Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 99 - 104)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2. Đối với doanh nghiệp

Hiện nay trong các công trình nghiên cứu, trong chính sách phát triển của các doanh nghiệp người ta đưa ra rất nhiều các giải pháp khác nhau nhằm tăng cường công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Từ thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, vấn đề cấp thiết đặt ra là để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững, doanh nghiệp cần phải:

Thứ nhất, cần có nhận thức đúng về thương hiệu trong toàn thể đội ngũ

cán bộ, công nhân viên từ cấp lãnh đạo cao nhất cho tới người trực tiếp sản xuất kinh doanh. Như vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục trong doanh nghiệp phải được coi trọng, nhằm tạo ra ý thức thường trực của mọi người về hình ảnh, uy tín doanh nghiệp, về sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp cung cấp.

Thứ hai, doanh nghiệp cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu

trong chiến lược Marketing chung.

Thứ ba, cần chú ý việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở trong và ngoài

nước.

Thứ tư, khi có được thương hiệu mạnh cần coi trọng việc bảo vệ, giữ

gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Muốn vậy, cần coi trọng “chữ tín” trong kinh doanh bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng. Tóm lại, chúng ta có được thương hiệu mạnh đã khó, nhưng duy trì, gìn giữ được thương hiệu còn khó gấp nhiều lần.

Thứ năm, vì thương hiệu thực sự là tài sản vô hình, vô giá của doanh

nghiệp, nên cần được quản lý chặt chẽ.

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế hiện nay, khi mà thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam chưa có chỗ đứng trên thị trường nội địa và thị trường thế giới thì việc kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo dựng cho được hình ảnh chung cho hàng hoá Việt Nam và quảng bá hình ảnh đó với bạn bè quốc tế là vấn đề rất cấp thiết. Tôi đồng ý với ý kiến

cho rằng: “Không chủ động xây dựng thương hiệu là đồng nghĩa với việc phó mặc hình ảnh của sản phẩm Việt Nam cho đối thủ cạnh tranh khai thác một cách bất lợi, và đặt Việt Nam vào thế khó khăn trong việc định đoạt quá trình phát triển kinh tế của mình”.

KẾT LUẬN

Quản trị thương hiệu là một đề tài gợi mở nhiều vấn đề nghiên cứu sâu rộng. Trước hết khóa luận này đã làm rõ khái niệm thương hiệu, phân tích quy trình quản trị thương hiệu và giá trị thương hiệu. Từ định hướng về lý thuyết đó, khóa luận đã đi sâu tìm hiểu quá trình quản trị thương hiệu Toyota và giá trị thương hiệu Toyota. Cuối cùng từ kinh nghiệm quản trị thương hiệu Toyota, khóa luận đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Phát triển các doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam. Một trong những định hướng phát triển doanh nghiệp của Nhà nước là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp một phần rất lớn nhờ vào khả năng xây dựng và phát triển thương hiệu, bởi “Tâm lý người tiêu dùng thường bị lôi kéo bởi

những nhãn hiệu đã định hình và ưa chuộng” (Patrick Moyer).

Tuy vậy, với nhiều doanh nghiệp trong nước, việc tạo dựng và quản trị thương hiệu hiện vẫn là một vấn đề xa lạ và mới mẻ. Không ít doanh nghiệp chỉ chăm chú sản xuất ra sản phẩm mà chưa khai thác, thậm chí để lãng phí, mất mát tài sản khổng lồ mà mình vốn có - đó là thương hiệu. Một số doanh nghiệp khác quan niệm đơn giản tạo dựng thương hiệu chỉ thuần túy là tạo một cái tên cho sản phẩm mà không nhận thức đầy đủ rằng để có một thương hiệu có giá trị là cả một quá trình bền bỉ, với những nỗ lực không ngừng và cần được trợ giúp bởi các kỹ năng và giải pháp chuyên biệt. Từ đó dẫn tới nguy cơ chúng ta không có các thương hiệu lớn, ít danh tiếng và lợi nhuận,

không thể cạnh tranh và thậm chí, không thể tồn tại trong xu thế kinh tế hội nhập và toàn cầu như hiện nay.

Để phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vấn đề thương hiệu. Quản trị thương hiệu Toyota là một bải học đắt giá, gợi mở những giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp Việt Nam vững bước đi lên.

MỤC LỤC

PHỤ LỤC 1PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 2

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w