thị trường viễn thông.
- Thu nhập của người dân ngày càng tăng, do đó nhu cầu của người dân về sử dụng điện thoại di động cao hơn trước. Không những vậy đặc biệt là các dịch vụ GTGT đang có xu hướng tăng nhanh.
- Môi trường đầu tư thông thoáng và các cơ chế chính sách đã ban hành như cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, chính sách cam kết mở thị trường Viễn thông sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng và duy trì một môi trường cạnh tranh tương đối phù hợp cho các doanh nghiệp trong ngành Viễn Thông di động.
- Trong thời đại Công nghệ thông tin và viễn thông bùng nổ như hiện nay, tạo điều kiện cho Hanoi Telecom và các doanh nghiệp trong ngành tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm đạt chất lượng cao đồng thời hạ giá thành.
- Năm 2010 sẽ là năm quyết định cao về vị trí và thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Viễn thông di động.
- Với việc phát triển các tính năng mở rộng của điện thoại di động, ngày nay điện thoại di động không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn là phương tiện giải trí, truy cập thông tin, chụp hình, công cụ làm việc…. Và trở thành vật dụng không thể thiếu được của đa số mỗi người dân.
- Sự tham gia của nhiều nhà cung cấp thiết bị trên thị trường Viễn Thông tạo cho các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn trong việc tìm kiếm nhà thầu có đủ kinh nghiệm và năng lực cho mình.
* Thách thức.
- Môi trường vĩ mô:
+ Việc Việt Nam ra nhập WTO tạo ra một thách thức lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ, đặc biệt là các đối thủ nước ngoài tương lai sẽ tham gia vào thị trường Viễn Thông Việt Nam với lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ và vốn.
+ Các chính sách của nhà nước siết chặt các qui định về xây dựng cơ bản và đầu tư như: Qui định kiểm soát quá trình đầu tư (giấy phép nhập khẩu, kế hoạch đầu tư, giấy phép xây dựng). Bên cạnh đó Nhà nước còn đưa ra
chính sách loại trừ dần các ưu đãi đặc thù cho các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ Chính sách cấp phép mới; chính sách ưu đãi giá kết nối, chính sách quản lý giá cước, chính sách chuyển đổi số khác mạng, chính sách mạng riêng ảo có thể triển khai vào 2011.
- Tụt hậu về dịch vụ & chất lượng dịch vụ: + Triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng chậm.
+ Đầu tư không kịp so với tốc độ phát triển thuê bao làm chất lượng dịch vụ suy giảm.
+ Hệ thống phát triển đến mức độ phải đầu tư thêm nhằm tái cơ cấu lại mạng lưới để nâng cao độ ổn định và tính bền vững và nền tảng phát triển dịch vụ (Conversion Biliing, STP, OneHLR)
- Nguy cơ mất kiểm soát khi phát triển: Chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng, chất lượng con người, hình ảnh, hiệu quả.
* Điểm mạnh.
- Thương hiệu Vietnamobile của Hanoi Telecom đã được khẳng định và bước đầu tạo được niềm tin trong khách hàng.
- Các nỗ lực chủ quan trong các năm vừa qua sẽ tiếp tục vẫn là các thế mạnh cốt lõi của Hanoi Telecom.
- Tình hình tài chính ổn định và tương đối khả quan. - Vùng phủ sóng rộng, giá cả phù hợp.
- Hệ thống cung cấp dịch vụ rộng khắp (đến cấp huyện) - Phản ứng nhanh, kinh doanh sáng tạo.
- Điều hành triệt để và cương quyết.
- Công tác phát triển hạ tầng mạng lưới diễn ra tương đối khẩn trương và đạt hiệu quả cao.
* Điểm yếu.
- Truyền thông chưa mạnh, nên khách hàng chưa nhận biết nhiều về sản phẩm; hệ thống điểm bán chưa rộng.
- Chưa có chiến lược dài hạn về giá cước, tính sáng tạo về giá cước còn chưa cao.
- Đa số cán bộ nhân viên còn trẻ thiếu kinh nghiệm, do đó công tác chăm sóc khách hàng tỏ ra chưa hiệu quả (chất lượng, tính chủ động).
- Triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng chậm.
- Đầu tư không kịp so với tốc độ phát triển thuê bao làm chất lượng dịch vụ suy giảm.
- Hệ thống phát triển đến mức độ phải đầu tư thêm nhằm tái cơ cấu lại mạng lưới để nâng cao độ ổn định, tính bền vững và nền tảng phát triển dịch vụ (Conversion Biliing, STP, OneHLR)
Trên cơ sở các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đã đưa ra ở trên tôi xin đề xuất bảng ma trận SWOT như sau:
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của Hanoi Telecom Phân tích
Môi trƣờng bên ngoài
Cơ hội ( O ) Thách thức ( T ) Nội bộ doanh nghiệp Điểm mạnh ( S ) Tiếp tục khẳng định thương hiệu Hanoi Telecom để củng cố và phát triển thị trường. Nâng cấp công nghệ và chất lượng dịch vụ tránh sự tụt hậu Điểm yếu ( W )
Phát triển truyền thông và các dịch vụ giá trị gia
tăng để tăng doanh thu.
Tận dụng lợi thế quy mô để duy trì chính sách giá
hấp dẫn.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động của Hanoi Telecom