Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 98 - 99)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Đối với nhà nước

Sự hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ trong lĩnh vực xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt Nam sẽ là chất xúc tác quan trọng để ngày càng có nhiều thương hiệu Việt bước chân ra thị trường thế giới. Dưới đây xin đề xuất một số vấn đề cơ bản để xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam.

Thứ nhất: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển "thương hiệu

mũi nhọn" của quốc gia. Việt Nam hiện nay thực sự chưa có thương hiệu nào nổi bật trên thị trường thế giới. Thực tế đã cho thấy việc xây dựng các thương hiệu mũi nhọn không phải đơn thuần chỉ là mang lại hiệu quả thu được nhiều ngoại tệ qua xuất khẩu, mà còn là ngọn cờ đầu, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khác phấn đấu đi theo. Chính vì vậy, Chính phủ cần có một chương trình thiết thực mang tính quốc gia, để trong 10 - 20 năm nữa Việt Nam phải có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.

Thứ hai: Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thâm nhập thị trường các nước

trong khu vực khi hội nhập AFTA, WTO. Chính phủ nghiên cứu xây dựng chương trình cụ thể từ việc cung cấp thông tin, chỉ ra những cơ hội, những ngành hàng nào sẽ có lợi thế để thâm nhập, tổ chức chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp; đồng thời đề ra chính sách hỗ trợ thiết thực cho từng ngành hàng có lợi thế. Bên cạnh đó, phải có sự theo dõi hỗ trợ kịp thời khi có những phát sinh, giúp cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thành công, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Thứ ba: Chủ động nguồn nguyên vật liệu sản xuất để giảm giá thành,

rút ngắn thời gian sản xuất ra hàng nhanh. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thật sự và dài hạn để kích thích mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, trong đó đặc biệt là vật tư cho các ngành để nội địa hoá nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Chính phủ cần có chính sách tín dụng thuận lợi và ưu đãi đối với doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro và biến động giá cả do ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới.

Thứ tư: Tạo môi trường pháp lý thực sự thông thoáng và thuận lợi cho

cộng đồng doanh nghiệp hoạt động. Trong công việc xây dựng các định chế pháp lý để quản lý doanh nghiệp, Chính phủ cần đứng trên vị trí của doanh nhân để nhìn thấy những nhu cầu thực sự của doanh nghiệp, hiểu rõ được doanh nghiệp cần gì để chủ động cạnh tranh và phát triển. Từ đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động, thay vì sợ doanh nghiệp vi phạm để đưa ra nhiều ràng buộc quá chặt, dẫn đến bó buộc, làm mất đi sự linh hoạt và sáng tạo của các doanh nghiệp. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp trong thời gian qua là hết sức cần thiết, nhưng nội dung chưa đầy đủ.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng thương hiệu là điều hết sức cần thiết. Sự liên kết về thương hiệu đòi hỏi các doanh nghiệp (kể cả vừa và nhỏ) phải đưa ra một mục tiêu rõ ràng và thể hiện việc đăng ký thương hiệu không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài để tránh nguy cơ mất hẳn thị trường vào tay người khác.

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w