Điều kiện kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 37 - 42)

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo của cả nớc, kinh tế chủ yếu dựa trên nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, dịch vụ và giao lu hàng hóa chậm phát triển. Đa số dân c sống ở vùng nông thôn, phần lớn làm nông nghiệp.

Trong những năm qua, thực hiện đờng lối đổi mới của Đảng và nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 15, Hà Tĩnh đã từng bớc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh đợc chuyển dịch từng bớc theo hớng giảm tỉ trọng của các ngành nông,

lâm, ng nghiệp và tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Năm 2000 tỉ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 13,45% GDP đến năm 2005 đã tăng lên 21,5%; Dịch vụ tăng từ 35,24% năm 2000 lên 36% năm 2005; nông - lâm - ng nghiệp giảm từ 51,31% năm 2000 xuống còn 42,5% vào năm 2005 [18, tr.13].

Các ngành kinh tế của tỉnh bớc đầu có bớc tăng trởng khá. Giá trị sản xuất trong các ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến tăng nhanh, mở ra hớng phát triển có thể khai thác đợc tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng nh thu hút nhiều lao động trong tỉnh.

Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đợc phát triển theo hớng tăng giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác với các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao. Ngời nông dân đã biết chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên phát huy lợi thế của vùng quê mình và phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trờng.

Lĩnh vực thơng mại, du lịch, dịch vụ cũng đợc mở rộng và đạt tốc độ tăng trởng khá. Hoạt động dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trởng GDP của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng ngày càng đợc cải thiện. Hệ thống giao thông đợc xây dựng và nâng cấp, nhiều công trình xây dựng đợc hoàn thành đã làm thay đổi bộ mặt các đô thị và một số vùng nông thôn trong tỉnh.

Phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn, trong những năm qua Hà Tĩnh đã phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trởng kinh tế hàng năm từ năm 2000 đến 2005 trung bình 8,85%.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trởng kinh tế Hà Tĩnh [14]

2001 2002 2003 2004 2005

7,48 8,20 9,09 9,40 9,88

Thu nhập bình quân đầu ngời cũng không ngừng tăng lên từ mức 2,8711 triệu đồng/ngời/năm vào năm 2001 lên 4,579 triệu đồng/ngời/năm vào năm 2005 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: GDP bình quân đầu ngời theo giá thực tế [14, tr.15]

Đơn vị: 1 000 đồng

2001 2002 2003 2004 2005

2.871,1 3.156,3 3.628,3 4.132 4.579

Cùng với sự tăng trởng kinh tế, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và các hoạt động xã hội tiếp tục phát triển, công tác xoá đói, giảm nghèo cũng đạt kết quả tích cực.

Hoạt động văn hoá thông tin đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Giáo dục - Đào tạo tiếp tục phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học, với chất lợng ngày càng đợc nâng lên. Công tác Y tế dân số - Gia đình và trẻ em có bớc chuyển biến tốt từng bớc đảm bảo tốt hơn việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc ngời có công với nớc thực hiện các chính sách xã hội đợc quan tâm về nhiều mặt đã đạt kết quả tốt [18, tr.53].

Tóm lại, tuy là một trong những tỉnh nghèo nhất của đất nớc nhng trong những năm qua, Hà Tĩnh đã cố gắng phấn đấu vợt qua những khó khăn thử thách, giành đợc kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho Hà Tĩnh tiếp tục bớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển bền vững của đất nớc.

Những đặc điểm trên về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh cũng nh quá trình giải quyết việc làm cho ngời lao động, nhất là ngời lao động ở nông thôn.

* Về thuận lợi:

- Hà Tĩnh có điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng với những đặc điểm của nhiều vùng rừng, trung du và đồng bằng ven biển rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nhiều ngành nghề với nhiều loại sản phẩm đặc sản của từng vùng. Đây là điều kiện thuận lợi để Hà Tĩnh đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá, tạo mở nhiều loại hình việc làm thu hút lực lợng lao động của tỉnh, nhất là lực lợng lao động ở nông thôn.

