Quản trị thương hiệu dựa trên sứ mệnh dài hạn

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 53 - 55)

II. QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU TOYOTA

2. Quản trị thương hiệu Toyota dựa trên những triết lý dài hạn

2.6. Quản trị thương hiệu dựa trên sứ mệnh dài hạn

Những trích lục từ bản tuyên bố về sứ mệnh công ty ở Bắc Mỹ với những tuyên bố của Ford Motors sẽ giúp hiểu thêm sự thành công vững chắc và vượt trội của Toyota.

Sứ mệnh của Toyota Bắc Mỹ

1. Với tư cách là một công ty Mỹ,

Sứ mệnh của Ford

đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cộng đồng và của nước Mỹ. 2. Với tư cách là một công ty độc lập,

đóng góp cho sự ổn định và thịnh vượng của các thành viên trong nhóm.

3. Với tư cách là một công ty thuộc tập đoàn Toyota, đóng góp vào sự phát triển chung của Toyota bằng cách gia tăng giá trị khách hàng.

tế trong ngành ôtô và các dịch vụ sản phẩm liên quan đến ngành ôtô cũng như trong các ngành non trẻ như hàng không, viễn thông và dịch vụ tài chính.

2. Sứ mệnh của chúng ta là không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp chúng ta phát triển trong kinh doanh và đem lại lợi nhuận hợp lý cho các cổ đông, những người sở hữu công ty chúng ta.

Bảng 2.1: Bản tuyên bố sứ mệnh Toyota và Ford (Toyota way – 2004)

Tuyên bố của hàng Ford dường như rất hợp lý. Công ty này quan tâm đến việc trở thành người dẫn đầu trong các sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời mong muốn liên tục cải thiện chúng để có thể phát triển kinh doanh và đem lại cổ tức hợp lý cho các cổ đông sở hữu công ty.

Ngược lại, Toyota không hề nói gì đến các cổ đông, dù rằng vào thời điểm này công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán New York (Toyota được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York (NYSE) năm 1999). Thậm chí họ còn không nói tới chất lượng của các sản phẩm mặc dù như chúng ta đã biết rằng đó chính là giá trị cốt lõi, niềm đam mê của tập đoàn này.

Cứu cánh của Toyota không phải là chế tạo ra một chiếc xe chất lượng để bán chạy và mang lại tiền bạc cho cổ đông. Đấy là một điều kiện để đạt được sứ mệnh của nó. Sứ mệnh chân chính, theo tuyên bố này, gồm ba phần:

- Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế tại lãnh thổ mà công ty hoạt động (những người hưởng lợi bên ngoài).

- Góp phần vào cuộc sống ổn định và khá giả của mọi thành viên của công ty (những người hưởng lợi bên trong).

- Góp phần vào sự phát triển toàn diện của Toyota.

Thông điệp sâu xa ở đây là công ty phải nâng cấp sự phát triển của xã hội nếu không nó sẽ không thể đóng góp gì cho những người hưởng lợi trong và ngoài công ty. Đây chính là lý do để công ty tạo nên những sản phẩm xuất sắc. Toyota thách thức các nhân viên của mình đóng góp cho công ty và ghi dấu ấn lịch sử của công ty. Công ty thành thực mong muốn các nhân viên của mình phát triền và học hỏi thêm, đầu tư thêm cho các công nghệ dài hạn, cũng như đem lại sự hài lòng từ phía khách hàng, để gây dựng sâu trong tâm trí khách hàng về một thương hiệu vững mạnh, với mục tiêu là khách hàng quay lại mua xe trọn đời.

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w