a. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Thị trường viễn thông Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh, là một trong ba ngành mũi nhọn của Việt Nam, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành đang diễn ra khốc liệt. Cuộc chiến giá cả, sản phẩm đang được các doanh nghiệp áp dụng mạnh. Đặc biệt đối với dịch vụ viễn thông di động thì nó lại càng quan trọng. Mỗi một doanh nghiệp có một lợi thế nhất định trong cuộc chiến: giá cả, sản phẩm, công nghệ, thương hiệu, khách hàng…Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển dịch vụ Viễn Thông di động của Hanoi Telecom. Vì vậy việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ là rất cần thiết. Hiện nay theo tôi thống kê có 6 đối thủ cạnh tranh với Hanoi Telecom, cụ thể:
* MobiFone:
MobileFone là doanh nghiệp thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa VNPT và Comvik. MobileFone là nhà khai thác hiện đang chiếm 35% thị phần về thuê bao và 39 % thị phần về doanh thu.
- Điểm mạnh.
+ Định vị thương hiệu trẻ trung, năng động và sáng tạo.
+ Chất lượng mạng tương đối ổn định, quảng bá hình ảnh đại lý tốt. + Năng lực tài chính mạnh.
+ Có hệ thống cửa hàng trực tiếp phân bố tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy có được lượng khách hàng lớn và giàu có so với các mạng khác.
+ Hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
+ Dự kiến năm 2007 có thêm 2.7 triệu thuê bao active, cuối năm 2007 có 7,8 triệu thuê bao active, chiếm 31% thị phần.
- Điểm yếu
MobiFone không có tổ chức bộ máy đến cấp tỉnh, phủ sóng các tỉnh vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế.
* VinaPhone:
Là một doanh nghiệp Nhà nước, VinaFone theo thống kê năm 2008 là nhà khai thác chiếm thị phần đứng thứ hai với 34% thị phần thuê bao và 38% thị phần doanh thu.
- Điểm mạnh:
+ Là mạng di động đầu tiên phủ sóng 100% số huyện trên toàn quốc. + Chính sách khuyến mại hữu hiệu.
+ Đội ngũ nhân lực, cơ sở hạ tầng, tần số và kho số khá tốt, lại có sẵn sự hợp tác với các tập đoàn viễn thông trên thế giới.
+ Dự kiến năm 2009 có thêm 1.8 triệu thuê bao hoạt động bình thường, cuối năm 2009 có 1,4 triệu thuê bao active, chiếm 27% thị phần
- Điểm yếu:
VinaFone thiếu tính nhất quán trong tổ chức bán hàng, chất lượng mạng và số thuê bao không thật sự ổn định. Bên cạnh đó còn bị khách hàng phàn nàn về công tác chăm sóc khách hàng. Do vậy hiện nay VinaFone đang gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lại hình ảnh.
* Sfone:
Là liên doanh giữa Saigon Postal telecom và STK của Hàn Quốc. S- Fone hiện chiếm 5% thị phần về thuê bao và 3% thị phần về doanh thu, tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia thị trường viễn thông di động từ tháng 9/2003 bằng công nghệ CDMA.
- Điểm mạnh
+ Ứng dụng công nghệ được xem là rất tiên tiến trên thị trường hiện nay.
+ Trụ sở ở HCM, thị trường lớn, năng động. + Cơ chế Công ty cổ phần khá năng động. + Có BCC với SDL 200 triệu USD
+ Giá cước dịch vụ VOIP hấp dẫn, thu cước thuận tiện.
+ Dự kiến năm 2009 có thêm 700.000 thuê bao active, cuối năm 2009 có 6,8 triệu thuê bao active, chiếm 6% thị phần.
- Điểm yếu.
+ Vùng phủ sóng hẹp, hạn chế về thiết bị đầu cuối. + Tốc độ mạng Voip chậm.
+ Truyền thông chưa mạnh và rộng. + Chi phí đầu tư cao.
+ Cần 1-2 năm ổn định để tổ chức kinh doanh các dịch vụ mới. + Phụ thuộc nhiều vào cơ chế và khả năng kết nối với VNPT
* EVN Telecom:
EVN Telecom là mạng di động của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN). Đã thử nghiệm thành công dịch vụ E-Com và E-Phone từ tháng 11/2005 trên nền công nghệ CDMA 450MHz. Hiện EVN có 300/800 trạm phát sóng và đã phủ đến 64/64 tỉnh lị.
- Điểm mạnh:
+ Ứng dụng công nghệ tương đối hiện đại. + Giá cước thấp hơn so với các mạng khác. + Có khả năng mở rộng mạng lưới nhanh nhất.
+ Dịch vụ PSTN có nhiều ưu điểm nổi bật, không phải kéo dây thuê bao, di chuyển được, kết nối Internet không dây.
+ Dự kiến năm 2009 có thêm 300.000 thuê bao hoạt động bình thường, cuối năm 2009 có khoảng 370.000 thuê bao active, chiếm 2% thị phần.
- Điểm yếu:
+ Gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển dịch vụ di động toàn quốc. + Đội ngũ kinh doanh chưa thích nghi với ngành dịch vụ công nghệ cao nên không có nhiều đột biến, sáng tạo trong kinh doanh.
+ Chăm sóc khách hàng còn chưa có kinh nghiệm.
* Beeline:
- Điểm mạnh.
+ Định vị thương hiệu trẻ trung, phù hợp với giới trẻ. + Định giá cước thấp hơn các mạng khác khoảng 10%
+ Sự xuất hiện chính thức của Beeline trên thị trường viễn thông di động Việt Nam trong năm 2009 đánh dấu thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa nhà cung cấp dịch vụ bằng công nghệ GSM.
