Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế xã hôi,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu (Trang 57 - 58)

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ

3.3.Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế xã hôi,

3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất của huyện

3.3.Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế xã hôi,

đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hôi, khoa học - công nghệ

Nội dung này không được đưa vào trong quá trình tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2001 – 2010, nhưng nó được được đề cập trong bản báo cáo thống kê đất đai của huyện năm 2006 và thể hiện trong bản điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2010. Theo chủ trương của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo yêu cầu của UBND huyện Diễn Châu, ban thống kê, điều tra của huyện đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai của toàn huyện cũng như trên từng xã. Trong báo cáo thống kê, mọi kết quả của kiểm kê đã được thể hiện rõ ràng, đánh giá toàn bộ diện tích đất theo loại đất một cách cụ thể và chính xác. Trước hết là đánh giá đối với đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất nông nghiệp của huyện đang còn chiếm tỷ trọng lớn (76,88% diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,65% diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm 33,965 diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 2,52% diện tích đất nông nghiệp. Tiếp đó là đánh giá đới với nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Đất chưa sử dụng vẫn còn khá lớn, chiếm 1,54% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đây cũng là một nguồn đất đai

cho việc phục vụ các mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất và trong kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất góp phần cho sự phát triển của kinh tế xã hội toàn huyện.

Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai năm 2006 đã phân tích khá đầy đủ và chi tiết sự biến động đất đai trong kỳ quy hoạch 5 năm trước, phân tích sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất do các nguyên nhân khác nhau và tất cả những biến động và những nguyên nhân biến động đó đều được phản ảnh rất rõ trong bản báo cáo.

Trong bản điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện cũng đã đánh giá và phân tích bổ sung tiềm năng đất đai gồm: Tiềm năng phát triển nông nghiệp, tiềm năng phát triển công nghiệp, tiềm năng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn, tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ.. Để có được những đánh giá cụ thể về tiềm năng đất đai như thế là do Ban điều chỉnh quy hoạch đã nghiên cứu kỹ lưỡng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện; những điều kiện thuận lợi, thế mạnh phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu (Trang 57 - 58)