Bƣớc 1: Phân tích môi trƣờng kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động:
Trong khâu này cần đánh giá môi trường vĩ mô của ngành viễn thông và môi trường ngành kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động. Các yếu tố của môi trường được thể hiện như sau:
Môi trường vĩ mô của ngành viễn thông bao gồm những yếu tố ảnh hưởng chung đến tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực viễn thông. Những yếu tố này thường xuyên thay đổi và tạo ra thách thức mới cũng như mang đến những cơ hội mới cho doanh nghiệp. Các yếu tố vĩ mô thường bao gồm:
- Tốc độ tăng trưởng và phát triển Kinh tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông. - Chính trị và pháp luật
- Xã hội
- Công nghệ viễn thông - Toàn cầu hoá.
Môi trường ngành kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động: Thông thường có 5 yếu tố của môi trường ngành trong lĩnh vực này tác động đến các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm viễn thông di động, đó là:
- Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong cùng ngành kinh doanh dịch vụ sản phẩm viễn thông di động.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn. Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành kinh doanh dịch vụ sản phẩm viễn thông di động nhưng có khả năng sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành luôn tìm mọi cách để hạn chế các doanh nghiệp khác muốn tham gia vào ngành vì nếu có đối thủ mới tham gia thì có thể lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Trên thực tế
ở Việt Nam một số doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực viễn thông di động nhưng cũng đã tham gia vào ngành nghề này như Điện lực Việt Nam.
- Sự cạnh tranh của các công ty sản xuất sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế dịch vụ viễn thông di động là những sản phẩm của các doanh nghiệp trong những ngành khác nhau nhưng thỏa mãn cùng một nhu cầu thông tin liên lạc của người tiêu dùng. Những doanh nghiệp này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau. Cần đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm thay thế trong các thị trường mà việc chuyển đổi của khách hàng sang sử dụng chúng không làm cho khách hàng bị tốn phí nhiều.
Như vậy những sản phẩm thay thế luôn hình thành một sức ép cạnh tranh rất lớn, nó ảnh hưởng đến mức giá mà doanh nghiệp có thể đặt ra và từ đó làm hạn chế mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được.
- Sức ép của nhà cung cấp. Nhà cung cấp được coi là sự đe dọa với các công ty khi họ có thể đẩy mức giá hàng hoá do họ cung cấp lên cao, đây là điều kiện ảnh hưởng tương đối lớn đến chất lượng sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự đe doạ của nhà cung cấp càng cao khi thế mạnh của nhà cung cấp càng lớn. Đối với dịch vụ viễn thông di động, các nhà cung cấp là các đơn vị thuộc ngành điện, giao thông, cáp quang, cung cấp tín hiệu vệ tinh…
- Sức ép của khách hàng. Sức ép này đến với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào chứ không riêng gì kinh doanh dịch vụ viễn thông di động. Khi nền kinh tế phát triển, nhận thức của người tiêu dùng ngày một cao hơn, đòi hỏi về chất lượng dịch vụ viễn thông di động cũng ngày càng lớn. Điều này khiến cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này luôn phải chịu sức ép tìm tòi, cải tiến chất lượng dịch vụ viễn thông di động.
Bƣớc 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm viễn thông di động.
* Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là quá trình xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đó là thông tin cơ bản nhất để nhà quản trị nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình có khả quan hay không, có đủ khả năng tài chính để cung cấp dịch vụ sản phẩm viễn thông di động hay không. Từ đó có thể đưa ra các phương hướng đầu tư hợp lý.
* Phân tích thị phần và doanh thu.
Doanh thu có một tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sản phẩm viễn thông di động, doanh số tăng có nghĩa là sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường đã được chấp nhận và điều đó đồng nghĩa với việc thị phần của doanh nghiệp cũng tăng lên. Thị phần tăng theo thời gian chứng tỏ doanh nghiệp đang đi đúng hướng và có cơ hội để phát triển hơn nữa. Đây là một điều kiện cơ bản giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và thị trường. Ngược lại doanh số giảm có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hay nói một cách khác doanh nghiệp cần phải có một chiến lược kinh doanh mới.
* Phân tích các hoạt động chức năng của doanh nghiệp
Hoạt động Marketing
Marketing có tính chất quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và phân tích các yếu tố như chất lượng sóng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, giá các gói cước, hệ thống chất lượng kênh phân phối, hiệu quả của những chương trình quảng cáo, khuyến mãi, …
Hoạt động quản lý tài chính.