+ Sử dụng công nghệ GSM nhà cung cấp dịch vụ Beeline hứa hẹn sẽ đem lại nhiều giá trị gia tăng hấp dẫn hơn nữa.
+ Dự kiến năm 2009 có 300.000 thuê bao active, chiếm 1% thị phần. + Có BCC với Nga 1 tỷ USD.
+ Cơ chế Công ty Cổ phần khá năng động.
- Điểm yếu:
+ Chưa có hạ tầng truyền dẫn.
+ Có ít kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ di động. + Phụ thuộc vào đối tác BCC.
+ Phụ thuộc vào cơ chế và khả năng kết nối với VNPT.
* Viettel:
- Điểm mạnh.
+ Thương hiệu Viettel, Viettel Mobile đã được khẳng định. Điều này đã tạo được niềm tin trong khách hàng.
+ Vùng phủ sóng rộng, giá cả phù hợp với mọi đối tượng từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập tương đối cao.
+ Hệ thống cung cấp dịch vụ rộng khắp (đến cấp huyện)
+ Phản ứng nhanh với các biến động của thị trường, kinh doanh sáng tạo không ngừng tiếp thu cái mới, học hỏi có chọn lọc.
+ Điều hành triệt để và cương quyết.
- Điểm yếu.
Phát triển quá ồ ạt, tình trạng thuê bao ảo lớn. Bộ máy quản lý cồng kềnh. Đầu tư không kịp so với tốc độ phát triển thuê bao làm chất lượng dịch vụ suy giảm.
Dựa vào sự mô tả ở trên chúng ta có thể thấy mỗi một đối thủ đều có những mặt mạnh và lợi thế riêng. Các đối thủ này là một sự đe dọa rất mạnh đến sự phát triển của Hanoi Telecom, trong đó 3 mạng di động lâu đời Viettel, Vinaphone, Mobifone là những đối thủ đáng kể nhất của Hanoi Telecom trong việc giành vị trí dẫn đầu trên thị trường.
b. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Có thể nói rằng thị trường dịch vụ viễn thông di động ở Việt Nam đầy tiềm năng và đầy hứu hẹn đối với các doanh nghiệp, do vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường này ngày càng gay gắt, càng khốc liệt. Với việc Chính phủ phá bỏ thế độc quyền trong cung cấp dịch vụ viễn thông di động và việc chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường, có thể có cả các doanh nghiệp nước ngoài tấn công vào thị trường đầy tiềm năng này.
c. Phân tích các nhà cung ứng
Hanoi Telecom cũng như các nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường luôn bị ảnh hưởng của các nhà cung ứng. Hanoi Telecom luôn phải nhập các thiết bị viễn thông từ các nhà cung ứng nhằm nâng cao chất lượng phủ sóng,
chất lượng các dịch vụ cung ứng tới khách hàng. Tuy nhiên trên thị trường thế giới hiện có rất nhiều nhà cung cấp các thiết bị viễn thông là thuận lợi cho công ty trong việc lựa chọn nhà cung cấp và tránh được sức ép từ phía cung. Ngoài ra tất cả các công ty cung cấp dịch vụ di động đều phải thực hiện kết nối qua nhau, trong đó VNPT có sức mạnh trong việc tạo ra sức ép cho các doanh nghiệp khi kết nối qua họ do họ có cơ sở hạ tầng mạnh, chính vì vậy đây lại là một khó khăn nữa cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hiện nay.
d. Phân tích khách hàng
Khách hàng chủ yếu của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, tỷ lệ khách hàng ở nông thôn còn rất ít so với tiềm năng của thị trường này. Đa phần khách hàng có đặc điểm là ưa thích các sản phẩm dịch vụ có giá rẻ, chất lượng phù hợp, vì vậy tạo ra khoảng trống thị trường cho các doanh nghiệp đi sau khai thác dịch vụ. Nếu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thị trường này thì họ sẽ có được một thị trường rộng lớn.
Mức độ trung thành của khách hàng đối với các nhà cung cấp còn tuỳ thuộc vào tính cách, sở thích và đặc biệt nó phụ thuộc vào chất lượng các dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra cho họ. Có thể thấy mỗi khi các nhà cung cấp đưa ra các chương trình khuyến mại mới là lại thu hút một khối lượng khách hàng từ các nhà cung cấp khác chuyển sang và họ sử dụng đồng thời dịch vụ từ 2 hay nhiều nhà cung cấp, đôi khi hết chương trình khuyến mãi thì họ không còn sử dụng dịch vụ của họ nữa. Điều đó đặt ra cho doanh nghiệp một yêu cầu là làm thế nào có thể giữ được khách hàng ở lại với nhà cung cấp dịch vụ lâu dài, có nghĩa là làm sao để họ trung thành với dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Mức sống ngày càng tăng, mức tiêu dùng cho dịch vụ viễn thông di động cũng vì thế mà tăng theo, nhà cung cấp dịch vụ cần nhận thấy xu hướng này để nắm bắt cơ hội thị trường, sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu người sử dụng trong từng thời kỳ chiến lược.
e. Các sản phẩm thay thế
Đối với dịch vụ viễn thông di động thì các sản phẩm có thể thay thế là Điện thoại cố định và Internet. Hai loại dịch vụ này đều song song tồn tại cùng với dịch vụ viễn thông di động. Đặc biệt với sự xuất hiện của thế hệ điện thoại cố định không dây với khả năng sử dụng các dịch vụ tương tự như điện thoại thì đây lại là một áp lực nữa cho dịch vụ viễn thông di động.