- Hà Tĩnh có lực lợng lao động trẻ, dồi dào. Số lao động có độ tuổi từ 15 đến 24 bổ sung vào lực lợng lao động của tỉnh hàng năm là 18% với trình độ học vấn khá. Đây là đội ngũ lao động có khả năng tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh

- Hà Tĩnh ở vào vị trí trung độ của cả nớc, trên con đờng lu thông giữa hai miền Bắc Nam của đất nớc, chính vì vậy rất dễ hội nhập hội tụ những tiến bộ khoa học kỹ thuật của hai miền, là nơi trung chuyển lu thông hàng hoá từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam trên con đờng quốc lộ 1A và đờng sắt thống nhất. Hà Tĩnh có điều kiện phát triển kinh tế dịch vụ tạo nhiều việc làm cho ngời lao động.

- Trong những năm vừa qua, kinh tế Hà Tĩnh phát triển tơng đối đồng đều với mức tăng trởng khá, tạo ra sự ổn định về việc làm cho ngời lao động. Đặc biệt trong thời kỳ này, Hà Tĩnh đang tạo mọi điều kiện thuận lợi kêu gọi và thu hút đầu t phát triển kinh tế - xã hội “tạo bớc phát triển đột phá về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ”, điều đó đa lại khả năng tạo cơ hội việc làm to lớn cho ngời lao động nói chung và ngời lao động ở nông thôn Hà Tĩnh nói riêng.

* Về khó khăn:

- Hà Tĩnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn cho đời sống và sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp, ngành kinh tế chính của tỉnh, ảnh h- ởng đến thu nhập của ngời lao động.

- Hà Tĩnh có địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, độ dốc lớn từ Tây sang Đông, đồi núi trọc, kết hợp với lợng ma phân bố không đều gây nên hiện t- ợng xói mòn, đất canh tác bị rửa trôi ảnh hởng đến năng suất cây trồng, gây khó khăn cho ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và kết cấu hạ tầng.

- Nguồn tài nguyên của tỉnh phong phú nhng vẫn ở dạng tiềm năng, muốn khai thác đợc phải có sự đầu t lớn cả về vốn và khoa học công nghệ, trong khi đó nguồn vốn của tỉnh còn hạn hẹp, trình độ khoa học công nghệ cha phát triển.

- Trong những năm qua kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trởng khá nhng qui mô kinh tế nhỏ, chất lợng tăng trởng còn thấp, cơ cấu kinh tế cha hợp lý. Tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao (gấp 2 lần mức bình quân chung của cả nớc). Hiện nay Hà Tĩnh đang thu hút đầu t phát triển kinh tế - xã hội tạo nhiều việc làm cho ngời lao động, tuy nhiên kết quả còn hạn chế.

- Ngời dân Hà Tĩnh có truyền thống yêu nớc, cần cù, thông minh, hiếu học, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đây là một thế mạnh để phát triển. Tuy nhiên ngời dân Hà Tĩnh còn nặng quan niệm “làm thầy hơn làm thợ ”, “chịu khổ hơn chịu khó” dễ thoả mãn, t duy kinh tế nhất là sự thích ứng với kinh tế hàng hoá, với cơ chế thị trờng cha cao. Đối tợng này phần lớn tập trung ở nông thôn, chính vì vậy họ thờng cam chịu với hoàn cảnh kinh tế của mình, thụ động trong tìm kiếm việc làm. Một bộ phận dân c khác còn nặng t tởng phải đợc làm việc trong biên chế nhà nớc nên cha mạnh dạn tiếp cận những cơ hội việc làm trong các lĩnh vực khác...

Tất cả những yếu tố trên đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng nh giải quyết việc làm cho ngời lao động cả về đào tạo nghề, tạo mở việc làm và nâng cao chất lợng việc làm cho ngời lao động nhất là ngời lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w