Phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 91 - 93)

ở Hà Tĩnh hiện nay, các hợp tác xã là loại hình kinh tế có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Hợp tác xã còn có vai trò và ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội, là cầu nối giữa hộ nông dân với chính quyền, tạo lập mối quan hệ cộng đồng, góp phần tăng cờng tình làng nghĩa xóm, hỗ trợ nhau trong sản xuất và đời sống.

Trong những năm tới, Hà Tĩnh xác định phát triển kinh tế hợp tác xã vẫn là hớng đi cơ bản để phát triển kinh tế, nhất là trong kinh tế nông nghiệp nông thôn, mang lại nhiều việc làm cho ngời lao động khu vực này. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã theo các hớng sau:

- Cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, phi nông nghiệp hiện có. Phát triển các hình thức đa dạng trong các lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến sau thu hoạch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sinh vật cảnh... ở những nơi có nhu cầu và điều kiện.

- Tập trung chỉ đạo để kiện toàn lại các hợp tác xã đã đợc chuyển đổi và xây dựng mới. Tổng kết những mô hình tốt đê rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời tập trung hỗ trợ, kiện toàn các hợp tác xã còn gặp khó khăn để tạo sự chuyển biến đồng đều.

- Ngoài các chính sách u đãi các hợp tác xã nông nghiệp do Nhà nớc quy định, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ mọi mặt tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển, nh:

+ Bố trí mặt bằng cho các hợp tác xã xây trụ sở, sân phơi, xây các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông, lâm, ng nghiệp, diêm nghiệp... đợc miễn tiền thuê đất để sản xuất kinh doanh kể từ khi hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã hoặc mới thành lập đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đến ngày 31 tháng 12 năm 2010.

+ Đợc vay vốn ở các Ngân hàng Thơng mại hay các tổ chức Tín dụng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật với chính sách u đãi.

+ Đợc hỗ trợ 15 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp là 10 triệu đồng; ngân sách huyện, thị xã cấp là 05 triệu đồng, đối với những hợp tác xã mới thành lập hay mới chuyển đổi.

+ Các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn cần tập trung u tiên đầu t cho các hợp tác xã.

+ Đào tạo, bồi dỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã hàng năm về công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tìm hiểu các chính sách phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; không để hợp tác xã lồng ghép với bộ máy chính quyền thôn, xã; tách chức năng quản lý kinh tế hợp tác xã ra khỏi chức năng quản lý nhà nớc. Đồng thời có chính sách thu hút cán bộ quản lý, cán bộ khoa hoạc kỹ thuật về công tác lâu dài tại các hợp tác xã; động viên, khen thởng thích đáng với những cán bộ quản lý hợp tác xã làm việc tốt. Tiến hành việc tham gia đóng Bảo hiểm xã hội đối với cán bộ quản lý hợp tác xã.

- Xây dựng một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp, ng nghiệp, lâm nghiệp kiểu mới hay chuyển đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Ưu tiên hợp tác xã triển khai thực hiện các mô hình thâm canh, trình diễn, chuyển đổi, chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w