Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho ngời lao động ở nông thôn

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 77 - 79)

vùng có mật độ dân số lớn nhng ngành nghề ít phát triển, ngời dân chủ yếu làm nghề trồng trọt, phụ thêm chăn nuôi tại gia đình, có thu nhập thấp. Chính vì vậy phải gia nhập những ngành nghề mới vào vùng này nh: Phát triển nghề nuôi trồng nấm, tận dụng rơm rạ, nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ để tận dụng thời gian lúc nông nhàn... Mặt khác có thể xây dựng nhà máy chế biến lạc nhân để phát triển sản xuất lạc ở vùng Thạch Hà, Nghi Xuân...

- Đối với vùng núi phía Tây, Nam của tỉnh: Lợi thế về thơng mại nh cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng biển Vũng áng, đờng 8A, đờng Hồ Chí Minh... Chính vì vậy cần tạo ra các tụ điểm mạnh về thơng mại, dịch vụ, tăng mức hàng hoá buôn bán, phát triển thị trờng trong tỉnh với các địa phơng khác. Mặt khác, vùng này còn có lợi thế về lâm sản, chính vì vậy có thể đẩy mạnh công nghiệp chế biến chè, dứa hộp, chế biến dăm gỗ, bột giấy, nhựa thông... ở vùng Kỳ Anh, Hơng Khê...

- Đối với vùng ven biển: Nên tập trung phát triển các nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối...

Hà Tĩnh là một tỉnh nhỏ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, gần 80% dân số ở vùng nông thôn, các nguồn tài nguyên phong phú, nhng chỉ ở qui mô nhỏ. Do vậy, phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề ở nông thôn là hớng phát triển phù hợp để giải quyết việc làm cho ngời nông dân, từng bớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là cơ sở để phát triển CNH, HĐH của tỉnh.

3.1.2. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho ngời lao động ở nông thôn nông thôn

Lực lợng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh, th- ờng nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24 (chiếm đến 79,86%) chủ yếu là lực lợng lao

động mới bổ sung hàng năm, cha có nghề nghiệp ổn định. Chính vì vậy nhu cầu đợc đào tạo nghề đối với những đối tợng này là rất lớn.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của Hà Tĩnh có nhiều bớc phát triển. Các cơ sở đào tạo đã đợc đầu t, xây dựng nh Trờng Công nhân kỹ thuật Việt Đức, Trờng Công nhân kỹ thuật Giao thông, trớc đây chỉ đào tạo công nhân lái xe và phối hợp đào tạo thêm công nhân xây dựng, nay đã đợc phát triển thành trờng kỹ thuật, kỹ nghệ Hà Tĩnh đào tạo đa ngành, với qui mô đào tạo hàng ngàn ngời /năm. Các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm đợc qui hoạch thống nhất với tên gọi là trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm. Đội ngũ giáo viên cũng từng bớc đợc chuẩn hoá.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN, để nâng cao sức mạnh cạnh tranh về nguồn lao động, nhất là lực lợng ở nông thôn và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, công tác đào tạo nghề cho ngời lao động ở Hà Tĩnh cần phải gắn với chiến lợc phát triển nguồn lao động của địa phơng và của cả nớc cũng nh chiến lợc phát triển nguồn lao động trong các ngành nghề và doanh nghiệp. Vì vậy, phải mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho ngời lao động ở nông thôn theo hớng sau:

- Mở rộng liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong địa phơng và các địa phơng trong cả nớc, để tăng số lợng lao động đợc đào tạo.

- Mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức quốc tế để tranh thủ trình độ kỹ thuật công nghệ, nguồn vốn... cho công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lợng đào tạo.

- Liên kế với các cơ sở đào tạo nghề trong cả nớc để thống nhất nội dung, chơng trình đào tạo, phát huy thế mạnh của cơ sở, đồng thời tranh thủ kinh nghiệm, thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở đào tạo lớn.

- Liên kết cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm huy động kinh phí và gắn đào tạo với sử dụng. Kinh nghiệm dạy nghề cho nông dân của các địa phơng cho thấy: dạy nghề cho nông dân phải đảm bảo mục đích ngời lao động phải đợc học và học đợc, làm đợc và đợc làm. Các đơn vị sản xuất

kinh doanh vừa là trung tâm thực hành vừa là nơi đa ra các đơn đặt hàng cho cơ sở đào tạo.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình trờng lớp (của nhà nớc, của t nhân và quốc tế); Có sự liên kết giữa các loại hình để tạo ra các hình thức và mô hình đa dạng, năng động, đáp ứng cầu của thị trờng lao động. Đồng thời có sự liên thông giữa các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề nhằm đa dạng hoá ngành nghề và cấp độ, đáp ứng nhu cầu tìm việc và tự tạo việc làm cho ngời lao động nhất là ngời lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w