II. QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU TOYOTA
2. Quản trị thương hiệu Toyota dựa trên những triết lý dài hạn
2.2. Quản trị thương hiệu dựa trên lòng tin của nhân viên
Trong những năm đầu thập kỷ 1980, Toyota thành lập một liên doanh với General Motors. Đó là một nhà máy đầu tiên của Toyota ở nước ngoài và họ không muốn đơn độc. Họ đồng ý hướng dẫn GM những nguyên lý của TPS. Toyota đề nghị được tiếp quản một nhà máy sản xuất xe tải nhẹ ở Fremont, California, nhà máy mà GM đã đóng cửa năm 1982 và điều hành nhà máy này theo phong cách Toyota. Ngay từ khi nhà máy được thành lập và quản lý bởi GM, Công đoàn ở đây đã nổi tiếng là hay gây rắc rối đến mức tổ chức cả những cuộc đình công bất hợp pháp. Tuy thế, khi Toyota tiếp quản nhà máy, bất chấp sự khuyến cáo từ GM, họ quyết định thuê lại những công nhân thuộc Công đoàn ôtô, hàng không và nông nghiệp Hoa Kỳ cũng như những cá nhân đại diện cho tổ chức này tại nhà máy.
Dennis Cuneo (hiện nay là Phó Giám đốc phụ trách sản xuất của Toyota Bắc Mỹ, lúc bấy giờ làm luật sư cho công ty này) nói: “Tôi nghĩ việc
làm này làm phía GM ngạc nhiên. Một vài nhân viên phụ trách công tác nhân sự khuyên chúng tôi đừng làm vậy. Nhưng chúng tôi chấp nhận mạo hiểm một cách có tính toán. Chúng tôi biết rằng cần phải có người lãnh đạo lực lượng nhân công trước đây của GM mà có tác động lớn nhất tại nhà máy lại là những người đứng đầu tự phát của lực lượng này. Chúng tôi cần phải thay đổi thái độ và ý kiến của họ. Thế là chúng tôi gửi những người này qua Nhật ba tuần để họ chứng kiến thế nào là TPS. Rồi thế là khi họ quay về Mĩ, tình thế đã xoay chuyển và chính họ là những người thuyết phục những ai còn hoài nghi và nói với những người đó rằng hệ thống sản xuất kiểu Toyota này cũng không đến nỗi nào” (Phương thức Toyota – 2006).
Thực tế là dưới sự quản lý mới của Toyota khi nhà máy này được mở cửa lại vào năm 1984, nó đã qua mặt tất cả các nhà máy khác của GM tại Bắc Mĩ về năng suất, chất lượng, không gian và quay vòng tồn kho. Cuneo bảo rằng chìa khóa ở đây chính là việc xây dựng niềm tin nơi nhân viên.