Trình độ ngời lao động ở nông thôn còn thấp, cha đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 70 - 72)

cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu hớng có tính qui luật của nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH. Thực chất của xu hớng này là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ thuần nông là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế đa ngành với nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ để tạo thêm việc làm, tăng năng suất lao động và thu nhập cho ngời lao động. Đó là quá trình giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của nền kinh tế, gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động theo hớng giảm số lợng tuyệt đối và tỉ trọng lao động nông nghiệp, tăng số lợng và tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhằm mục đích giải phóng lao động ở ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn. Từ đó, tạo ra

nhiều của cải vật chất và sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động là thớc đo kết quả quá trình CNH, HĐH nền kinh tế đất nớc.

Bảng 2.14: Sự thay đổi cơ cấu GDP và cơ cấu lao động tỉnh Hà Tĩnh [14]

Đơn vị tính: %

Ngành

Năm, tiêu chí Nông, Lâm, Thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Năm 2001 GDP Lao động 49,8885,27 14,068,05 36,066,68 Năm 2003 GDP Lao động 48,21 82,03 16,9810,77 34,817,20 Năm 2005 GDP Lao động 42,5080,19 21,5011,15 36,008,66

ở Hà Tĩnh kinh tế chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh đã từng bớc chuyển dịch theo hớng tiến bộ, phù hợp với quá trình CNH, HĐH. Qua bảng 2.15 cho thấy tỉ trọng nông nghiệp trong GDP và lao động của Hà Tĩnh giảm dần qua các năm từ 2001-2005. Tỉ trọng GDP và lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cả về GDP và lao động còn chậm. Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp chiếm 42,50% GDP toàn tỉnh (gấp đôi so với cả nớc); Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm đến 80,19% lực lợng lao động toàn tỉnh. Trong khi đó ngành công nghiệp chiếm 21,50% GDP, với 11,15% lao dộng và dịch vụ với 36,00% GDP nhng chỉ có 8,66% lao động làm việc trong lĩnh vực này. Sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế gây ra tình trạng thừa thiếu lao động giả tạo. Thừa lao động phổ thông; thiếu lao động có trình độ học vấn cao, lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp. Hơn 80% lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thuỷ sản, ngành kinh tế còn có năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Đa phần đó là những ngời lao động ở nông thôn, lao động phổ thông cha qua đào tạo. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải phóng một phần lao động nông nghiệp, nông thôn thì yêu cầu đặt ra

cho Hà Tĩnh là phải đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề cho họ. Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH “cầu” lao động tăng. Song đa phần công việc lại đòi hỏi ngời lao động lại phải qua đào tạo, có trình độ chuyên môn ở mức độ nhất định. Trong khi hệ thống đào tạo nghề của tỉnh còn cha đáp ứng kịp cả về nội dung lẫn cơ sở vật chất cho nên ngời lao động vẫn cha khai thác đợc cơ hội tìm kiếm việc làm.

Mặt khác, hàng năm Hà Tĩnh xuất khẩu lao động từ 5 đến 6 ngàn ngời, đa số lao động đó phải qua đào tạo nghề. Trong khi đó công tác đào tạo nghề của tỉnh chỉ mới đào tạo trung bình 2000 ngời một năm. Chính vì vậy số lao động đã qua đào tạo của tỉnh từng năm sẽ bị rút dần cho xuất khẩu lao động, dẫn đến nguồn lao động đào tạo cho CNH, HĐH của địa phơng ngày càng thu hẹp. Thực trạng đó đó đòi hỏi Hà Tĩnh phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, xã hội hoá dạy nghề cho ngời lao động, nhất là dạy nghề cho ngời lao động ở nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng nh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và lao động nông thôn theo hớng phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy tăng trởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngời lao động và đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w