Đây là một hoạt động khá quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động. Có thể hiểu
hoạt động quản lý tài chính là xây dựng các quy định về tài chính, chủ động quản lý, đôn đốc rà soát hoạt động tài chính của các đơn vị. Bên cạnh đó phải đưa ra được một cơ cấu chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch và khả thi.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Đối với ngành kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động, các hoạt động đầu tư, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển rất quan trọng trong bối cảnh công nghệ viễn thông đang phát triển như vũ bão. Những phát minh, sáng chế có thể giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí hoặc đưa ra được sự khác biệt lớn so với đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
Hoạt động quản lý nguồn nhân lực.
Quản lý nguồn nhân lực là quá trình quản lý và xây dựng đội ngũ lao động lành nghề, hiểu biết về viễn thông di động, có nhiều nhiệt huyết trong công việc. Nếu doanh nghiệp tuyển dụng được những người tích cực, có chuyên môn cao, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cơ bản so với đối thủ cạnh tranh.
Bƣớc 3: Xác định mục tiêu chiến lƣợc.
* Khái niệm mục tiêu chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động.
Mục tiêu chiến lược là các kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới tại một thời điểm nhất định trong tương lai khi tham gia kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động.
* Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động.
- Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả mà doanh nghiệp phấn đấu và có khả năng đạt được trong một khoảng thời gian xác định.
- Các mục tiêu giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp thấy được doanh nghiệp của họ trong tương lai và hiệu quả đầu tư.
- Để xác định mục tiêu đúng đắn doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp mình.
* Các loại mục tiêu của doanh nghiệp.
Thông thường về mặt thời gian doanh nghiệp có hai loại mục tiêu: Ngắn hạn và dài hạn. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông di động, trong ngắn hạn thường đề ra các chỉ tiêu phát triển thuê bao và chiếm lĩnh thị phần, trong dài hạn thường tập trung vào các chỉ số chăm sóc khách hàng, các kế hoạch nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm, mở rộng vùng phủ sóng...
* Các nguyên tắc xác định mục tiêu.
Trong quá trình xác định mục tiêu kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động các nhà quản trị doanh nghiệp cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Tính cụ thể: Đề cập đến mục tiêu cần làm rõ liên quan đến vấn đề gì, tiến độ thực hiện như thế nào và kết quả cuối cùng cần đạt được
- Tính khả thi: Mục tiêu đặt ra không phải dựa trên sự mong muốn của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp.
- Thống nhất: Các mục tiêu đề ra phải phù hợp và thống nhất với nhau để việc thực hiện một mục tiêu nào đó không cản trở đến việc thực hiện mục tiêu khác.
- Linh hoạt: Những mục tiêu đề ra cần phải được xem xét thường xuyên để có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với những sự thay đổi của môi trường nhằm tận dụng được những cơ hội và tránh những nguy cơ có thể xảy ra.
Bƣớc 4: Lựa chọn chiến lƣợc
Xuất phát từ phương án chiến lược phù hợp nhất trong kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động để đưa ra một chiến lược cạnh tranh hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Chiến lược cạnh tranh đó có thế là: chiến lược chi phí thấp, chiến lược trọng tâm hay chiến lược khác biệt hoá. Tuy nhiên khi đưa ra giải pháp thực hiện chiến lược cần lưu ý đến việc gắn kết giữa phương án chiến lược được lựa chọn và chiến lược cạnh tranh.
Bƣớc 5: Tổ chức thực hiện chiến lƣợc.
Để có thể tổ chức thực hiện tốt được chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động đã lựa chọn, các doanh nghiệp thường thực hiện các hoạt động sau:
- Tổng hợp và kiểm tra lại tất cả các căn cứ lựa chọn chiến lược và hệ thống mục tiêu đã đề ra.
- Kiểm tra và đánh giá từ những phản hồi của khách hàng sau đó đưa ra những điều chỉnh để có chiến lược hoàn thiện.
- Đánh giá, điều chỉnh và lập ra các kế hoạch hành động nhằm đảm bảo một cách đầy đủ nhất các yếu tố nguồn lực cho việc thực hiện chiến lược.
- Đánh giá lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, của từng cán bộ công nhân viên và tiến hành điều chỉnh hoặc thay đổi toàn bộ nếu nhà quản trị thấy thực sự cần thiết để đảm cho chiến lược thành công.