Quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 26 - 29)

Truyền thông là một phần tất yếu trong xây dựng thương hiệu. Công tác truyền thông chính xác và tập trung là yêu cầu quan trọng nhất trong một chiến lược truyền thông bao gồm các kế hoạch sau: quảng cáo, khuyến thị, tiếp thị trực tiếp, và quan hệ cộng đồng. Những giá trị thương hiệu phải được truyền đạt một cách nhất quán và rõ ràng theo thời gian trên mọi kênh truyền thông.

4.1. Xây dựng một trang web tốt

Trước đây, hình thức phổ biến nhất mà các doanh nghiệp tiến hành khi quảng bá thương hiệu là quảng cáo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, Internet đang là một phần không thể thiếu được trong hoạt động doanh nghiệp. Khách hàng hiện nay đang có xu hướng chuyển sang sử dụng Internet mỗi khi cần tìm kiếm các nhà cung cấp hay tìm thông tin để so sánh đặc tính và giá cả sản phẩm. Số lượng các giao dịch mua sắm trực tuyến tăng lên không ngừng làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp B2B, B2C cũng được nâng lên đáng kể. Bên canh đó, Internet luôn là một trong những công cụ đơn giản và tiết kiệm nhất mà bạn có thể sử dụng để tiếp thị cho các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Vì vậy, xây dựng trang web là công việc đầu tiên mà doanh nghiệp phải làm khi muốn quảng bá thương hiệu của mình.

4.2. Quảng cáo

Quảng cáo là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất, thể hiện dưới nhiều hình thức: quảng cáo trên truyền hình, trên sóng radio, trên báo chí và tạp chí, trên tờ rơi, panô, áp phích ngoài trời. Mỗi phương tiện quảng cáo khác nhau sẽ mang lại hiệu quả cao thấp khác nhau với những chi phí khác nhau. Tùy từng loại hàng hóa và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà có thể áp dụng linh hoạt các phương tiện quảng cáo. Trong số các phương tiện quảng cáo, truyền hình là phương tiện hữu hiệu nhất do phạm vi ảnh hưởng

rất rộng, có sự kết hợp rất sinh động giữa hình ảnh và âm thanh. Tuy nhiên đây lại là phương tiện quảng cáo đòi hỏi chi phí rất cao. Quảng cáo trên báo chí, tạp chí ít tốn kém hơn nhiều so với quảng cáo trên truyền hình, nhưng phạm vi ảnh hưởng hạn chế hơn. Tuy nhiên, quảng cáo trên báo, tạp chí sẽ chọn lọc đối tượng tiếp nhận thông tin hơn và thời gian sống của báo, tạp chí sẽ cao hơn, vì thế đây được coi là phương tiện khá tốt cho các doanh nghiệp còn hạn chế về tài chính. Để chiến lược quảng cáo thương hiệu có hiệu quả cao nhất, điều tất yếu là phải nghiên cứu tâm lý, đặc tính của nhóm khách hàng mục tiêu, các phương tiện truyền thông hỗ trợ, chính sách của đối thủ cạnh tranh, trong đó có việc hiểu biết quy trình nhận thức thương hiệu của một khách hàng là yếu tố tiên quyết.

4.3. Quan hệ công chúng (Public Relation – PR)

Là một công cụ xúc tiến thương mại nằm cung cấp kiến thức cho công chúng, trong đó bao hàm mục đích thay đổi nhận thức của công chúng đối với một tổ chức hay doanh nghiệp, PR là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu, nhằm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính quyền, tài chính, địa phương, người trung gian, nhà phân phối, nhà cung cấp, cộng đồng để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu. Ngày nay, rất nhiều các công ty đang nỗ lực chuyển một phần kinh phí cho quảng cáo và khuyến mại sang quan hệ công chúng vì nó đạt được những giá trị thương hiệu về mặt tiềm thức, hơn nữa nó ít tốn kém, đối tượng cụ thể và đáng tin cậy. Thông qua PR, doanh nghiệp cung cấp cho giới truyền thông các thông tin, dữ liệu về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, trả lời những câu hỏi của người tiêu dùng, đảm bảo cho Nhà nước thấy rằng ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với xã hội là tốt. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải có những hoạt động đóng góp vào sự phát triển của cộng

đồng. Có thể nói các mối quan hệ với công chúng bao gồm tất cả các hoạt động truyền thông ngoài quảng cáo và bán hàng trực tiếp.

4.4. Marketing sự kiện và tài trợ

Marketing sự kiện và tài trợ là khai thác các sự kiện văn hóa, âm nhạc, thể thao, xã hội để phổ biến thương hiệu dưới dạng trực tiếp tham gia hoặc tài trợ cho đối tượng tham gia. Hình thức này đặc biệt hiệu quả do có ảnh hưởng mạnh tới đám đông và trạng thái xúc cảm của người xem, vì thế sẽ rất thuận lợi cho việc chấp nhận thương hiệu.

4.5. Các hoạt động cộng đồng

Các hoạt động cộng đồng là những hoạt động rất đa dạng từ tham gia các hoạt động cứu trợ, chăm sóc cộng đồng đến các hoạt động từ thiện khác, tham gia các lễ khánh thành, động thổ. Hoạt động này thường mang đến những lợi ích rất thiết thực cho cộng đồng và vì thế ấn tượng về thương hiệu sẽ được lưu giữ khá sâu đậm trong trí nhớ người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w